logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/07/2017 lúc 11:28:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Từ khi kết duyên với internet, hằng ngày tuy nhận được cả trăm email nhưng tôi chỉ duyệt sơ qua coi bài nào cần thiết đáng đọc thì để lại coi từ từ, còn bao nhiêu tôi delete hết để tránh tình trạng quá tải làm máy bị nghẹt.
 
Những bài hay, thông tin hữu ích hay chuyện tiếu lâm thư giãn sau khi đọc xong, tôi không giữ lại một mình mà thường chuyển đi cho bạn bè tứ xứ với mục đích chia sẻ với họ những gì mình đã thu thập được bằng tất cả thiện chí. Nhớ lại xưa kia, lúc nhân lọai chưa phát minh ra mạng lưới tòan cầu, ngày nào ra lấy thư, tôi đều bâng quơ hy vọng sẽ nhận được một lá thư vớ vẩn của ai đó hoặc của một người bạn cũ phương xa còn nhớ đến mình. Nhưng rốt cuộc chỉ có thư đòi tiền của các công ty điện, nước, gaz, điện thọai hoặc là thư hẹn của nhà thương hay bác sĩ mà thôi. Như vậy thử hỏi có buồn, có thất vọng chán nãn không chớ!. 

Nhưng thời nay nhờ phương tiện internet, thông tin tới vèo vèo trong vòng mấy giây, khỏi phải nôn nóng trông mòn trông mỏi như xưa. Còn gì vui sướng cho bằng, nhứt là thư riêng. Thật là cám ơn internet vô cùng! Giờ đây mỗi ngày, khi mở hộp thư ra thì trong đó đã có khỏang trăm cái ngồi đợi sẵn, biết là sẽ phải xóa bớt nhưng có hề gì, có người gởi cho mình là đã cám ơn không hết sá gì phải delete mỏi tay. Bụng mình nghĩ vậy nên suy ra bụng người tưởng cũng vậy cho nên tôi rất chuyên cần làm sứ giả đưa tin, hăng hái chuyển tiếp lại cho những người tôi quen biết trên mạng ảo. Nhưng ai dè đâu có người vầy người khác, chớ không phải ai cũng như tôi. Có người thích thú cảm kích nói lời  cám ơn. Nhưng ngược lại, có người thì nói như tát nước vô mặt mình “tôi không phải là cái thùng rác đâu mà cứ vứt rác vào đây”. Có người thì bảo “ Trời ơi! cái mail này hổm rày đã có người gởi cho tôi ba bốn lần rồi, “đụng hàng”  mắc công delete quá”. Có người  thì nói “Đừng có gởi cho tôi cái gì có dính dáng tới “chính chị chính em” nữa, tôi chủ trương phi chính trị, phi tôn giáo, tôi không muốn thấy những bài có cờ vàng cờ đỏ, Chúa Phật thần thánh gì hết, đây rồi mắc công sinh giặc cãi cọ chưởi rủa với nhau, phiền lắm!”

Tôi ngẫm nghĩ trong bụng sao kỳ vậy ta! Cờ quốc gia mình mà không muốn thấy, Chúa Phật cũng không chơi, vậy thì tên này chắc là vô tổ quốc vô thần rồi còn gì. Vậy thì nó là người gì, từ đâu tới? Ngay cả người dân VN còn lại trong nước, dù đang sống dưới chế độ cộng sản vô thần mà ai cũng còn giữ nguyên tín ngưỡng của mình. Nhà thờ, chùa chiền, thánh thất mọc lên như nấm mặc dù là của quốc doanh đi nữa. Đó chính là dấu hiệu chứng tỏ rằng con người dù lúc nào thời nào cũng cần nơi nương tựa thiêng liêng. 
 
