logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/08/2017 lúc 10:38:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vịn vào lục bát, điểm tựa cuối cùng của Trần Hoài Thư
Không ngờ thi tập Vịn Vào Lục Bát từ Hoa Kỳ được gửi đến tôi sớm như vậy, chỉ hơn chục ngày sau in ấn, ra lò. Vâng, chắc chắn đó là sự ưu ái của nhà xuất bản Thư Ấn Quán và nhà văn Trần Hoài Thư đã dành cho tôi. Một chút đó thôi, ấy vậy để lại trong lòng người một ấn tượng, một cảm xúc thật sâu sắc.


Tuy trước đây, rải rác đâu đó đã đọc một số bài, nhưng khi nó được chọn đóng thành thi tập chuyên lục bát một cách có hệ thống, đọc lại cho tôi cảm xúc khác hẳn. Có thể nói, đây là tập thơ quan trọng, và tâm huyết nhất của Trần Hoài Thư. Nó như một điểm tựa sống cuối cùng của ông. Bởi, bệnh tật và thời gian khắc nghiệt đã làm bạn bè, người thân, từng ngày, từng ngày rời bỏ ông. Do vậy, sự biên tập từng phần, từng giai đoạn gắn với thân phận của thi sĩ và xã hội, một chủ ý rõ ràng của tác giả. Có điều đặc biệt, dường như tập sách nào của Trần Hoài Thư dù viết, in ấn ở trong nước (trước 1975), hay nơi hải ngoại đều mang hơi thở của chiến tranh. Và Vịn Vào Lục Bát cũng vậy, tuy là tập thơ với cái tôi riêng tư nhất, nhưng nó vẫn không thoát ra khỏi cái lẽ thường ấy. Ngoài hai phần viết về bản thân, gia đình, và bạn bè thì chiến tranh khói lửa vẫn đậm đặc trong thi tập này.


Vịn là động từ, nhưng ở đây nó đã chuyển thành tính từ, hình tượng hóa tâm trạng bi đát, ngã lòng ấy của người thi sĩ, xuyên suốt thi tập Vịn Vào Lục Bát. Tính hình tượng này, trước đây, cũng như hiện nay đã có nhiều người sử dụng, tuy nhiên làm người đọc rung động từ đầu đến cuối trang của một tập thơ lục bát, không phải ai cũng làm được như nhà văn Trần Hoài Thư.


Có thể nói, những năm gần đây bạn bè lần lượt ra đi, nhất là từ khi người bạn đời bị đột quỵ, nhà văn Trần Hoài Thư đến với thơ nhiều hơn. Và lục bát như những liều Aspirin giảm đi nỗi đau tâm lý trong tâm hồn ông. Tuy nhiên, thơ Lục bát dễ làm nhưng khó hay. Do vậy, để có một tập thơ Lục bát là thử thách không nhỏ đối với một nhà văn như ông. Và khi nhận được thi tập Vịn Vào Lục Bát, tôi đã đọc ngay, đọc một mạch. Đọc rồi, đâu đó, vẳng lên tiếng thét, sắc nhọn như mũi khoan xoáy thủng hồn người, xuyên thủng 143 trang sách trước mặt. Và “Dường Như“ là một bài thơ, hay là một câu hỏi tu từ cho cả tập thơ, mà buộc tôi phải tìm lời giải đáp trong bài viết này: 


"Dường như tôi sắp quị rồi
Nghe chăng tiếng thét vỡ màng nhĩ tôi
Này em, em đừng bỏ tôi
Này thơ, xin đừng bỏ tôi một mình
Tôi cần thơ, tôi cần mình
Sao mình cứ mở mắt nhìn ở đâu..." (Dường Như)


Với Trần Hoài Thư bao năm xa quê là bấy nhiêu năm thương nhớ. Thân gửi nơi đất khách, hồn vẫn nơi quê nhà. Thật vậy, có lẽ, chỉ những người xa quê, xa Tổ Quốc trên ba mươi năm, và đường trở về mịt mù, xa vời vợi như chúng tôi đọc “Tiếng Mưa“ mới thấu hiểu hết nỗi lòng của Trần Hoài Thư. Mang theo một nỗi buồn thường trực, một tiếng mưa rơi bất chợt trong đêm cũng làm nhà thơ thổn thức. Để rồi, nghe giọt mưa rơi ấy, cứ ngỡ tiếng mưa nơi quê nhà:


"Ở đây đất lạ quê người
Mấy mươi năm cũng một đời xứ xa
Ngày ở Mỹ đêm quê nhà
Có khi thức giấc, bên ngoài, trời mưa!
Buồn ơi lạnh khép chăn thưa
Nghe như lời vọng quê nhà: Tiếng mưa !!!"


