logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/06/2017 lúc 08:29:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,168

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trong bốn ngày cuối tháng 5, truyền thông quốc tế loan tải hai tin rất đáng chú ý về Mỹ và TC ghìm nhau, thám sát nhau. Một, Mỹ cho chiến hạm tuần tra vào bên trong bãi đá Vành Khăn mà TC đã quân sự hoá. Và hai, TC bố trí hệ thống quan trắc dưới đáy Biển Hoa Đông và Biển Đông. Dưới cái nhìn quân sự hai chuyện này không có gì lạ, là chuyện phải làm, tất yếu phải có. Quân đội mà không có phòng 2, đơn vị hay phương tiện trinh sát, không có tình báo chiến thuật, chiến lược thì không hành quân, tấn công, phản công gì được.

Nhưng phân tích cho thấy cuộc thám sát của Mỹ có tính động và cứng rắn nhứt ở Biển Đông thời TT Trump kể từ khi Mỹ chuyển trục quân sự về vào giữa nhiệm kỳ hai của TT Obama. Và cuộc thám sát của TC có tính tịnh nhưng ở vùng rộng lớn hơn. Nhưng chắc chắn hai bên còn những phương tiện trinh sát khác nữa như máy bay trinh sát có người lái hay không người lái, vệ tinh ngoài thượng tầng khí quyển, dàn ra đa lợi hại của hệ thống lá chắn THAAD Mỹ đã đặt ở Nam Hàn mà TC, Nga, CS Bắc Hàn chống đối kịch liệt. Ngần ấy do thám, thám sát của hai bên TC và Mỹ cho thấy tình hình rất căng thẳng giữa Mỹ và TC ở Á châu Thái bình dương.

Một, về cuộc tuần tra sâu, sát của Mỹ lần đầu tiên trực tiếp phủ nhận chủ quyền của TC đơn phương tuyên bố ở Biển Đông. TT Trump về hình thức vẫn áp dụng thể thức tuần tra có từ thời TT Obama. Nhưng nội dung sâu sát và phủ quyết rõ rệt chủ quyền tự tuyên xưng của TC và khẳng định quyền tự do hàng hải của Mỹ. Làm thế ắt hẳn Hải Quân Mỹ dĩ nhiên được Bộ Quốc Phòng và tư lịnh tối cao quân lực Mỹ là TT Trump duyệt y. Vì đó là cuộc tuần tra đầu tiên trong nhiệm kỳ của TT Trump, cách hành quân có thể gây xung đột võ trang với TC, chắc chắn kế hoạch phải được hệ thống chỉ huy quân lực và chánh trị cao cấp nhứt duyệt xét và chấp thuận. Ngày 25-5 Mỹ cho khu trục USS Dewey tuần tra sâu sát trong vùng 12 hải lý của bãi đá Vành Khăn mà TC đã bồi lấp và xây cất thành khu quân sự.

Song hành với Hải Quân trên biển, Không quân cũng được lịnh cho máy bay P-3 Orion trinh sát gần quần đảo Hoàng Sa trong cùng một ngày.

Như vậy là tàu chiến, chiến đấu cơ của Mỹ cùng xuất hiện một ngày cho công tác thám sát Biển Đông. Thám sát như thế Mỹ muốn nhắn gởi cho TC biết Mỹ không thừa nhận tuyên bố chủ quyền của TC trên Hoàng sa và Trường sa. Chiến hạm USS Dewey đi vào trong vùng 12 hải lý, không phải áp dụng thể thức “qua lại vô hại” mà Luật Biển cho phép như 3 lần trước đây thời TT Obama tuyên bố sử dụng đặc quyền này khi tuần tra vào bên trong vùng 12 hải lý mà TC đã đơn phương tuyên xưng chủ quyền.

Còn kỳ này rõ ràng tàu USS Dewey đã áp sát đá Vành Khăn và tiến hành các hoạt động diễn tập "cứu người rơi xuống biển" và di chuyển hình chữ chi ngày 25-5, khoảng 90 phút, có lúc chỉ cách bờ khoảng 6 hải lý. Hải quân Trung Quốc bám đuôi, cảnh báo và yêu cầu rời khỏi khu vực hơn 20 lần bằng sóng radio, theo USNI News, nhưng Mỹ cứ tiến hành tuần tra và diễn tập.

