Ngày 3.6.2013, Freedom House đã phát biểu với Hội đồng Nhân quyền LHQ, nêu lên mối quan
ngại trước tình trạng các chính phủ gia tăng việc theo dõi các phương tiện truyền thông. Freedom
House kêu gọi Hội đồng Nhân quyền bàn về việc bảo vệ dữ liệu của người sử dụng Internet, cũng
như quyền riêng tư (right to privacy) của họ, trong cuộc gặp gỡ “đối thoại tương tác” (interactive
dialogue) tại phòng họp của Hội đồng ở Geneva, nơi các chuyên gia, những người đại diện nhà
nước và các nhà quan sát từ xã hội dân sự tập trung để thảo luận bản báo cáo của Báo cáo viên
Đặc biệt về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do chính kiến và tự do ngôn luận.
Ảnh: Liên Hợp Quốc - GenevaPhát biểu của Freedom House, Inc.*
tại Phiên họp thứ 23 của
HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC
27.5.2013 – 14.6.2013Thúc đẩy và bảo vệ tất cả các quyền con người - các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn
hoá, kể cả quyền phát triển (Mục 3 Chương trình Nghị sự)
Báo cáo thường niên của Báo cáo viên Đặc biệt đặc trách thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do chính
kiến và tự do ngôn luận, ngài Frank La Rue.
Cám ơn ngài Chủ tịch!
Freedom House hoan nghênh bản báo cáo kịp thời và thấu đáo của Báo cáo viên Đặc biệt
(Special Rapporteur) về ảnh hưởng của tình trạng các chính phủ theo dõi các phương tiện truyền
thông đối với việc thực hành quyền riêng tư cũng như quyền tự do chính kiến và tự do ngôn luận
của con người. Bản báo cáo đã đánh dấu một bước ngoặt hệ trọng trong hệ sinh thái truyền thông
đang không ngừng phát triển của chúng ta, nơi mà những tiến bộ về công nghệ kết nối đã dẫn đến
những bước tiến kỳ vĩ về khả năng chia sẻ thông tin toàn cầu, trong khi cùng lúc lại gia tăng mối đe
doạ từ việc chính phủ thâm nhập trái phép vào cuộc sống cá nhân của công dân. Công cụ kiểm
soát xã hội thô thiển đó dẫn tới hiện tượng tự kiểm duyệt và tác động trực tiếp đến quyền tự do
ngôn luận, và đây là một vấn đề đang ngày càng trở nên nhức nhối trên khắp thế giới, cả ở những
nước được đánh giá là tự do, tương đối tự do lẫn không tự do về chính trị trong báo cáo đánh giá
hàng năm của Freedom House về các quyền dân sự và chính trị trên thế giới. Chúng tôi đặc biệt
báo động về tình trạng thiếu tôn trọng các quyền cá nhân về riêng tư tại những quốc gia áp bức
nặng nề nhất, chẳng hạn như Trung Quốc, Iran và Việt Nam, nơi mà sự theo dõi của chính quyền
dẫn đến những hệ luỵ nghiêm trọng hơn, nơi không có những phiên toà đích thực còn các phương
tiện truyền thông thì thiếu tính độc lập, và nơi mà các công dân phải đối mặt với tình trạng bị sách
nhiễu, truy bức, hay thậm chí tệ hơn nếu họ phê phán chính phủ.
Theo báo cáo của Báo cáo viên Đặc biệt, tình trạng gia tăng theo dõi và hạn chế sự ẩn danh
(anonimity) làm xói mòn lợi ích của công nghệ truyền thông và làm nhụt những tiếng nói
vô-cùng-quan-trọng-song-lại-bị-biến-thành-nạn-nhân mà nếu không như vậy thì họ đã gặt hái được
nhiều lợi ích từ Internet và công nghệ truyền thông di động, trong đó có các nhóm thiểu số, các
nhà hoạt động và những người bảo vệ nhân quyền. Freedom House đồng ý với ngài La Rue rằng
nếu không thực thi quyền riêng tư cơ bản của con người như đã nêu trong Tuyên ngôn Quốc tế
Nhân quyền thì không có cách nào để đảm bảo cho quyền tự do chính kiến và tự do ngôn luận cả.
Trách nhiệm thiết yếu của Hội đồng Nhân quyền là đảm bảo rằng các quốc gia thành viên của nó
kiên định với nghĩa vụ bảo vệ quyền riêng tư của công dân, bất kể trước sự theo dõi phi pháp
trong nước, sự theo dõi ngoài lãnh thổ trong một hệ thống pháp lý của nước ngoài, hay việc chặn
và chia sẻ dữ liệu bởi một bên thứ ba, v.v. Các thành viên của Hội đồng Nhân quyền cần đi đầu
trong việc cập nhật và tăng cường các luật lệ quốc gia và các chuẩn mực pháp lý nhằm bảo vệ
quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng. Tương tự như thế, các thành viên
Hội đồng cần đi trước trong việc thực hiện một nỗ lực đồng bộ nhằm cập nhật các khung khổ
quốc tế – bắt đầu với một Nhận xét Khái quát (General Comment) mới về quyền riêng tư để thay
thế cho Nhận xét Khái quát 16 – hầu hỗ trợ cho việc nắm bắt và vận dụng các quyền nêu trên
trước sự phát triển của công nghệ và phương thức theo dõi.
Việc theo dõi các phương tiện truyền thông – trừ khi tiến hành trong những hoàn cảnh ngoại lệ
nhất, như là phương thức cuối cùng và dưới sự giám sát của một bộ máy tư pháp độc lập – luôn
đe doạ nền móng của xã hội dân chủ. Các quốc gia làm hại lợi ích của chính mình, cũng như lợi
ích của nhân dân và các ngành nghề trong nước, khi tiến hành hoạt động theo dõi mà không bị giới
hạn về quy mô, thời gian, tỷ lệ hay chịu sự hạn chế của một hệ thống tư pháp độc lập. Những
chính sách và thông lệ như thế còn làm xói mòn nghiêm trọng nguyên lý pháp trị (rule of law) và
gây tác hại đến tính chính danh (legitimacy) và quyền lực đạo đức (moral authority) trong nước và
trên trường quốc tế của chính phủ.
Chúng tôi kêu gọi các thành viên Hội đồng Nhân quyền ủng hộ các khuyến nghị của ngài La Rue
và sử dụng mọi công cụ sẵn có để buộc các chính phủ vi phạm phải chịu trách nhiệm thực hiện
các nghĩa vụ về nhân quyền của mình.
Xin cám ơn quý vị!
* Freedom House giữ quy chế tham vấn đặc biệt với Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên Hợp Quốc
Lê Anh Hùng dịch
Nguồn: Freedom House / Defend the Defenders
Sửa bởi người viết 16/06/2013 lúc 09:42:27(UTC)
| Lý do: Chưa rõ