(Cám ơn Người Quan Sát đã cho tôi trăn trở để viết những dòng này sau khi đọc bài “Liệu
QĐNDVN có đủ bạo tàn để tái hiện một Thiên An Môn ở Việt Nam hay không?” đăng trên DLB
ngày 6/08/2013)
Đây là câu hỏi mà không ai có thể trả lời một cách khẳng định được trước khi sự kiện chưa xảy ra.
Tuy nhiên căn cứ vào bản chất và quá trình của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam cũng như hoàn cảnh
khách quan của thời đại, chúng ta có thể dự đoán được chuyện gì sẽ xảy ra đối với lực lượng này
một khi Việt Nam có những cuộc biểu tình lớn như ở Thiên An Môn Trung Quốc vào năm 1989.
I. Bản chất quân đội của một quốc gia.
Trước hết phải xác định rằng quân đội của một quốc gia từ dân mà có do đó bản chất của quân
đội chính là bản chất của dân tộc thuộc quốc gia đó. Phát xuất từ nhu cầu của người dân, nhiệm vụ
của quân đội là bảo vệ tổ quốc và sự trường tồn của dân tộc.
Vị trí của quân đội trong một quốc gia đứng trên thể chế chính trị và nhà nước của quốc gia đó.
Thể chế chính trị, nhà nước có thể thay đổi nhưng quân đội vẫn luôn luôn tồn tại với tổ quốc và
nhân dân.
Một quân đội chống lại người dân để bảo vệ quyền lợi riêng tư cho một cá nhân, một tổ chức, một
đảng phái hay một tập đoàn nào đó thì chính nó đã phản bội lại bản chất của mình và xóa bỏ vị trí
cao cả của bản thân trong lòng dân tộc để trở thành một tổ chức đánh thuê trong xã hội.
II. Bản chất của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Quân Đội nhân Dân Việt Nam được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng
Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng dưới tên Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng
Quân với lời thề ban đầu:
“Hy sinh tất cả vì tổ quốc Việt Nam, chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để tiêu diệt bọn phát-xít
Nhật-Pháp và bọn Việt gian phản quốc, làm cho nước Việt Nam trở nên một nước độc lập và dân
chủ ngang hàng với các nước dân chủ trên thế giới (Trích lời thề 1 trong 10 lời thề của Đội Tuyên
Truyền Giải Phóng Quân 1944).
Cho dù do bất cứ tổ chức nào, đảng phái nào đứng ra thành lập, với lời thề “hy sinh tất cả cho tổ
quốc” thì trong những tháng năm đầu Quân Đội Nhân Dân Việt Nam xứng đáng là quân đội của
nước Việt Nam trong nhiệm vụ chống Pháp dành lại độc lập cho đất nước.
Tuy nhiên sáu năm sau, khi đã có đủ lực lượng và làm chủ được tình hình, đảng cộng sản thấy
không còn cần thiết phải che dấu âm mưu của mình nên họ đã đặt quân đội nhân dân Việt Nam
dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tổng bí thư đảng cộng sản thông qua chức vụ bí thư quân uỷ
trung ương và thay đổi lời thề của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam như sau:
- Hy sinh tất cả vì tổ quốc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu
thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào cuộc
đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
- Không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước Xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, rèn luyện ý
chí chiến đấu kiên quyết và bền bỉ, thắng không kiêu, bại không nản, dù gian lao khổ hạnh cũng
không sờn lòng, vào sống ra chết cũng không nản chí. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn
nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” (trích lời thề 1 và 3 trong 10 lời thề của Quân Đội
Nhân Dân Việt Nam 1950).
Để thể hiện sự trung thành của mình đối với đảng, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã nghe theo
lệnh của ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản dùng hai sư đoàn chủ lực 304 và 312 đàn áp dã man
hơn 100,000.00 người dân huyện Quỳnh Lưu đứng lên đòi tự do, công bằng xã hội tại Thanh Hóa
vào năm 1956 và gần đây nhất từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 5 năm 2011 Tướng Trần Quang Khuê
Tham mưu trưởng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã điều động quân đội đàn áp hơn 3000.00
đồng bào H'mong tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên biểu tình đòi tự do tôn giáo, công bằng
trong chính sách ruộng đất và chống các vụ khai thác gỗ lậu.
Qua những diễn biến nêu trên chúng ta thấy rằng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã bị đảng cộng
sản làm cho biến chất từ quân đội của một quốc gia có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và sự trường tồn
của dân tộc thành một công cụ của đảng, tuyệt đối trung thành với đảng, chỉ hy sinh cho “tổ quốc
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng” và chỉ yêu “nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa”.
Đây cũng là một bằng chứng cụ thể cho chúng ta thấy được sự ranh ma quỷ quyệt của ông Hồ
Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam ngay từ lúc khởi đầu đã lừa gạt dân tộc Việt Nam, mượn
chính nghĩa giành độc lập dân tộc, huy động xương máu của nhân dân để thực hiện âm mưu
cướp chính quyền, củng cố chế độ và bành trướng chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam và đông
dương.
