logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/07/2017 lúc 11:37:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
MỘT GÓC THƠ NGÔ VĂN QUY – TÂM HỒN CỦA MỘT HUYNH TRƯỞNG LÃNG TỬ

Em là bóng nguyệt giữa trời đêm
Trải xuống vườn ai ánh lụa mềm
Tánh Không! như thể em là có
Mà có trăng rồi hẳn có em
(Nguyệt Ca, Ngô Vân Quy)
Ngô Văn Quy hay Ngô Vân Quy (NVQ), cũng chỉ là một, một con người, một Huynh trưởng, một Phật tử, một nhà thơ, một người Cha, người chồng, người con tầm thường như bao nhiêu con người khác. Khác ở chỗ là con tim của anh thổn thức và rung động theo thời gian hữu hạn và không gian vô cùng. Tâm hồn nghệ sĩ và Phật tánh của anh là nguồn cảm hứng cho thi ca và sinh hoạt với tuổi trẻ, nhất là tổ chức Gia Đình Phật Tử.


Xin mạn phép mở ngoặc nói về anh và GĐPT một chút xíu. Có lần chúng tôi được nghe anh là nhân viên của văn phòng định cư và di trú Los Angeles từ những năm 1975 sau khi vượt biển đến Hoa Kỳ, anh làm việc ởđây cùng với nhạc sỹ Nam Lộc là 2 phụ tá Giám đốc cơ quan nầy cho đến 1995 rời bỏ chức vụ di chuyển về Orange county. Anh cùng với Nguyễn Hoàng Đoan / Khánh Ly làm chủ nhiệm và phụ tá chủ nhiệm tờ báo đầu tiên của tập thể người Việt Nam tỵ nạn HỒN VIỆT và giám đốc chương trình Tivi Việt Nam đầu tiên tại hải ngoại (VNP VIETNAM PROGRAM).  Nhưng thực sự, chúng tôi biết anh là vì tinh thần “nhập thể” của anh nói riêng và của đơn vị GĐPT Long Hoa nói chung. Tinh thần đem đạo vào đời đó cần phải được tuyên dương và nối tiếp. Anh đã thành lập vũ đoàn dân tộc Việt Nam do GĐPT Long Hoa điều hành và cung cấp diễn viên cho các trung tâm băng nhạc thực hiện karaoke như U SING ALONG / LÀNG VĂN, v.v… Anh Ngô Văn Quy, pháp danh, Tâm Nghĩa với huynh trưởng Quảng Pháp cùng những huynh trưởng có tâm huyết đã thực hiện nhiều tuần báo hay nguyệt san Phật giáo trong đó có Hoa Đàm.  Thân tình hơn, thì chúng tôi biết anh từ trại huấn luyện A Dục Lộc Uyển; anh là một huynh trưởng hoạt động thanh niên giỏi. Anh đã làm Liên Đoàn Trưởng cho một trong 5 đơn vị đầu tiên tại Hoa Kỳ, đó là GĐPT Liên Hoa tại Chùa Việt Nam (từ thời Hoà thượng Thích Thiên Ân đến Hoà thượng Thích Mãn Giác). Trong suốt thời gian anh còn sinh hoạt, trại huấn luyện nào, có thể nói, cũng đều có anh tham dự như một thành viên Ban Quản Trại. Ngoài ra, anh góp phần xây dựng và thành lập ba đơn vị: GĐPTBảo Quang, chùa Bảo Quang, Santa Ana, CA. Đơn vị Chơn Nguyên, Santa Ana, CA và Kỳ Viên, Garden Grove, CA.


Trở lại thi ca, hồn Thơ Ngô Văn Quy đa dạng, lãng mạn, chắt chiu, và đầy thiền tính như những bức tranh, tượng mà anh dành dụm, cắc ca cắc củm mang về trong ngôi nhà xinh xinh của mình, để rồi, thưởng thức và tủng tỉng cười với những gì mình đang có. Đó cũng là nghệ thuật Thiền vậy.


