TC: Thực Dân Kiểu Mới
Thời Chiến tranh Lạnh, CS Liên xô, CS Trung Quốc, CS Bắc Việt tuyên truyền tố giác Mỹ là “Thực dân kiểu mới”. Và các nước được Mỹ giúp bảo vệ an ninh và viện trợ kinh tế như Việt Nam, Nam Hàn, Đài loan, CS bêu xấu là “thuộc địa kiểu mới” của Mỹ. Nhưng hầu hết các nước Mỹ giúp sau Đệ nhị Thế Chiến và thời Chiến tranh Lạnh không nước nào Mỹ lấy một tấc đất, một thước biển.
Cái cách tuyên tuyền CS ngậm máu phun người lại dơ miệng CS lại tự hại minh. CS là đế quốc nhuộm đỏ, vừa chiếm đất vừa thống trị dân nhiều nước không thua gì Thực dân Anh, thực dân Pháp, Tây ban Nha trong thời kỳ cách mạng cơ khí và tư bản hoang dã.
Người Đông phương có nói ngày xưa quả báo thì chày, ngày nay quả báo thấy ngay hiện tiền. Theo dõi thời cuộc gần đây, người ta thấy TC là một chế độ thực dân kiểu mới, lợi dụng hiệp ước Mậu Dịch Thế giới, xu thế tự do kinh tế, giao thương toàn cầu. TC dùng tiền làm vũ khí mua chuộc nhà cầm quyền tham nhũng, mướn đất cả trăm năm, sang nhượng, liên doanh, hợp doanh, mua đứt các công ty, tập đoàn của một số nước. TC đầu tư để khai thác tài nguyên, ăn cắp khoa học kỹ thuật của các nước mà không mất công, mất của nghiên cứu. Sau đây là thí dụ TC dùng tiền để thực hiện chính sách thực dân kiểu mới, biến các nước lớn, các công ty lớn của các nước tiền tiến Bắc Mỹ, Tây Âu lệ thuộc TC. Nhưng mưu sâu thì hoạ diệc sâu, các nước đang chống chính sách thực dân kiểu mới của TC.
Bắc Mỹ, Mỹ đã chống từ lâu, viết thành sách “Death by China”. Mới dây ngày 11/6/2017, “Hơn 20 nhà lập pháp của Hoa Kỳ đã thúc giục Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin bác “đề xuất” [đề nghị] bán tập đoàn sản xuất các sản phẩm nhôm Aleris cho công ty Zhongwang của Trung Quốc. Từ năm 2012, Tổng Thống Obama đã ra lịnh cấm không cho công ty Ralls Corp gốc TC mua nhà máy điện gió ở Oregon vì lý do an ninh quốc phòng của Mỹ. Nhiều năm trước Quốc Hội Mỹ, Uỷ ban Tình báo Hạ Viện Mỹ sau khi điều tra, không cho hai công ty viễn thông gốc TC là Huawey, Hoa Vi, và ZTE, Trung Hưng mua và sáp nhập các công ty Mỹ và khuyến cáo các công ty Mỹ không liên doanh với hai công ty gốc TC này. Lý do, hai công ty TC này có liên quan với chính phủ và quân đội TC. TT Trump là người chống TC mạnh nhứt khi ứng cử. Canada cũng thế.
Liên Âu, Đức là nền kinh tế mạnh, kỹ nghệ mạnh nhứt Liên Âu lo ngại TC xâm thực kinh tế qua hành động đầu tư ồ ạt vào các ngành sản xuất kinh doanh xương sống của Đức. Chánh phủ Đức quá lo ngại số đầu tư của TC dồn dập vào Đức quá nhanh và quá lớn. Trong sáu tháng đầu năm 2016 TC đã đầu tư 10 tỉ euro vào các ngành liên quan đến sinh mạng kinh tế, an ninh của Đức. Trong sáu tháng đầu năm nay 2017, Trung Quốc đã mua lại 37 doanh nghiệp Đức, với hơn 10 tỉ euro, nhiều nhất châu Âu. Từ đầu thập niên 2000, đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu đã tăng mạnh. Tính đến năm 2016, tổng vốn đầu tư của Trung Quốc ở châu Âu đã lên đến mức kỷ lục là 46 tỷ đôla, tăng đến 90% từ năm 2015.
Đối tượng ưu tiên của các nhà đầu tư Trung Quốc không phải là xúc xích hay bia, mà là các doanh nghiệp tinh hoa nhất. Nên chánh phủ Đức mới đây đã ngăn chặn không cho Quỹ Đầu Tư Phúc Kiến của Trung Quốc (Fujian Grand Chip Investment Fund, FGC) mua lại một cơ sở của công ty điện tử Aixtron. Nhưng TC đã đi trước Berlin, tập đoàn Midea của Trung Quốc đã mua rồi công ty Kuka, nổi tiếng trong lĩnh vực robot với các khách hàng quan trọng như Airbus, Audi hay Mercedes. Tập đoàn Midea cũng đã bỏ ra 4,5 tỉ euro để thâm nhập được vào bộ phận ưu tú của nền công nghiệp Đức.