III. Tác động của thời đại
Tuy nhiên hôm nay chúng ta đang ở trong thập niên đầu của thế kỷ 21, đã 57 năm sau vụ đàn áp
dã man tại Quỳnh Lưu Thanh Hóa, 25 năm sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới hoàn
toàn sụp đổ, chủ nghĩa cộng sản bị loài người vất vào sọt rác, lý tưởng cách mạng vô sản như một
đống bùn sình thối trong lòng các dân tộc đã lỡ tin vào nó. Tại Việt Nam, đảng cộng sản đối với
bản thân thì tư tưởng bị phá sản, đối với nhân dân thì bị cạn kiệt niềm tin chắc chắn những diễn
biến có tính chất lịch sử này phải có tác động nhứt định vào tư tưởng của từng cá nhân trong
Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.
Người đồng chí, thậm chí là người anh em thân thiết nhất của đảng cộng sản Việt Nam là đảng
cộng sản Trung Quốc, nhưng oan nghiệt thay người đồng chí người anh em thân thiết này ngay từ
thuở ban đầu đã sắp đặt sẵn âm mưu lợi dụng và ám hại người anh em của mình để làm lợi cho tổ
quốc của nó. Hơn ai hết chính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là người biết rõ dã tâm và sự tàn ác
của người đồng chí người anh em này qua các hiệp ước mật giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và
Trung Quốc, qua các cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc (1979), bảo vệ đảo Gạc Ma, quần đảo
Trường Sa (1988) và qua những hành động xâm lấn Biển Đông, lũng đoạn kinh tế, xã hội, chính trị
của nước ta hiện nay để từng bước đưa Việt Nam vào tròng thuộc địa của Trung Quốc.
Tình trạng hiểm nghèo của tổ quốc, sự phản bội của Tàu, sự nhu nhược hèn yếu của đảng cộng
sản Việt Nam đã đang và sẽ xói mòn lòng tin vào đảng của đại bộ phận quân nhân trong Quân Đội
Nhân Dân Việt Nam.
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và truyền thông trong thế kỷ này, bức màn sắt do các chế độ
độc tài cộng sản dựng lên đã lụn tàn vô hiệu quả, chân lý và sự thật hiện rỏ trước ánh sáng mặt
trời và lương tâm của nhân loại, nhân dân các nước trên thế giới gần gũi nhau hơn, dễ dàng giúp
đỡ nhau hơn, Việt Nam đang từng bước hòa nhập vào toàn cầu để tồn tại, đảng cộng sản Việt
Nam đã không còn cái thế một mình một chợ, muốn làm gì thì làm đối với đồng bào của mình và
người dân Việt Nam không còn bị đơn độc như dân Quỳnh Lưu Thanh Hóa cách đây hơn nữa thế
kỷ và nhân dân Trung Quốc 25 năm về trước.
IV. Kết luận
Từ những nhận định trên chúng ta thấy rằng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam hiện nay không còn là
một khối đồng nhất như đảng cộng sản mong muốn, do tác động chủ quan của đảng và khách
quan của thời đại, lực lượng này đang bị phân hóa thành nhiều thành phần thể hiện qua ba cho
luồng tư tưởng sau:
1- Tuyệt đối trung thành với đảng, nhắm mắt thi hành mệnh lệnh của đảng dù có phải hy sinh tổ
quốc và đạp lên xương máu của đồng bào.
2- Đã mất lòng tin vào đảng sẵn sàng đứng về phía nhân dân để chống những quyết định sai trái
của đảng để bảo vệ tổ quốc và đồng bào.
3- Cầu an, gió chiều nào ngã theo chiều đó, xem binh nghiệp như là một nghề phải có để sinh
sống và tiến thân.
Để dập tắt một cuộc biểu tình rộng lớn đe dọa đến sự tồn vong của chế độ, đảng cộng sản Việt
Nam chắc chắn sẽ ra lịnh cho quân đội đàn áp như họ đã làm trong quá khứ. Tuy nhiên Quân Đội
Nhân Dân có chấp hành lệnh của đảng hay không còn tùy vào vận nước và phận số của đảng.
Đảng cộng sản Việt Nam chắc hẳn biết rằng nếu có một Thiên An Môn thứ hai xảy ra tại Việt Nam
thì hậu quả khốc liệt nào sẽ đến với họ trước sự trừng phạt của 90 triệu đồng bào Việt Nam và thế
giới.
Cuối cùng xin gởi đến tất cả quân nhân trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam một câu hỏi mà các
anh cần phải trả lời trước tổ quốc và nhân dân của mình, đó là:
Trong trường hợp tổ quốc Việt Nam không do đảng cộng sản lãnh đạo và nước Việt Nam không
phải là xã hội chủ nghĩa như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới thì Quân Đội Nhân Dân Việt
Nam có còn hay không?
Lê Dủ Chân (Danlambao)