Obamacare, Một Bước Vào Thiên Đường …
… lý tưởng xã hội chủ nghĩa hoặc dừng lại với cuộc sống thực tế tự do tư bản.
Thật là ngây thơ khi nghĩ rằng bảo hiểm y tế chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là chăm sóc sức khỏe cho con người!
Xã hội ngày nay không còn đơn giản như thời tiền sử. Con người đeo đuổi hạnh phúc và tồn tại như thế nào đều do nền chính trị, kinh tế, văn hóa, an sinh chưa kể đến những mặt khác như đối ngoại và cả quốc phòng. Chăm sóc y tế dù là yếu tố quan trọng nhất nhì trong các vấn đề của cuộc sống cũng chỉ là một trong cái thực thể toàn bộ không thể tách rời nhau của một xã hội. Chi phí và phương cách thực hiện phân phối, phẩm và lượng, thực chất của các vấn đề hay mọi hoạt động thuộc sản xuất hay tái sản xuất, đầu tư hay tái đầu tư… tất cả đều tuỳ thuộc thể chế chính trị và hình thái xã hội.
Để được sống còn con người chỉ có hai nhu cầu thiết yếu: Lương thực, thực phẩm để duy trì sự sống, là nhu cầu đầu tiên và quan trọng bậc nhất, kế đến là thuốc men và sự chăm sóc về y tế nhằm bảo vệ sự sống. Bỡi tầm quan trọng của hai nhu cầu thiết yếu này mà chúng trở thành mối đe dọa thường trực khi nó bị tước đi.
Dân tộc nào trao quyền cho một nhà nước nắm toàn bộ lương thực, thực phẩm thì quả thật là vô phúc. Hậu quả như thế nào có lẽ không cần nói. Không phải riêng gì đối với cả một dân tộc mà cả cái nhà nước ấy rồi cũng sẽ không tránh khỏi quằn quại, tự hủy. Phương thức quản lý hầu bao - dạ dày nay đã lỗi thời. Bảo hiểm y tế cũng vậy, không ít người khi nghe nhà nước tiến bước đầu tiên nắm quyền chăm sóc sức khoẻ cho dân thì vội mừng không xiết, nhưng nghĩ cho cùng một nhà nước nắm quyền điều hành hệ thống y tế, thuốc men và quyết định sự chăm sóc sức khỏe như thế nào, không phải là một đe dọa sinh tử sao? Câu hỏi này để dành cho người dân sở tại nơi đó và kẻ nào dám yêu chuộng tự do, đòi hỏi quyền lựa chọn cuộc sống, có suy nghĩ khác với tập thể nhà nước hay những ai bất đồng chính kiến.
Mặt khác, hệ thống y tế và bảo hiểm sức khỏe không thể tách rời ngân sách và sự điều hành thu chi kể cả dự trử ngân sách của quốc gia. Và dĩ nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến sự mưu cầu hạnh phúc cá nhân, gia đình và cả xã hội, cả sự phát triển kinh tế của đất nước.
Hệ thống bảo hiểm sức khỏe cũng như nội dung giáo dục của nước tự do tư bản có thể nói là một loại cây không thể nào trồng trên miền đất xã hội chủ nghiã, cộng sản chủ nghĩa và ngược lại, trừ khi thể chế chính trị và hình thái xã hội phải thay đổi theo. Lý do căn bản chỉ có một; đó chính là là quan niệm và định nghĩa về con người khác nhau, chưa nói đến tốt xấu, hay hoặc dở.
Năm 2009, Aug. 27th, Dân biểu Diane Watson (D-LA) ca tụng công trạng của Fidel Castro đã đánh đổ giới giàu có và hệ thống bảo hiểm Y tế mà ông đã thành lập.
Vào năm 2014, thượng nghị sĩ Tom Harkin (DC) Ủy viên bộ Y tế, Giáo dục, Lao động và Trợ cấp Hưu bỗng trở về sau một tuần sang Cuba. Ông đã ca tụng với Washington Time: “Quốc gia nghèo bảo vệ trẻ em tránh chết chóc tốt hơn Mỹ” “[Cuba] một nước nghèo, nhưng có tỉ lệ trẻ em tử vong thấp hơn ở chúng ta” “Tuổi thọ bây giờ cao hơn của chúng ta. Thật là đáng chú ý - Hệ thống bảo hiểm y tế của họ thật là xuất sắc”. Ông ta đề nghị Mỹ nên học theo hệ thống bảo hiểm công cộng của Cuba.
