logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/06/2017 lúc 08:57:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,742

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Năm nay thời tiết lạ, mưa từ cuối tháng năm qua tới đầu tháng sáu mà trời hãy còn mưa. Mưa rỉ rả trên mái nhà, mưa trút nước từng hồi theo máng xối như dòng nhớ từ dĩ vãng tràn về; mưa trắng trời hoài niệm, mưa lặng lẽ chân mây. Những ý nghĩ tôi bị anh bạn bẻ đi hướng khác, “Mưa hạ bạ đâu mưa đó ha ông ha!” Ý anh muốn diễn tả những cơn mưa rào, mưa mây mùa hạ trong mịt mù trí nhớ xa xưa. Tôi chỉ còn biết ngồi tủm tỉm cười với tiếng Việt xa quê đã lâu năm của anh bạn hiền lành.

Nhưng rời quán cà phê trong mưa, đội mưa đi chợ. Tay cứ nhấc lên vỉ hẹ tươi xanh đến dăm người ăn cũng không hết mà giá bán không tới hai đồng, rồi lại bỏ xuống vì chợt nhớ bên hông nhà hẹ xanh như mạ non mùa này tràn lan cả lối đi thì cớ chi phải mua hẹ ngoài chợ? Thôi về cắt hẹ nhà cho tròn lời hứa không tiêu xài hoang phí nữa. Dù lời hứa không còn giá trị với thời gian thì người hứa cũng còn tự tại. Nhưng khi tay cầm kéo, tay túm hẹ để cắt, thì tay đâu cầm cây dù để che mưa? Thế là tay kéo, tay dù, đội mưa cùng khóm hẹ xanh um bên hông nhà. Nhìn những lá hẹ rưng rưng nước mưa như vạn vật khóc, lá hẹ xanh non với lá úa vàng như tuổi trẻ với tuổi già thì nước mắt cũng trong veo như mưa. Giá có người cầm hộ cây dù nửa phút là có thể cắt dư hẹ để ăn, nhưng thiếu một bàn tay nên chỉ có mưa và mưa thôi.

Tôi trở vô nhà, xé gói mì gói, bỏ vô tô. Định bấm máy nước nóng vào tô là qua được bữa trưa. Nhưng đầu óc cứ hay lý sự để chuốc phiền: Như vầy thì gọi là mì gói hay mì tô?

Nhớ em từng lý luận: Không phải mì gói vì đã xé toạc gói; nhưng cũng chẳng phải mì tô vì mua gói mì không ai cho thêm cái tô. Không thể ăn mì gói được nếu không có cái tô, cũng không gắp được gì trong tô nếu không có mì gói. Vì thế em gọi là món mì gói bỏ vô tô.

Tôi cầm tô mì gói bỏ vô tô, đi tới đi lui trong căn bếp hoài niệm, nhìn mưa ngoài trời gợi nhớ miên man. Và thật là may, những người bạn nhỏ hôm nay bị mưa nhốt ở nhà cả lũ đầu xanh tuổi trẻ đã xa gia đình. Những cháu du sinh xúm nhau nấu bún bò Huế. Họ mua đầy đủ các thứ, chỉ thiếu cái nồi to nên gọi chú để mượn, và thiếu sư phụ vì cả đám đã từng bao giờ nấu ăn khi còn ở quê nhà với cha mẹ đâu.

Thế là tôi lại đội mưa mà đi, đem cho các cháu mượn cái nồi, chỉ qua loa cho chúng nấu. Tôi ngồi uống trà với ông bạn là chủ nhà cho các cháu du sinh thuê phòng ở trọ. Bạn cứ hình dung ra cái garage đậu xe ở nhà bạn. Khi hai chiếc xe của hai vợ chồng đã vào garage thì chỉ còn lại lối đi khiêm tốn để vào nhà. Thế mà căn garage ấy ở nhà ông bạn tôi được được kê vuông vức ra mười tấm nệm đơn, mười hộc tủ nhỏ, mười móc áo trên đầu hộc tủ, cho mười chú nhóc du sinh ngủ tập thể với nhau để nhẹ tiền thuê phòng.