Bị mắng vốn hoài vậy đó mà tôi vẫn chưa chịu bỏ cái tánh “tà lẹt” của tôi. Không ưa chính trị đạo giáo hả? Vậy thì  tôi chỉ chọn những bài công dân giáo dục, dạy con người biết thế nào là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, biết  giá trị cuộc sống, biết mở lòng yêu thương với nhau với hy vọng ích nước lợi dân, dù nhiều hay ít cũng có thể mang chút ấm áp khích lệ tới cho mọi người. Có lần tôi chuyển bài “Còn Tìm Thấy Quanh Đây Tình Người”, một bài viết nói về tình người vẫn còn tìm thấy được trong xã hội VN thì hôm sau tôi nhận được một bài phản hồi công kích trên diễn đàn rằng:

“Nếu tôi là chị, tôi sẽ về VN ở luôn với CS mà không cần trở về Mỹ vì đọc thấy t/giả nói về VN như một xứ thần tiên “Người với người sống để yêu nhau” . Nhưng tiếc quá tôi lại không phải . Buồn 5 phút . Chúc chị vui mãi và về VN nhiều hơn nữa để có nhiều niềm vui tại VN …, Thái Hòa”

Trời ơi! nói vậy thì oan cho tôi quá đi. Tôi không thể nào làm thinh để người ta dèm xiểm mình như vậy được. Do đó, tôi lập tức viết reply ngay dù lúc đó đã khuya lắm rồi.
 
Thưa anh Thái Hòa,
Vì anh may mắn được sống trên một đất nước tự do dân chủ cho nên anh mới có thể thốt lên những lời mỉa mai xuyên tạc tôi như vậy chớ nếu như anh còn kẹt lại ở VN như bạn bè hay thân nhân của anh thì chắc hẳn anh cũng mong người ở hải ngọai có một cái nhìn thương xót cảm thông cho kẻ bất hạnh đang bị kềm kẹp khốn đốn trong trại tù tập thể cộng sản.

Mong anh đừng hiểu lầm tôi như một kẻ quảng cáo du lịch cho VN. Tôi vượt biên  cuối năm 79, định cư ở Úc cho tới nay và không bao giờ trở lại (chớ không phải chưa). Bài viết của tôi bài nào cũng bày tỏ sự căm ghét cộng sản thì làm sao tôi chịu hạ mình xin xỏ trở về. Làm sao tôi quên được vì đâu mà gia đình tôi và cả triệu đồng bào mình phải liều mạng vượt biển bất chấp mọi rủi ro nguy hiểm đi tìm tự do xin tị nạn ở xứ người sau ngày miền nam thất thủ.  
 
Giờ này đã 1 giờ khuya bên Úc nhưng tôi không thể đợi tới ngày mai khi bị anh hiểu lầm mỉa mai tôi như vậy.
Mời anh đọc một bài thơ mà tôi đã từng gởi trên nhiều diễn đàn để biết lập trường của tôi ra sao trước khi buông lời phán đóan.

Bạn Có Nghĩ

Có bao giờ bạn nghĩ mình may mắn
Được tái sinh trên miền đất tự do
Đêm về không còn thấp thỏm âu lo
Quỷ đỏ bất thần ập vô bắt bớ



Có bao giờ bạn nghĩ mình tốt số
Sống phủ phê trong xứ sở giàu sang
Khi triệu triệu người đói khổ lầm than
Không có miếng ăn dù mẩu bánh vụn

Có bao giờ bạn nghĩ mình hạnh phúc
Được náu nương một đất nước thanh bình
Đã không còn nữa ác mộng đao binh
Để từ đó bạn an cư lạc nghiệp

Có bao giờ bạn thấy lòng hổ thẹn
Sau một thời nhờ sống gởi vinh thân
Đã quên ngày bỏ của chạy lấy thân
Vác mặt về xun xoe bốc thơm giặc 

Tôi đã nghĩ không bao giờ trở lại
Khi quê hương còn đầy dãy bò vàng
Khi dân tình luôn điêu đứng lầm than
Thà suốt đời là lưu vong tị nạn…   