Mới đây, 17/7/2017 Keith Ellison (DC) dân biểu người HG đầu tiên, phó Chủ tịch đảng DC ca tụng hệ thống bảo hiểm y tế của Cuba, Nga, Canada và một số các nước khác: “Tại sao các nước như Cuba, Canada, Nga hoặc nhiều nước khác trên thế giới chỉ chi phí một nửa tính trên đầu so với chúng ta nhưng họ được kết quả bảo hiểm tốt hơn?” Và ông ta tiếp “Và lý do là hệ thống bảo hiểm của chúng ta không soạn ra để giúp cho dân có sức khỏe. Nó không xây dựng để làm cho họ khỏe” “Nó được thành lập để làm giàu cho các tập đoàn” Có lẽ ông đã quên, không cho biết là Cuba có hai hệ thống bảo hiểm sức khoẻ, một cho dòng họ Castro và giới cầm quyền cũng như những thương gia giàu có từ nước ngoài, và hệ thống thứ hai là cho quần chúng.
Năm 2010, Chủ tịch Fidel Castro, chúc mừng TT Barak Hussen Obama và DC đã nắm lấy cơ hội đẩy mạnh luật bảo hiểm sức khỏe. Ông Chủ tịch này gọi sự thông qua luật cải tổ bảo hiểm y tế là một “phép mầu” (miracle). Nhìn từ góc độ của cộng sản, xhcn Cuba, ông nói rất chính xác, không sai chút nào bỡi bộ luật chưa từng thấy trong lịch sử, dài gần 3000 trang, chắc dài hơn thánh kinh, chưa chắc có ai bỏ thời gian tháng này sang tháng kia để đọc, thế mà lưỡng viện Quốc hội Hoa kỳ (DC) thông qua cái một, để rồi sau đó mớt tìm hiểu có gì bên trong như bà Pelosi đã bảo, và cũng để rồi ngày nay cả DC, CH và bình dân bá tánh phải lao đao.
Bài viết “Cải tổ Y tế Trong Hỏa Mù” của tác giả Vũ Linh ra ngày 25/7/2017 trên Việt Báo online đã nói khá đầy đủ về lợi hại của Obamacare. Những khuyết điểm của Obamacare đã hiện bày, ngay cả chính Dân biểu và T.nghị sĩ DC xưa nay tài tình phải đạo chính trị cũng không còn biện hộ mà chỉ đề nghị CH ngồi lại bàn việc sửa đổi sai lầm. Những sai lầm mà CH đã thấy trước và quyết tâm ngăn chặn để bị gán cho cái tội trước đây là “the party of NO” là hàng loạt hảng bảo hiểm bỏ chạy vì thua lỗ, số còn lại thì buộc phải tăng giá để bù lỗ khiến hàng triệu người không kham nổi giá bảo hiểm tăng vọt từ 20%, có nơi lên đến 116 % và tiền khấu trừ tăng đến mức không còn sử dụng được, các hảng trên 50 công nhân phải la làng và tìm cách dùng robot thay người hoặc cắt giờ thành partime job, giảm công nhân … ; đó là chưa kể ảnh hưởng tiềm ẩn đến chất lượng phục vụ lâu dài, kể cả đến ngành học, hay chưa nói tới triệt tiêu canh tranh, có nhiều kẻ hở khiến sâu mọt xã hội có cơ hội nảy nở. Theo tờ Weekly Standard (5:36 pm 18/3/2010) từ mốc thời gian 2014, theo CBO (Congresstional Bedget Office – Văn phòng Hoạch định ngân sách Quốc hội) Obamacare sẽ tốn phí khoản 2 ngàn tỉ dollars trong vòng thập niên (2014-2023) và sẽ tiếp tục gia tăng sau đó. Mừng cho những vị đang được hưởng phúc lợi do chương trình này, nhưng không thể vì thế mà bỏ mặc thực trạng khó khăn ảnh hưởng đến đời sống của đại đa số quần chúng ở vị thế chủ lực của nền kinh tế hoặc không cần quan tâm đến tác động rung rinh nền tự do tư bản mà chương trình này mang lại cho đất nước và xã hội HK.