Tôi ngồi tính nhẩm, bọn trẻ chỉ cần chỗ ngủ qua đêm; được tắm, giặt, có internet để làm bài tập ở nhà là đủ. Hai trăm đô la mỗi tháng cho một chỗ ở với tiện nghi tối thiểu ở Mỹ thì quá rẻ. Nhưng trò chuyện mới biết hai trăm đô la với các cháu hằng tháng phải có để trang trải chuyện chỗ ở lại không dễ chút nào. Trò chuyện với giới du sinh nghèo mới vỡ lẽ, con nhà tư bản đỏ thì trước khi đi du học, cha mẹ họ đã mua nhà ở Mỹ, thậm chí cho luôn cả người hầu kẻ hạ của cậu ấm cô chiêu qua Mỹ để hầu hạ cho vừa ý thói quen con trời. Rồi họ làm gì với điều kiện du học xa hoa đó? Hay chỉ vui xe thể thao cả trăm ngàn đô la một chiếc và tiệc tùng thâu đêm…

Trong khi cũng là du sinh, nhưng đám con nhà giáo viên, công nhân viên trong nước nhưng có tầm nhìn về tương lai cắc củm từng đồng cho con du học, rồi có nuôi nổi chúng đâu. Thế là bọn trẻ con nhà nghèo khoác áo du sinh cùng với áo đồng phục bưng phở, rửa bát, dọn bàn… để tự nuôi sống mình.

Không riêng gì đám trẻ này, tôi đã gặp ở nước Mỹ nhiều người bạn trẻ từ trong nước đang sống đời du học với muôn trùng khó khăn về đời sống. Họ vừa học, vừa làm thêm để kiếm sống giữa cộng đồng người Việt hải ngoại. Hàng ngày, họ nói tiếng tiếng Việt, ăn cơm Việt, hòa nhập vào cộng đồng đồng hương để kiên trì thực hiện ước mơ tươi sáng của họ trong tương lai. Những vất vả tay chân cuống cuồng bưng, bê, dọn, rửa ở nhà hàng, thấy vậy chứ không mệt mỏi bằng cúi mặt trước những ánh mắt đồng hương không chấp nhận họ như một đồng hương; mà cũng chẳng thèm nhìn nhận họ như một người nước ngoài để nói tiếng Anh với nhau theo tinh thần bình đẳng ở xứ sở này. Giữa những cái nhìn xa lạ của những người Việt định cư khi tiếp xúc với du sinh bưng phở, dọn bàn trong nhà hàng Việt thật khó nghĩ! Tôi không dám có ý kiến vì thành kiến nào cũng có nguyên nhân mà chỉ nạn nhân mới hiểu được. Tôi làm sao dám trách người đàn ông trung niên, lịch lãm kia, đã nói thẳng vào mặt con bé du sinh, “nhà hàng này còn ai khác lấy order không? Cô nói cái tiếng gì, nghe chói tai quá!”

Điều tôi không biết nên không dám nói gì, tôi làm sao biết được nguồn gốc của thành kiến của người đàn ông kia. Biết đâu cha anh chết trong tù cải tạo, cả gia đình anh bị chìm tàu vượt biên. Để sau khi anh sống sót một mình thì từ đó mối thâm thù khắc cốt ghi tâm đến chỉ nghe cái giọng bắc thôi là anh đã nổi xung thiên. Tôi không phải nạn nhân nên không thể hiểu được nguyên nhân của thành kiến. Nên tôi chỉ buồn với sự ghẻ lạnh đó! Sự sỉ nhục còn tệ hại hơn cả đuổi một con chó, “đi chỗ khác đi. Đồ chó!” Đó là tâm sự của một cô bé du sinh kể cho chú nhà báo nghe.

Tôi nhớ những ngày anh tôi mới đến Mỹ xa xưa… Anh chỉ đậu xe vào một ô trống ở bãi đậu xe mênh mông của ngôi chợ Mỹ. Chưa có kinh nghiệm gì về kỳ thị nên không biết tránh vài người Mỹ đang đứng hút thuốc và trò chuyện cùng nhau. Anh tôi đậu cái xe trước mặt họ, nên một người Mỹ đã nói với anh tôi, và chỉ tay ra lệnh cho anh: “Đi chỗ khác mà đậu xe đi con heo Trung quốc. Ở đây không phải chỗ của mày.” Anh tôi định bụng trả lời, “Tôi không phải người Trung quốc, và không biết trò chuyện với thú vật đâu con heo trắng!” Nhưng máu lính trong anh khó nhã nhặn được nên dồn hết vào nắm đấm tức giận. Kết quả là người Mỹ đó gãy hết cái răng cửa vì nắm đấm thí mạng của anh tôi khi bị xúc phạm. Anh thì nằm nhà thương hết hai tuần vì bị ba người Mỹ đánh hội đồng tới mềm như trái chuối. Điều còn mãi trong anh là nằm nhà thương ra, anh phải ra tòa, phải bồi thường cái răng gãy cho người Mỹ kỳ thị đó hết hai ngàn đô la vì dù sao anh cũng là người tấn công trước. Ông tòa xử vậy thì chịu vậy chứ kêu oan được với ai trong những năm đầu người Việt đặt chân đến Mỹ. Chuyện đã bốn mươi năm, người lính cũ đã già, một người Mỹ mang răng giả từ khi còn trẻ cũng đã bốn mươi năm. Mỗi người trăn trở với nỗi đau riêng vì thiếu sự bao dung cần thiết trên đất nước hợp chủng quốc này.

