Tháng Bẩy, Đọc Lại Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ:
“Mọi Người Sinh Ra Đều Bình Đẳng”
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ được Quốc hội phê chuẩn vào tháng 7 năm 1776. Bản tuyên ngôn này được soạn thảo bởi ông Thomas Jefferson. Đậy là một văn kiện lập hiến lịch sử của Hoa Kỳ. Bản tuyên ngôn này đánh dấu sự ra đời của U.S.A, một quốc gia độc lập, hoàn toàn tách khỏi nước Anh với nền quân chủ của nước này. Bản tuyên ngôn này quan trọng vì nội dung của nó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn thể nhân loại.
Hồ Chí Minh đã dựa vào nội dung của bản tuyên ngôn này để soạn thảo bản tuyên ngôn cho Việt Nam sau này. Ai trong chúng ta không biết đến câu sáo ngữ:Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc.
Các chữ Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc đều cóp ý của bản tuyên ngôn Hoa Kỳ: Mọi người sinh ra, ai cũng có quyền được sống tự do và được trọn quyền đi tìm hạnh phúc cho bản thân. Chúng ta đang bước vào tháng 7 năm 2012. Thiết tưởng cũng nên đọc lại bản tuyên ngôn này và nhìn xem đảng CS Việt Nam có thực hiện được việc làm đúng theo lời chúng nói hay không, hay chúng ta lại phải thêm một lần nữa nhắc lại lời ông Thiệu: Đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn kỹ việc chúng làm.
Bản Văn (Trích một phần của bản tuyên ngôn Hoa Kỳ).
Trong tiến trình phát triển của nhân loại, khi một dân tộc nào đó cần thiết phải xóa bỏ những mối liên kết chính trị giữa họ và một dân tộc khác và khẳng định trước các lực lương trên toàn trái đất vị thế độc lập và bình đẳng mà các quy luật của tự nhiên và thượng đế đã ban cho họ, thì sự tôn trọng đầy đủ với các quan điểm của nhân loại đòi hỏi họ phải tuyên bố những nguyên do dẫn họ đến sự biệt lập đó.
Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng.
Rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyến được tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc.
Rằng để bảo đảm cho những quyền lợi này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được những quyền lực chính đáng trên căn bản là sự đồng ý của toàn thể người dân.
Rằng bất cứ khi nào một thể chế chính quyền huỷ diệt những quyền lợi này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, cũng lấy căn bản là các nguyên tắc và hình thức tổ chức phải thích nghi sao cho sự an ninh và hạnh phúc của người dân được bảo đảm một cách tốt đẹp nhất.
Sự thận trọng dậy người dân là trong thực tế, một chính quyền được thực hiện từ lâu không nên bị thay đổi vì những lý do đơn giản, nhất thời và kinh nghiệm cũng cho các dân tộc biết rằng khi các sự kiện xấu còn có thể chấp nhận được, thì không nên tự mình làm quan tòa phán quyết để loại bỏ những thể chế mà họ đã quen thuộc. Nhưng khi hàng loạt các hành vi lạm quyền và chiếm đoạt lộ rõ ý đồ áp chế đưới ách chuyên quyền độc đoán, thì họ có quyền và có bổn phận lật đổ chính quyền đó và bổ nhiệm những chiến sĩ mới để bảo vệ nền an ninh của họ trong tương lai.
_____________
-Lời Bàn.
Trên đây là một phần của Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Hoa Kỳ. Bạn đọc nào muốn đọc nguyên văn, xin vào Wikipedia để đọc bản dịch chính thức của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Phần còn lại là những lời kể tội vua nước Anh đã có nhiều quyết định sai trái, dồn các người di dân vào chân tường, lại mướn cả những lính đánh thuê ngoại quốc để đàn áp các người di dân, khiến họ không còn con đường nào khác hơn là đoạn tuyệt với cố quốc. Lời kết luận là sự bố sự thành lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, với tư cách là Quốc Gia, Tự Do và Độc Lập.
Bản Tuyên Ngôn này sau đó đã trở nên kim chỉ nam cho các quốc gia đang tìm kiếm con đường độc lập. Hồ Chí Minh trong bản tuyên bố Độc Lập của Việt Nam sau này cũng đã lấy ý từ bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, vào thời điểm này của nhân loại, đọc lại bản tuyên ngôn nổi tiếng đó, nếu áp dụng cho Việt Nam, thì chúng ta thấy rằng người dân Việt Nam ngày nay đã bị dồn vào bước đường cùng, dưới sự áp chế, dưới ách chuyên quyền độc đoán của đảng Công Sản, giống y như người Hoa Kỳ vào thời ông Thomas Jefferson. Trong hoàn cảnh đó, người Việt Nam có quyền và có bổn phận lật đổ chính quyền , vì sự an nguy và tương lai của họ.
Bác sĩ Trần Mộng Lâm.