Có thể nói, Vịn Mẹ, Vịn Cha chưa phải là hai bài thơ hay nhất, nhưng nó lạ, và cảm động nhất trong thi tập này. Bởi, cái nhìn từ ân và bi ân mang tính Phật Pháp về cha mẹ của tác giả. Và nếu đặt hai bài thơ này ở cạnh nhau, ta mới thấy hết được tài năng nghệ thuật đối cú và đối ý trong thơ của Trần Hoài Thư. Từ những hình ảnh so sánh đó, cho ta thấy sự khác biệt khi biểu hiện tình cảm, dưỡng dục của cha mẹ, cũng như cảm được cái điểm tựa đầu đời vô cùng quan trọng. Và điều đó chắc chắn không chỉ ở riêng Trần Hoài Thư: 


"Lan can mẹ, mẹ khom lưng
Để con được vịn, khỏi cần nhón chân
Đứng bên mẹ, bé vô cùng
Thấy như tay mẹ sẵn sàng dẫn con...” (Lan Can Mẹ)


“Lan can ba, ba thẳng lưng
Ba dạy con, chân đạp bùn mà đi
Con nhón chân, con đưa tay
Con vịn ba với cái đầu
ngẩng lên!..." (Lan Can Cha)


Nói, thể thơ chỉ là hình thức, tải đến người đọc là những ngôn từ. Thơ hay hoặc dở, cũ hay mới, chẳng liên quan gì đến thể loại. Thế nhưng viết về những người mẹ, người vợ, có lẽ không thể thơ nào được sử dụng nhiều bằng lục bát. Và Trần Hoài Thư cũng không nằm ngoài cái lẽ đó. Bài Vịn Em, được ông viết khi vợ bị đột quỵ phải đưa vào nhà thương, nhà dưỡng bệnh. Với phép so sánh tu từ, người vợ hiện lên như Chúa, như Phật trong lòng Trần Hoài Thư. Cái đoạn trường khổ đau ấy, dường như vợ ông đã giành hết cho mình. Nó như một sự khai sáng và giải thoát cái linh hồn nhà văn, người lính trận Trần Hoài Thư vậy. Tôi nghĩ, đây là một trong những bài thơ hay, chân thực và cảm động nhất trong tập lục bát này:


"Lòng em là cả trăng rằm
Lòng tôi trăng tối như nhằm ba mươi
May nhờ tôi được dựa hơi
Nên lòng cũng nhẹ, ít nhiều hồi tâm


____


Lời Phật em tụng hằng đêm,
Nghe chừng như thể em cầu cho tôi
Cho tôi, bớt điếc bớt mù
Bớt sân si, bớt dâm tà tham lam...


____


Em đi để nhận đoạn trường
Xe lăn định mệnh, chiếc giường nghiệp oan
Hay là em chuộc dùm chồng
Như xưa Chúa đã chuộc dùm thế gian?"


Trần Hoài Thư đã viết nhiều về tình bạn, tình đồng đội trong văn xuôi của mình, nhưng quả thật đến tập thơ này, cái tình bạn ấy, mới cho tôi đến đỉnh cảm xúc, khi đọc. Tình bạn được nhà thơ hình tượng hóa một cách cụ thể. Và chiếc lan can kia đâu phải chỉ là nơi những cánh tay vịn tựa nhau, mà còn là những sẻ chia vui buồn. Tuy viết theo thể lục bát, nhưng từ ngữ trong thơ Trần Hoài Thư mộc mạc, với những khẩu ngữ thường nhật. Đây cũng đặc điểm nổi bật trong lục bát Trần Hoài Thư. Vịn Bạn là một bài thơ như vậy của ông: 


"Lan can bạn - vịn thân tình
Để còn thấy được cuộc đời dễ thương
Chai rượu quí chắc phải buồn
Nếu không có bạn, ai người cụng ly?"