Ký ức tôi lùa về một hôm thấy cô bé du sinh ở khu trường Richland College nơi tôi ở. Cô bé băng qua đường để về phòng trọ thôi. Điều khó quên là cô bé bị tay Mỹ đen bụi đời giật mất cái ba lô trên lưng. Tiếng kêu cứu vang động cả góc đường Walnut St với Abram Rd giờ tan học. Nhưng chỉ có những nụ cười lảng tránh của bạn bè đồng hương. Chàng trai nước Việt nào đó nhỏ thó như con chó nhưng tiếng sủa rất vang, “đáng đời tụi Bắc kỳ…!”

Tôi nói với người bạn cùng đi công tác chung với tôi ở trường Richland College về ngày Văn hóa các dân tộc ở Mỹ. Tôi nói, “Em về viết bài cho phóng sự này nhá, rồi gởi cho anh. Anh sẽ đọc, sửa, và chọn ảnh minh hoạ…”

Người bạn trẻ qua Mỹ khi còn ở bậc tiểu học trong nước, nhưng không từ chối viết bài phóng sự bằng tiếng Việt vì cô ta đã chứng kiến từ đầu tới cuối cái tinh thần dân tộc mỉa mai và thành kiến nam bắc đã được người lớn nhồi nhét cả vào đầu bọn trẻ.

Những hồi ức đen trong tôi về những căn chúng cư họ ở, nhưng đêm về là ổ mại dâm. Vấn đề ở họ rất dễ hiểu là nhu cầu cần tiền, nhưng vấn đề lớn hơn là ai là khách mua dâm trong cái thành phố nhỏ như bàn tay này nên ai cũng biết ai… là ai! Khi màn đêm buông xuống, những chiếc mặt nạ đạo đức được gỡ ra khỏi những gương mặt người nổi tiếng ở địa phương. Thế giới tử tế cất đi khăn đống áo dài dâng hương ngày giỗ tổ Hùng vương để con người thật của vài người tôi biết hoan lạc ra sao…?

Và nhìn qua lăng kính không hay thì thường thật ấy cũng có những giá trị riêng của nó. Nhưng nhìn bớt gai góc hơn về nhóm du sinh thì mấy ai tin được là ngoài giới cậu ấm cô chiêu. Mấy ai hiểu cho đám du sinh nghèo phải ở trọ nhung nhúc trong những căn nhà cũ kỹ tồi tàn này là con cái của những trí thức nghèo trong nước. Họ rõ hơn ai hết về nền giáo dục nên thắt lưng buộc bụng gia đình cho con đi du học nhưng chúng phải tự kiếm sống. Ai hiểu cho điều gì sẽ giúp họ bớt cô đơn, lạc lõng, điều gì giúp họ ngẩng cao đầu mà bước? Đó mới là tinh thần dân tộc bị khuất lấp bởi phân tranh quốc cộng, kỳ thị nam bắc; rồi đến hải ngoại với nội địa… Nếu dân trí Việt nam cao hơn thì dân tộc đã không tự sa lầy vào phân biệt đối xử như bây giờ. Bạn đã bao giờ thấy họ trở về trong những căn gác trọ đêm đêm với một câu vọng cổ lỗi nhịp mà chan chứa ân tình trong nỗi nhớ quê xa; nỗi buồn của nỗi nhớ trong tâm tư một chú nhóc cất lên từ ký ức tuổi thơ trong lạc lõng, bơ vơ xứ người.

Nơi đây. Tôi đã từng chứng kiến họ bóc chung cái bánh chưng để ăn Tết. Nhiều bàn tay cùng bóc cái bánh chưng đón tết xa nhà. Họ đón giao thừa với đủ nghi thức ba miền vì dân ở trọ thì đâu có cùng quê. Nhưng tôi đã thấy tấm lòng chung của họ là không tết nơi đâu bằng tết quê nhà qua việc thi nhau gởi ngay hình ảnh vừa chụp xong về gia đình với những lời chúc tết cha mẹ, ông bà thật cảm động. Tôi nghĩ đến mấy cái bánh chưng là quà biếu tết ở nhà. Những chiếc bánh sau khi tiễn khách biếu thì vô thẳng tủ đông đá để chờ cơ hội nào đó nhà đông người mới được bóc ra với hy vọng thôi thì mỗi người ăn giúp một miếng cho hết. Nhiều chiếc bánh chưng nằm trong tủ đông tới bánh mới sang năm thì âm thầm lặng lẽ đi ra thùng rác. Và những chú bé nhà tôi thì sao? “Cái bánh gì kỳ. Khó ăn quá mẹ ơi!”