Không cần làm thịt vì đàng nào thì số phận của Obamacare cũng đang treo trên sợi chỉ. TT Trump tuy phải đối đầu nhiều mặt nhất là điếc tai với tên của Putin và Nga, một cường quốc nguyên tử đáng ngại, do TTDC mổ xẻ, khoa dùi, đào mỏ “thông đồng” và truyền tụng hàng ngày, ông vẫn thường xuyên thúc đẩy CH hoàn thành bộ luật “gỡ bỏ và thay thế Obamacare” mà người dân đã bỏ phiếu cho ông. Không có trống kèn nhưng không khí khá ồn ào vì các phe phái trong CH kèn cựa từng chi tiết của dự luật mới khiến dân chúng Hoa Kỳ hồi hộp chú ý, kẻ mừng vui chờ đợi và cũng có người chửi rủa. Cuối cùng hôm 4/5/2017 Hạ viên cũng thông qua dư luật vừa hủy bỏ Obamacare vừa thay thế bằng luật mới “Bảo hiểm y tế cho người Mỹ” (American Health Care Act of 2017 (H.R. 1628) hoặc Better Care Reconciliation Act of 2017 viết tắt là AHCA or BCRA).
Sau đó, Thượng viện bắt đầu rục rịch làm việc, các phe nhóm CH trong thượng viện bất đồng ý kiến với nhau về phương thức làm việc và cả nội dung bộ luật cho đến 26/7/2017 họ mới thông qua bản Kiến nghị nhằm cho phép Dự luật một phần chỉ Gỡ bỏ Obamacare (Repeal Obamacare) được đem ra tranh luận. Bản kiến nghị được thông qua, và cuộc bỏ phiếu được tiến hành sau khi tranh luận. Kết quả toàn bộ DC cộng thêm 7 Nghị sĩ CH Lamar Alexander (Tenn.), Shelley Moore Capito (W.Va), Susan Colins (Maine), Dean Heller (Nev.), john McCain (Ariz.), Liza Murkowski (Alaska) và Rob Portman (Ohio) bầu “No”mặc dù trước đây, vào tháng 12 năm 2015 họ đã bầu “YES”. Dự luật tách riêng đã không được thông qua. (vì chỉ có 45/55) Điều này cũng không khó hiểu lắm. Sự thay đổi ý kiến trong chính trị tùy thời điểm, thực tế của vấn đề và tùy ở mấy chân ghế hoặc lưng dựa “lobby’ của chính trị gia. Điều quan trọng cần biết là dự luật này chỉ là một phần (Repeal Only) của toàn bộ dự luật chứ không phải như đã có tin loan tin thất thiệt. Dĩ nhiên CH sẽ trở lại thảo luận dự luật trọn vẹn có hai phần, vừa gỡ bỏ vừa thay thế như lúc ban đầu. Chưa ai biết sẽ có kết quả thế nào và bao lâu nữa mới có.
Quí vị DC tiếng tăm đồng loạt cho rằng bộ luật của CH thông qua sẽ giết chết hàng ngàn ngàn người mỗi năm để có tiền bù vào sự cắt giảm thuế cho nhà giàu. Nói như thế e rằng chẳng những khó có người tin mà còn tỏ rõ sự tuyên truyền thái quá nếu không nói là vụng về. Quí vị nào đang chờ cơ hội làm giàu có lẽ cũng không điên gì bỏ tiền kinh doanh quan tài.
Và mới đây, hôm Chủ nhật 23/7/2017, Chủ tịch khối thiểu số (DC) ở Thượng viện, ông Chuck Schumer đã có mặt trên show của George Stephanopoulos, ABC - một trong những đài thiên DC. Ông ta đã tự thú trước bình minh rằng DC không cho dân biết là họ đại diện cho cái gì và đó là lỗi của DC; khi đã thất cử cho một bên có 40% cử tri ủng hộ (tỉ lệ này dĩ nhiên thiên lệch vì kết quả đã chứng minh ngược lại), DC nên soi gương và nhận sai lầm là đã không phổ biến cho dân biết là mình đại diện cho cái gì, ngay cả đến ngày nay tỉ lệ cho thấy dân chúng có 37% nói rằng DC đại diện cho vài điều gì đó (“stand for something”) trong khi 52% tin rằng đảng DC chỉ đại diện để chống TT Trump. Như vậy là lâu nay, cứ lo tấn công chỉ chỏ người ta mà DC quên soi gương xem mặt mũi mình ra sao. Ông cũng cho hay DC đang có khẩu hiệu mới là “Giao dịch tốt hơn, kỹ năng tốt hơn, việc làm tốt hơn, lương bỗng cao hơn” (Better deal, better skills, better jobs, better wages). Khi được hỏi tại sao phải lâu như vậy mới phổ biến nhưng trong khi vận động tranh cử lại không có, ông trả lời: “Tôi không biết tại sao không vận động, chúng ta đều chịu chê trách chứ không riêng người nào…”. Cái logo như thế có hấp dẫn không? Đây là câu hỏi dành riêng cho người ủng hộ DC. Riêng bình dân thong thả chỉ thấy nó chẳng những không có gì mới lạ vì đây là những gì ông Trump đã - nói đâu, làm đó và đang trên đà thắng lợi 6 tháng nay rồi, mà nó còn đến muộn màng như người rao hàng trễ, khi phiên chợ chiều đã tan. Hơn thế nữa, DC đã đào quá sâu vào trong kho tàng “Thông đồng với Nga” chẳng những không tìm được của qúi mà không chừng còn chọc thủng đến sau lưng phe mình.