Còn Pháp siêu cường kinh tế số 2 của Liên Âu, báo Le Figaro của Pháp còn lo ngại hơn. Ngày 27//10/2016 báo động «thói háu ăn của Trung Quốc khiến cả thế giới lo sợ». Năm 2016, Trung Quốc đã chi đến 200 tỉ đô la để đầu tư và mua lại các doanh nghiệp nước ngoài trong mọi lĩnh vực. Con số thống kê sơ bộ này đã khiến nhiều quốc gia châu Âu giật mình và tăng cường kiểm soát, mà Đức là ví dụ mới nhất.
Còn Úc ở Á châu, TC chiếm 1/3 tổng số đầu tư ngoại quốc vào Úc của TC. Nhưng gần đây chánh phủ Úc lo sợ đã nhanh chóng ngăn chặn một số thương vụ của TC vì lý do an ninh quốc gia.
Theo chuyên gia kinh tế Hồ Tinh Đẩu (Hu Xing Dou), thuộc đại học Công Nghệ Bắc Kinh giải thích, Trung Quốc «có ngân quỹ hơn 3.000 tỉ đô la» phục vụ cho «những đầu tư sinh lợi ở nước ngoài, trong bối cảnh thị trường nội địa ngày càng có ít cơ hội» do nền kinh tế chững lại. Không còn hài lòng là «công xưởng của thế giới», Bắc Kinh tìm cách bổ xung những gì còn thiếu: kinh nghiệm-bí quyết và các thương hiệu nổi tiếng mà người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng.
Chiến lược đầu tư ngoại quốc của TC muốn khẳng định vị trí lãnh đạo của Trung Quốc trên mọi lĩnh vực. Trung Quốc tham gia vào hội đồng quản trị và có thể tác động đến chiến lược của các doanh nghiệp Tây phương. Như TC mua hay hùn vào các các công ty sản xuất phim ảnh ở Hollywood, hay các câu lạc bộ bóng đá, một khi nhắc đến những tên tuổi nổi tiếng này (các câu lạc bộ bóng đá hay), người ta buộc phải nhắc đến các tập đoàn Trung Quốc.
Theo báo Le Monde của Pháp, lý do Trung Quốc chuyển hướng đầu tư sang Liên Âu vì Hoa Kỳ quyết định ngăn chặn mọi vụ đầu tư «quá tham vọng» của Trung Quốc.
Hoa kỳ là nền kinh tế hùng mạnh tiên tiến mà còn lo ngại TC dùng đầu tư là vũ khí thực hiện chiến lược thực dân kiểu mới, biến các nước lệ thuộc kinh tế, chánh trị của TC. Bây giờ không những Tây Âu, Bắc Mỹ, Á, Úc châu, các nước lớn mà cả những nước nhược tiểu đều lo ngại chính sách kinh tế xâm thực của TC.
TC đã có cổ phần lớn nhứt nhì là chủ các hải cảng, kinh đào huyết mạch của thế giới, như cảng Pirée của Hy Lạp, cảng Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, kinh đào Suez ở Ai Cập, kinh đào Panama ở Trung Mỹ, Panama mới đây đã cắt bang giao với Đài Loan để bang giao với TC.
Tin sau cùng nói lên cái thế mạnh thực dân kiểu mới của TC ngay tại Liên Âu. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là vị tân tổng thống được cử tri Pháp dồn phiếu thắng áp đảo, và cử tri Pháp cũng dồn phiếu cho Ông có một quốc hội chiếm đa số áp đảo để ủng hộ chủ trương của Ông. Pháp là nước cùng với Đức đứng hàng đầu ở lục địa Âu châu, sau khi Anh tách ra khỏi Liên Âu. Theo tin của RFI, TT Macron ”muốn Ủy Ban Châu Âu có thêm nhiều quyền hành để kiểm soát những dự án đầu tư của Trung Quốc vào Liên Hiệp Châu Âu, nhằm bảo vệ những lĩnh vực công nghiệp chiến lược.” Thế nhưng, theo hãng tin AFP, các lãnh đạo khác của châu Âu, họp thượng đỉnh trong hai ngày 22 và 23/06 ở Bruxelles, bác bỏ đề nghị đó. Đáng buồn cho Âu châu. Đáng lo trước đà thực dân kiểu mới của TC.
Vi Anh