Tất cả hãy đến đây, xem đám trẻ du sinh cùng nhau bóc bánh để nhớ tết quê nhà, chia nhau đến hạt nếp mồ côi, lẻ bạn, vì một cái bánh chưng thì thấm thía gì với bao tử cả chục người thanh niên…

Hôm nay họ nấu nồi bún hò Huế với đủ hương vị cãi nhau. Bởi đứa Hải phòng thì chê bún hôi, muốn rút tiền hùn lại. Mấy tên nhóc Quảng thì tiá lia Ngũ Hành địa linh nhân kiệt vì ngay bọn chúng với nhau đã cãi cối cãi chày; đám nhóc con Hà nội đổ lên miền trung du thì ngồi lõ mắt ếch mà nhìn vì chưa thấy bao giờ. Những thứ họ chưa từng một lần làm khi ở VN, giờ đây họ lại có nhu cầu thực hiện chúng để thấy mình hiện hữu, để thấy yên tâm vì mình cũng có một nơi để thuộc về. Khoan hãy nói họ sẽ làm được gì cho quê hương, chính những khoảnh khắc đó, chính quê hương, dân tộc đã nâng đỡ họ có thể tiếp tục con đường của mình.

Tôi đã gặp những người Việt rời quê hương du học từ những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước. Họ có chung ước mơ ngày về để phụng sự đất nước. Nhưng thời cuộc đã vĩnh viễn khép lại ước mơ của đời họ. Họ ở lại xứ người và tạo dựng cuộc đời mới với những giấc mơ Mỹ, nhưng sâu thẳm trong lòng họ vẫn là ước mơ về một quê hương thanh bình, ấm no. Họ trò chuyện với tôi bằng tiếng Việt cổ nhưng rất đẹp qua ngôn từ của nhiều thập niên trước. Họ kể cho tôi nghe về những ấp ủ thời trai trẻ của họ, về những con đường, những ngôi trường, những hàng cây của Sài Gòn thuở họ cất bước ra đi, và họ nói về giấc mơ Việt Nam mà họ đã và đang thực hiện cho quê hương dù ở cách xa vạn dặm. Họ nghĩ về dân tộc như nghĩ về chính bản thân mình. Họ hiểu dân tộc mình một cách tường tận, vì thế họ biết mình phải làm gì cho đất nước.

Tôi tự hỏi, đa số họ đều rời xa quê hương từ khi mười tám đôi mươi, phần thời gian họ sống ở nước ngoài đã gấp mấy lần tuổi đời khi ra đi. Vậy điều gì đã gắn kết họ với cội nguồn keo sơn như thế? Tôi hiểu rất cá nhân nhưng tin tưởng chính những bài học vỡ lòng ở bậc tiểu học, rồi đến trung học của một nền giáo dục đậm đà bản sắc dân tộc đã thấm sâu vào họ, sự thấm nhuần văn hoá dân tộc của từng cá nhân để những tháng năm xuôi ngược nơi xứ người, họ vẫn luôn có một quê hương trong tâm tưởng và ước mơ thanh bình, no ấm cho quê hương…

Nhìn lại nền giáo dục trong nước thiếu đầu tư, quan tâm đúng mức của nhà cầm quyền nên trí thức chân chính luôn khát vọng cho con cháu được thụ hưởng một nền giáo dục tốt hơn ở hải ngoại. Tuổi trẻ nào chả khát vọng những bầu trời rộng lớn để lượn bay. Nhưng các em là nạn nhân hai lần, nạn nhân chế độ trong nước suốt thời tuổi nhỏ; khi trưởng thành tự tìm tương lai ở hải ngoại thì lại trở thành nạn nhân của chính đồng hương định cư.

Xin cho các em một ánh nhìn thấu hiểu không dễ. Nhưng ăn chung với các em tô bún bò Huế ba miền vì mỗi đứa mỗi ý theo trí nhớ nghèo nàn về bún bò Huế mẹ tao nấu thế này, thế nọ… Bọn trẻ không phân biệt quê quán của nhau. Chúng chỉ biết là ra tiệm ăn một tô bún bò Huế là hết mười đồng. Nhưng hùn tiền và nấu ở nhà thì mười đồng sẽ ăn được hai tô. Mong rằng những kỷ niệm thời du học này sẽ xóa nhòa phân biệt nam bắc trong thế hệ tương lai khi họ trở về phụng sự đất nước. Và những người Việt định cư thì tiếc gì cái nồi mà không cho bọn trẻ mượn để cùng nấu lại trang sử quê nhà…

Phan

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.106 giây.