Chiến đoàn Mỹ chứng tỏ phủ nhận chủ quyền của TC đã tuyên xưng bất hợp pháp và kiểm soát phi pháp tại Trường Sa, chớ không phải vô rồi ra vô hại (innocent passage) theo Luật Biển.

Còn phi cơ của Mỹ P-3 Orion ngày 25-5 tuần thám bị hai chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc chặn nhưng vẫn tiến hành tuần thám trên không phận mà Mỹ cho là thuộc không phận quốc tế, cách Hong Kong 240km, là khu vực nếu xét theo đường chim bay rất gần với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.

Các chuyên gia luật quốc tế nhận định Mỹ đã gửi thông điệp mạnh mẽ, rõ ràng tới Trung Quốc rằng sẽ không công nhận chủ quyền vô lý của Bắc Kinh ở Vành Khăn cũng như cái gọi vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh thực thể nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp.

Hai, TC cũng không phải tay vừa, mở cuộc tuần thám dưới đáy biển bằng hệ thống quan trắc và trên mặt biển bằng luật của TC. Tạp chí chuyên về quốc phòng IHS Jane's hồi đầu tháng 5-2017, cho đăng tải một báo cáo cho thấy Tập đoàn đóng tàu quốc gia Trung Quốc (CSSC) đã công bố chi tiết cái gọi là "Dự án Vạn lý trường thành dưới biển".

Một số quốc gia nhận thấy vị trí đặt dàn quan trắc tại Biển Hoa Đông và Biển Đông là hai nơi TC tranh chấp biển đảo với các nước láng giềng và chống Mỹ chuyển trục quân sự về đây. Nếu không vì nhu cầu quân sự, nhu cầu thám sát tàu lặn của Mỹ và đồng minh Nhựt, Nam Hàn, Ấn Độ, thì hà cớ gì TC làm một công trình mà họ gọi là "Dự án Vạn lý trường thành dưới biển". Nội chữ Vạn lý trường thành đã hàm ý quân sự, là trinh sát, phòng chống đối phương xâm nhập vào.

Một diễn biến khác trước đó của Quốc Hội TC đảng cử dân bầu cho thấy mục đích quân sự của dàn quan trắc của TC. Hồi tháng 2-2017, TC tung ra một dự luật đã được đệ nạp cho Quốc hội Trung Quốc, đề nghị xem xét và thay đổi Luật an toàn hàng hải 1984 của nước này. Theo đó, "chính phủ Trung Quốc có quyền chỉ định các khu vực cụ thể trên biển, ngăn tàu thuyền nước ngoài không đi vào các khu vực này nếu xét thấy nó đe dọa tới an toàn hàng hải. Riêng tàu ngầm nước ngoài, khi đi qua các khu vực này sẽ phải nổi lên mặt nước, treo cờ quốc gia và xin phép trước cơ quan quản lý Trung Quốc".

Trước những minh chứng rất rõ về mục tiêu quân sự của hệ thống quan trắc dưới đáy biển và dự luật kiểm soát tàu trên biển và tàu lặn của dự luật, Thủ Tướng Lý khắc Cường cũng phải thực thà khai báo. Ông tuyên bố gỡ gạc tuyên bố trong chuyến thăm đến Úc hồi tháng 3 vừa rồi. Rằng "Cho dù có cơ sở các thiết bị hay cơ sở quốc phòng nhất định đi nữa, chúng cũng chỉ phục vụ cho tự do hàng hải và hàng không.”

Các chuyên gia vì thế cảnh báo các quốc gia trong khu vực cần tỉnh táo và cảnh giác trước cái "bẫy cung ứng nhân đạo" mà Bắc Kinh đang giăng ra trên Biển Đông. TC giả đạo đức dùng nghĩa cử “cung ứng nhân đạo”, lôi kéo các nước vào chiến lược “công nhận thực trạng mới” của Biển Đông mà TC coi như “ao nhà” của TC.
Vi Anh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.105 giây.