Nói thế không có nghĩa là tôi không muốn nhìn mặt bạn bè thân quyến còn lại nơi quê nhà. Tôi vẫn nhớ vẫn thương, vẫn muốn gặp lại họ, muốn thăm lại mái trường xưa, những con đường cũ, phố chợ ngày nào. Nhưng cứ nghĩ tới cảnh tượng khi về tới phi trường VN, muốn nhập cảnh thì phải qua cái ải lục xét tra vấn của bọn công an hải quan xấc xuợc coi du khách như một tội phạm nếu mình không biết điều làm thủ tục đầu tiên với chúng nó. Bấy nhiêu đó là đã thấy ứa gan, sôi máu, nóng mặt rồi. Đối với những ai còn cha mẹ họ hàng cật ruột phải về thăm thì còn hiểu được, phải rán dằn lòng mà về chớ nếu vô can vô cớ thì tội gì mang đầu về cho bọn tham ô vô luật đó làm khó dễ. Xui xui cự nự với nó, bị nó nhốt thì chỉ có nước ôm hận xuống mồ, phen này đừng mong có cơ hội vượt biên lần thứ hai nhứt là ở cái tuổi gần đất xa trời. 

Đã ba mươi tám năm trôi qua từ khi “giải phóng” nhưng người dân trong nước vẫn còn tiếp tục tìm cách ra đi dưới mọi hình thức như du học, kết hôn, tìm người bảo lãnh tay nghề vv…, thậm chí cho đến chuyện vượt biên nữa. Ai ai cũng hòng ra khỏi thì tại sao tôi lại mong bước vào để bị phán cho cái câu già mà còn ngu!

Ông xã tôi tôi có một ông bạn đại gia gộc, bà vợ là hội viên trong tập đòan doanh nhân gì đó (tôi không biết thuật ngữ vc gọi là sao), bà này ở ngọai quốc nhiều hơn ở trong nước. Đã hai lần qua Úc du lịch, ông bạn này bảo ông xã tôi rằng “tôi có thằng học trò làm trung tá công an ở Tân Sơn Nhứt, ông cứ về chơi đi, tôi kêu nó lấy xe vô phi trường rước ông, không có ai làm khó dễ gì được cả, việt cộng bây giờ hiền lắm rồi, nó sợ mình chớ mình không sợ nó nữa”.

Vấn đề ở đây không phải là sợ hay không sợ nhưng là không thể nhập gia tùy tục, chấp nhận cái chính sách đảng trị độc tài vô nhân quyền của bè lũ cộng sản. Bọn chóp bu ngồi trên đầu trên cổ thiên hạ mặc sức ăn chơi hưởng thụ bỏ mặc người dân đói khổ bần cùng để sản sinh ra đạo tặc với thiên hình vạn trạng ngón nghề lường gạt mánh mung và không biết bao nhiêu tệ nạn xã hội mà thời VNCH chưa từng có bao giờ.

Tôi chỉ có thể nói bấy nhiêu thôi. Nếu nói nhiều thêm nữa thì hóa ra trở mặt với đồng bào mình trong nước mà trong thâm tâm tôi vẫn thấy “bỏ thì thương, vương thì tội”. 

Tóm lại xin đừng quơ đũa cả nắm, ở đâu cũng có người tốt người xấu, không hẳn bất cứ ai sống trong chế độ cộng sản thì đầu óc đều bị nhuộm đỏ theo cộng sản cả, còn người ở hải ngọai là “miễn nhiểm” hòan tòan. Và cũng xin hiểu cho rằng những người còn kẹt lại nơi quê nhà họ cũng rất ước ao có được đôi cánh để có thể bay đến vùng trời tự do như anh và tôi nhưng số mệnh của họ không cho phép. Do đó chúng ta nên thương và thông cảm cho họ hơn là có cái nhìn khắt khe quy chụp bởi vì họ đã không được may mắn như chúng ta và cũng không có con đường nào khác để lựa chọn… 

Người Phương Nam

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.071 giây.