TTDC và DC hồ hởi hết lần này đến lần khác khi có chút manh mối, nhưng cuối cùng không có cái nào vừa với cái khuôn đúc trước: “thông đồng với Nga”. Căn cứ vào lời của ông Chủ tịch, bình dân nghĩ có lẽ ông cũng đã nhận ra lâu nay DC cứ nhắm mắt xây chướng ngại và tấn công tới tấp, và nay xem chừng sắp đụng đầu vào tường nên phải quay đầu nhìn lại đống đổ nát trước khi gió đổi chiều.
Gió như đang đổi chiều; nhân viên của bà cựu chủ tịch DC Wasserman, ông Imran Awan bị bắt vì tội gian lận tiền bạc nhà bank, cố ý bỏ trốn và còn có thể liên quan đến trang thiết bị truyền thông. Theo The Hill, Politico, và các báo khác, ông này làm việc cho DC về kỹ thuật truyền thông (Information Technology/IT) nhiều năm. Ngoài ra quan hệ trách nhiệm giữa bà Lynch cựu Bô trưởng Tư pháp và ông Comey, giám đốc Cảnh sát Liên bang trong vụ điều tra email của bà Clinton và những scandal của bà Clinton dọn dẹp chưa sạch sẽ nên có thể bị khui lại do chính DC cố tình đào quá sâu phía ông Trump mà chạm đến điểm yếu của mình.
Cũng trong buổi phỏng vấn này, nhân lúc CH đang rối ren, vì bất đồng ý kiến trước dự luật bảo hiểm y tế, Chủ tịch Chuck Schumer (DC) cũng huỵch toẹt điều mà lâu nay DC vẫn úp mở; đó là Bảo hiểm nhà nước kiểu xhcn sẵn sàng (Single Payer.) - “Single payer healthcare is “on the table” for Democrats.”
Từ lời nói của cựu TT Obama khi vận động tranh cử đã để lại nhiều nghi ngờ đến việc các Dân biểu, Nghị sĩ DC nói trên, sau khi đi Cuba về đã ca ngợi hệ thống bảo hiềm của Cuba, đến cựu Chủ tịch Thượng viên Harry Reid (DC) đã nói, và nay đến Chủ tịch Chuck Schumer, và còn có nhóm cấp tiến xhcn như ông Bernie Sander, bà Elizabeth Warren cũng đang lấy đà cổ võ “single payer”, có lẽ một số không ít người không còn nghi ngời gì nữa; mục tiêu Obamacare là nhằm tiến đến hệ thống bảo hiểm y tế nhà nước. Và đó cũng chính là nguyên do tại sao mấy năm qua khối CH không hợp tác và chống đối quyết liệt mà ông Trump và CH vẫn được dân giao cho quyền lãnh đạo.
Quả thật, từ bộ luật ba ngàn trang đang trên đà sụp đổ xem chừng không còn phương cứu chữa, người ta nhận thấy Hoa Kỳ đang đứng trước một nguy cơ không nhỏ chút nào. Đó là chỉ một bước tiến vào lý tưởng xhcn bắt đầu bằng nhà nước nắm hệ thống bảo hiểm sức khoẻ - thay vì nhà nước chỉ huy kinh tế, nắm dạ dày của người dân như lúc xưa. Hoặc là một bước dừng và lùi lại để giữ lấy thăng bằng cho cuộc sống thực tế của nền tự do tư bản - vì chính nhờ đó mà từ lâu cho đến thời điểm này HK là nơi hấp dẫn nhất thế giới, khiến hàng triệu người ngày ngày tìm đủ mọi cách, ngay cả liều mạng cũng muốn chen chân vào.
Vĩnh Tường