Không rõ cái lịch sử tình bạn của các bác nghệ sĩ miền Trung, xứ Huế như thế nào, nhưng trước đây đọc nhà văn Lữ Quỳnh và lúc này đọc Trần Hoài Thư cùng viết về họa sĩ Đinh Cường, quả thật tôi không kìm được cảm xúc của mình. Có thể nói, không chỉ có Lữ Quỳnh, mà Trần Hoài Thư cũng vậy, ông đã dành hình ảnh, câu thơ đẹp nhất để viết về người bạn quá cố. Dường như, nó khác hẳn cái khẩu ngữ thường nhật khi ông viết về bạn bè khi còn bù khú bên nhau. Vẫn sử dụng phép tu từ, với lối hoán dụ, bài thơ Còi Tàu Hụ Nhớ Đinh Cường cho ta thấy rõ tài năng của Trần Hoài Thư không chỉ ở trong lãnh vực văn xuôi:


"Kể từ bạn bỏ đi xa
Con tàu vẫn đến nhà ga mỗi ngày
Còi tàu vẫn vút lên mây
Cớ sao thưa bạn hôm nay quá buồn!
Tàu ngừng, chở tiếp hoàng hôn
Làm sao chở hết nỗi buồn của tôi?”


Những quán hàng dân dã, với những căn nhà liêu xiêu đầy mộng mị, nhưng là một phần ký ức quan trọng đối với Trần Hoài Thư. Ký ức ấy, đã được ông hóa vào thơ, bằng chân dung bạn bè Khu Sáu- Bình Định, thời bom rơi đạn nổ. Tuy buồn, nhưng những nét vô tư vẫn hiện về. Có thể nói, Trần Hoài Thư luôn dành cho bạn những trang thơ đẹp và trân trọng nhất, kể cả những người không đồng chí hướng. Với Thái Ngọc San, không phải là bài thơ hay trong thi tập này, nhưng đã cho người đọc hiểu thêm nhân cách sống Trần Hoài Thư:


“Từ ngày bạn bỏ hàng quân
Có Khu Sáu mở rộng lòng chở che
Ngày ngày thuốc lá cà phê
Chẳng cần thắc mắc mô tê bạn thù
Bạn chửi tôi lính đánh thuê
Tôi giận quá đập chai bia xuống bàn
Bạn hãnh diện thắng miền Nam
Tôi hãnh diện vì cháu con nên người...”


Không chỉ văn xuôi, mà cả những bài thơ viết về thời chiến là những trang viết hay nhất của Trần Hoài Thư. Nếu Điếu Thu, một bài thơ được cho là phá cách hay nhất được viết trong thời gian gần đây, thì Nước Lên là bài thơ hay và đẹp nhất, viết trong một lần hành quân tác chiến của ông. Cùng với thủ pháp nghệ thuật ngắt nhịp, xuống dòng, đọc Nước Lên, tưởng như mình đang đứng trước một bức tranh thủy mặc về hoàng hôn, mang mang nét hoài cổ vậy:


“Nước lên, trời thổ mật vàng
Nửa lan mây núi 
nửa tràn bãi sông
Nước lên kéo mặt trời gần
Khanh vàng lai láng 
một dòng vàng khanh


____


Nước lên, bờ tả đã mờ
Chỉ còn bờ hữu nắng vàng níu chân
Nước lên trời cũng tối dần
Quân qua bỏ lại một dòng quạnh hiu”


Có thể nói, Vịn Vào Lục Bát là tập thơ buồn. Bởi, nó là hiện thân của cuộc đời nhà văn người lính, tù nhân Trần Hoài Thư. Nếu bác nào thần kinh yếu, không nên đọc tập thơ này, vì sẽ bị ám ảnh, gây ra mộng mị, dẫn đến mất ngủ. Thật vậy, một loạt bài Mục Tiêu Một, Mục Tiêu Hai….tuy viết đã lâu, và chiến tranh đi qua trên bốn mươi năm, nhưng đọc lên vẫn thấy mới, làm nhức nhối lòng người:


“Bữa cơm đã dọn ra rồi
Người Ô-đô nói ngậm ngùi bên tai:
“Hôm nay lại thiếu thằng Tài
Em bới một chén mời về ăn chung…”


__


Khẩu súng cắm giữa gò bồi
Hai hàng quân đứng ngậm ngùi tiễn đưa…”( Mục tiêu 5)


Gấp cuốn Vịn Vào Lục Bát lại, và dường như có tiếng vọng vẫn còn đọng lại trong tôi: “Trên nhành một lũ quạ đen/ Oác lời cho thảm điệu kèn điếu thu” Nhưng tôi hoàn toàn không tin, đây là tiếng vọng lên cuối cùng của Trần Hoài Thư. Bởi, tuy là điểm tựa cuối cùng, nhưng lục bát cũng như tình yêu và nghị lực sống của ông còn nồng nàn, mãnh liệt lắm. 


Leipzig ngày 3-8-2017

Đỗ Trường

Sửa bởi người viết 03/08/2017 lúc 11:05:26(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.135 giây.