UserPostedImage

Viết về Thơ NVQ, không ai nói khéo hơn, chính người bạn thân của anh, Uyên Nguyên. Có lần Uyên Nguyên chia sẻ trong bài viết Thơ Ngô Văn Quy, Cõi Nhất Tâm Trong Mâu Thuẫn Rối Bời rằng, “Ta bước vào thế giới chữnghĩa của Ngô Văn Quy, người thủy thủ cuối đời phiêu bạc với những từ ngữđầy phật lý để ngỡ rằng vườn thơ lãng đãng của anh nhuốm mùi thiền vị. Đâu hẳn vậy, bởi bên cạnh những trang kinh, chuông mõ, hậu liêu, hương nến, vẫn bày biện đủ chiếu giường, chăn gối, lưng ong, tay ngà…Có điều rất rõ, khi biết được nghĩa vô thường hư huyễn nhân duyên, Ngô Văn Quy vẫn xốc xáo trong đam mê, cõi mộng, vẫn hết mình vấn vít với áo lụa, tóc huyền, ngực hồng môi thắm… Làm thơ, Ngô Văn Quy như một lữ khách, dù bôn ba tất bật, vẫn hoài mong được dừng chân trên lộ trình tìm về tịnh mặc, vẫn mong ngồi lại bên những quán đời, rũ bỏ mọi tân toan hệ lụy để nhấp chén trà an tại. Cái tâm Ngô Văn Quy đáng quí và thơ anh đẹp ở điểm nầy. Vậy thì nơi đây, chúng tôi chỉ nhắc về vài hình bóng Mẹ trong thơ của anh vậy.
Kể từ ngày, ‘Khâm Liệm Đời Nhau Tháng Tư Sầu’
Tháng Tư tan vỡ ngồi xây mộ
Cửa huyệt nào đâu để bước vào
Tiền nhân ơi hỡi tôi thất trận
Máu thịt còn đây những rã rời.
Ngô Văn Quy đã phiêu bạt phong trần. Trước tháng Tư đó, chắc anh cũng nhưThuý Kiều “Phong gấm rủ là” để rồi cũng bao nhiều người Việt khác, anh phải sống với ‘hiện tại phũ phàng’ nhưng thật tế với thân phận đầy éo le nghiệt ngã của những người con lưu vong. Trong lúc than van,
"Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường”
Anh khi lưu bạt đó, trải nghiệm của đời này, anh mới hiểu về Mẹ.
Mẹ ơi, gậm nhấm cuộc đời
Con nay hiểu được cả trời yêu thương
Mẹ cho con cõi thiên đường
Để con ngụp lặn giữa vườn nhân sinh.
Mới hiểu về Ba,
Chiều nay con thắp nén nhang
Tủi thân phận, nhớ vô vàn nhớ Ba
Ba ơi, non nước mất rồi
Con xa ngàn dặm một đời lưu vong.
Và mãi cho đến khi Mẹ khuất bóng, thì anh càng yêu thương Người da diết. Có lần, trong ‘Mộng về một thoáng, Mẹ ơi!’, anh viết hai câu thơ, tôi cho là bất hủ.
 ‘Mẹ về có nói gì đâu
Con ôm mặt khóc chia màu tóc sương. ‘Ngô Vân Quy
Thôi thì như nhà thơ Francois Villon, đa tình, đa cảm, tôi tin là NQV không hỏi “Cho tôi hay đâu, ở phương nào? (Dites moy ou, n’en quell pays?)” vì anh đã biết bến bờ nào anh đến, đó là bến Mẹ tịnh yên…
…nhớ sông nhớ nước quê nhà
ngày xưa xa quá quan hà bên kia
Mẹ đi, Ba bỏ đời chia
con đây ngồi với mộ bia ai ngờ
đêm nay ra tận bến chờ
níu tay áo Mẹ đến bờ tịnh yên…(Mộng về một thoáng, Mẹ ơi!)
Vậy xin được trân trọng giới thiệu tập thơ, “Thơ Tôi Có Dáng Em Ngồi” của thi sỹ Ngô Văn Quy do Lotus Inc tái xuất bản.
Sacramento, một ngày thật nóng.
Bạch X. Phẻ
Kính mời tham dự “ĐÊM HẠNH NGỘ TÌNH LAM - Tâm tình và Thơ ca Phật Giáo” tại Miền Bắc California
tại Chùa Phổ Từ, Hayward, CA
địa chỉ: 17327 Meekland Ave, Hayward, CA 94541 
ngày Thứ Bảy 29.7.2017, từ 17:00 giờ đến 21:00 giờ.
Chương trình do Thân hữu Áo Lam tổ chức.
Chương trình buổi sinh họat vào Thứ Bảy, 29 tháng 7 năm 2017, dự định từ 4 giờ chiều cho đến 9 giờ tối, như sau:
- 4 giờ chiều Thân hữu, Huynh trưởng GĐPT họp mặt 
- 5 giờ Dùng cơm chiều thân mật.
- 6 giờ 30 đến 9 giờ tối Buổi Sinh họat "Tâm tình và Thơ ca Phật giáo".

Mọi chi tiết, hãy liên lạc: 
Tâm Thường Định: (916) 607-4066
Quảng Ý - Huỳnh Vĩnh Linh: (510) 390-2410
Thị Nghĩa - Trần Trung Đạo: (781) 424-6811
Uyên Nguyên - Quảng Pháp: (714) 765-9844

Bạch X. Phẻ (Việt Báo)

Sửa bởi người viết 25/07/2017 lúc 11:42:31(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.