logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 20/07/2017 lúc 08:40:39(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Có phải mọi chuyện đã trễ ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đã xây các pháo đài trên các đảo nhân tạo để kiểm soát các bầu trời và vùng biển?

Thông tấn ABS-CBN News từ Manila ghi lời Jose Cuisia, cựu đại sứ Philippines tại Hoa Kỳ, nói rằng ông thất vọng khi thấy rằng Hoa Kỳ đã không ngăn cản TQ khi TQ giành chủ quyền và quân sự hóa nhiều vùng Biển Đông.

Dĩ nhiên, Mỹ liên tục đưa ra các kháng thư, kể cả đưa kháng thư ra Liên Hiệp Quốc, nhưng TQ vẫn xây đảo, vẫn lập căn cứ không quân và xây pháo đài trên các đaỏ nhân tạo. TQ chẳng coi thế giới ra gì cả.

Cuisia nhắc rằng chính phủ Mỹ từng đưa ra ba điểm ở Biển Đông: không chiếm đảo hay bãi cạn, không xây dựng, không quân sự hóa [Biển Đông].

Nhưng TQ vẫn làm cả 3 thứ, theo lời Cuisia.

Ông nói, vậy mà TQ không bị ai làm gì, kể cả khi Tòa quốc tế bênh vực Philippines.

Từ khi lên nắm quyền, Tổng Thống Rodrigo Duterte đổi chính sách ngoaị giao, đưa Philippines xa ra khỏi Hoa Kỳ và tới gần Hoa Lục hơn, trong khi bù lại TQ bơm nhiều tỷ đôla đầu tư vào Philippines.

Trong khi đó, bản tin RFI có bản tin “Biển Đông: Không nên hiểu sai việc Indonesia đổi tên vùng biển Natuna” trong đó đưa cái nhìn đa chiều về việc này.

Ngày 14/07/2017, Indonesia đã tiết lộ một động thái cứng rắn chống Trung Quốc trên vấn đề vùng biển quanh quần đảo Natuna của nước này nằm sát Biển Đông. Đó là đặt cho vùng biển này một cái tên Indonesia là «Biển Bắc Natuna». Ngay sau khi thông tin này được loan báo, một số nhà phân tích đã cho rằng Indonesia đã tỏ rõ hơn lập trường chống đường lưỡi bò Trung Quốc, và bắt đầu cứng rắn hơn trên các vấn đề Biển Đông.

Trên trang mạng The Interpreter của Viện Nghiên Cứu Úc Lowy Institute vào hôm nay, 19/07/2017, Aaron L. Connelly, một chuyên gia về Đông Nam Á và Indonesia, đã cho rằng không nên ngộ nhận về việc chính quyền Jakarta đổi tên biển, và động thái đó không hề có nghĩa là Indonesia sẽ có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.

Theo chuyên gia này, về bề nổi thì quả là trong thời gian gần đây, chính quyền Indonesia của tổng thống Joko Widodo đã có nhiều biện pháp nhằm chống lại việc Trung Quốc có hành động lấn lướt tại vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna, mà một phần bị Trung Quốc đưa vào bên trong đường lưỡi bò trên Biển Đông mà Bắc Kinh dùng làm cơ sở đòi chủ quyền.

Trước nhiều sự kiện do Trung Quốc gây ra tại vùng này, Jakarta đã tăng cường lực lượng võ trang trong khu vực, gia tăng tuần tra, cứng rắn thực thi luật pháp trong vùng. Bản thân tổng thống Jokowi đã hai lần đến thăm căn cứ quân sự Indonesia tại Natuna để tỏ rõ quyết tâm bảo vệ quyền lợi trong vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Natuna.

Theo Connelly, một số nhà phân tích đã xem những động thái đó là dấu hiệu cho thấy Indonesia đang áp dụng một cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với các vấn đề Biển Đông. Sau quyết định đổi tên vùng biển quanh Natuna, những lập luận tương tự cũng xuất hiện.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Úc, các hành động của chính quyền Jokowi chỉ thể hiện một thái độ cứng rắn hơn trong việc chống Trung Quốc để bảo vệ các lợi ích của Indonesia, giới hạn quanh vùng Natuna mà thôi, chứ hoàn toàn không phải là chống các hoạt động của Trung Quốc trong phần còn lại của Biển Đông, vốn dĩ còn vi phạm luật pháp quốc tế nghiêm trọng hơn nhiều.

Theo ông Connelly, có rất ít khả năng là Indonesia đứng ra đóng vai trò lãnh đạo trong việc chống lại các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông vì hai lý do:

1) Tổng thống Indonesia đương nhiệm Jokowi rất ít quan tâm tới vai trò lãnh đạo ngoại giao khu vực, khác với người tiền nhiệm Susilo Bambang Yudhoyono, và vị ngoại trưởng năng nổ của ông là Marty Natalegawa.

2) Chính ông Jokowi vẫn tin tưởng rằng sẽ thu hút được vốn đầu tư của Trung Quốc vào các dự án cơ sở hạ tầng mà ông chủ trương. Do đó ông tránh tối đa việc lên tiếng chống lại Trung Quốc.

Theo chuyên gia Úc, phản ứng nhẹ nhàng của Bắc Kinh sau khi Jakarta tiết lộ tin đổi tên biển ở vùng Natuna, cho thấy là Trung Quốc đã thừa biết là việc làm của Indonesia chỉ có ý nghĩa hạn chế.

RFI ghi rằng:

“Đối với ông Connelly, tổng thống Jokowi và các cố vấn của ông tin rằng bằng cách «đánh lẻ» trên vấn đề Biển Đông, Indonesia có thể bảo vệ lợi ích của mình mà không làm tổn hại đến triển vọng đầu tư đến từ Trung Quốc. Cách tiếp cận đó có thể bảo vệ chủ quyền và quyền hàng hải của Indonesia trong ngắn hạn, nhưng sẽ có hại về lâu về dài, nhất là khi cách đi của Indonesia không ảnh hưởng gì đến hành vi ngày càng hung hăng của Bắc Kinh, coi thường luật pháp quốc tế và từ chối đàm phán một cách trung thực về Biển Đông, một vấn đề thiết thân cho toàn khu vực. Tiền lệ Biển Đông còn dự báo không hay về cách hành xử của Bắc Kinh trong những địa hạt khác trong bối cảnh Trung Quốc trở nên mạnh hơn.”

Một bản tin khác của RFI ghi nhận rằng Ngoại trưởng Úc đã phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.

Phát biểu tại Ấn Độ ngày 18/07/2017, ngoại trưởng Úc Julie Bishop, đã lên tiếng xác nhận trở lại rằng Canberra chống lại việc Bắc Kinh bồi đắp và quân sự hóa các đảo nhân tạo tại Biển Đông. Bà Bishop đồng thời cho rằng cần bảo đảm quyền tự do hàng hải trong vùng.

Theo hãng tin Ấn Độ PTI, trong bài phát biểu tại Hội Nghị về Ấn Độ - Thái Bình Dương lần thứ hai, được tổ chức ở New Delhi, ngoại trưởng Úc tuyên bố nguyên văn như sau: «Chúng tôi (tức là nước Úc), tiếp tục chống lại việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo, và quân sự hóa các thực thể đó ở Biển Đông».

Than ôi... có phải là đã trễ chăng?
Trần Khải
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.089 giây.