logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 04/08/2017 lúc 10:07:20(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chúng tôi ngồi nói đủ thứ chuyện trên đời. Nhưng câu chuyện rách việc nhất là đồng nghiệp mà lại đồng hương nữa đều hào hứng với chuyện chị Nga đã chính thức quy y vào tháng trước. Chị không xuống tóc, không ăn chay trường, không thoát ly gia đình, nhưng từ nay sẽ mặc áo xám đi chùa với pháp danh của một Phật tử. Anh chị em đùa là chị Nga đã vô chính thức cửa thiền môn…
Câu chuyện từ đó xoay quanh pháp danh của chị Nga là “Diệu Tâm”. Thế là anh chị em tha hồ bàn về hai từ “Diệu Tâm”, còn người Phật tử mới toanh thì được nếm trải bài học đầu tiên sau khi có tên đạo giữa đời ma quỷ!
Bức tranh toàn cảnh như một bầy sói xơi tái một con cừu, dù chỉ bằng từ ngữ của những người chất vấn, đặt câu hỏi với chị. Nhưng (nếu) bạn chỉ là người ngồi nghe thì chắc bạn dù trước đó chưa tin thì nay bạn sẽ tin là khẩu nghiệp trong kinh Phật nói về người ta dễ sợ thật!
Dù sao chị cũng không trả lời được câu hỏi là: “Có Phật hay không? Nếu có, thì Phật ở đâu?”
Với một người đàn bà bình thường, và nhất là khi đã bước qua tuổi sáu mươi, chị chỉ trả lời được là: “có tin có lành”!
Cánh đà bà đương nhiên đồng thuận với chị. Nhưng cánh đàn ông khi nói chuyện với phụ nữ mà liên hệ không có chữ “vợ” trong xưng hô như: vợ tôi, em vợ tôi, chị vợ tôi, má vợ tôi…, bà ngoại vợ tôi, thì đàn ông chẳng kiêng nể gì ai cả vì với họ là nhất vợ nhì trời như nhau, thiên hạ là cỏ rác thì kể xá gì!
May sao có ông Hiểu góp chuyện,
“Tôi xin thưa với quý anh chị em mình ở đây là tôi chưa từng ăn chay được một bữa trong đời tôi. Nhưng vợ tôi muốn đi chùa thì tôi chở đi. Rồi thì tôi ra quán với anh em quen biết cho đến khi mẹ xấp nhỏ gọi thì tôi ghé chùa rước nhà tôi về…”
“Chuyện có vậy cũng kể! Anh Hiểu khỏi giới thiệu thì mọi người cũng biết là anh vô duyên nhất rồi…!” – Một người nói.
Anh Hiểu đáp, “Từ từ đã. Hôm nay chúng ta có tới tám tiếng ngồi không. Bây giờ mới giờ giải lao thứ nhất, tức là mới ngồi ngáp ruồi được có hai tiếng mà đã nóng vội thế…!”
Anh được nhiều người đồng thuận nên anh vô chuyện,
“… Có hôm con gái tôi hỏi mẹ, ‘Mẹ đi chùa hoài. Vậy mẹ có biết ông Phật là ai không? Mẹ đã gặp chưa?’ Tôi hoàn toàn không ngờ vì lần đầu tiên tôi thấy bà vợ hiền lành của tôi chả long lanh hai con mắt mà là long lên giận dữ. Trong khi đứa con cũng đâu còn mười lăm, mười bảy mà ăn nói thiếu suy nghĩ. Nó đã ẵm con về thăm ông bà ngoại rành rành.
Biết mẹ giận nên nó lủi vào phòng nó, căn phòng từ thời còn ở nhà với cha mẹ, tôi vẫn giữ nguyên. Nhà tôi cũng tắt bếp (đang nấu vài món cho con cháu ăn), rồi cũng vô phòng, khép cửa lại. Còn hai ông cháu tôi ngoài phòng khách. Tôi nghĩ, giá thế giới không có đàn bà thì hoà bình muôn năm. Vì ông cháu tôi chẳng biết liếc ngang nguýt dọc gì sất. Tôi cho nó tung hoành cả vại kem lớn mà tôi tìm được trong tủ lạnh, thế là thằng bé để tôi tha hồ đọc báo!
Chuyện lau chùi dọn dẹp chiến trường của nó thì đã có mẹ, có bà của nó. Phải không?
Nhưng các anh chị ạ! Có tin có lành. Tôi tin trời phật chứ không phải không tin vì gia đình thờ cúng ông bà, đi chùa đã bao đời. Tôi tin trời phật ngó xuống, không ngờ sau chuyện giận hờn ấy của vợ tôi, thì người chở vợ tôi đi chùa khi muốn là con gái tôi chứ không phải là tôi nữa. Dù cực hơn chở bà ấy đi chùa vì mình được ra quán với bạn bè, nay thì ở nhà trông cháu mới biết thế nào là vụng đường tu…”
Cánh đàn bà bai bải phản đối – “đàn bà đi chùa với nhà thờ không phải là trốn việc nhà đâu nha! Đừng có ăn nói hồ đồ…”
Nhưng cánh đàn ông thì ông hay nói nên tự cho mình là đại diện, “Ê. Cái ông Hiểu này nha! Nói ông vô duyên thì ông cãi. Nhưng ông có duyên chỗ nào khi bắt mọi người nghe chuyện nhà ông? Mọi người đang muốn biết là có Phật thật không? Nếu có, thì Phật ở đâu? Mọi người đang muốn nghe chị Nga đã quy y thì (chắc) biết!”
“Thì từ từ đã… mới được có ba tiếng thôi! Còn tới năm tiếng ngồi đồng cơ mà!
Hiểu tôi thưa các anh chị em ở đây! Có nhiều đêm sau khi vợ tôi quy y. Tôi nghĩ đến người nằm bên cạnh mình đã không còn là vợ mình vì toàn tâm của bà ấy bây giờ hướng Phật. Tôi đằng hắng, ho hen gì cũng chỉ làm phiền toái cái xác người tu hành thôi!
Nên tôi ngủ chay từ ngày vợ bỏ tôi theo Phật…
“Cái ông quỷ ăn nói bậy bạ! Trời đánh không kịp thấy check cuối tuần. Tuần này lãnh lương đó!” Không nhớ bà chị nào nói nhưng cả đám được trận cười…
Rồi anh Hiểu nói tiếp: “Tôi kính Phật bằng tâm từ bé, nhưng tới già mới biết khó ăn thua đủ. Cái ông… Phật không nói thì ai cũng tin. Trong khi tôi thành tâm bạch thoại thì không ai hiểu. Bây giờ thì mọi người chê trách tôi đi. Rồi thì tiệc tùng, đám cưới, đám ma… chúng ta sẽ gặp ông xã của chị Nga. Khi ấy đừng ai tới vái tôi như Phật sống đấy nhá!”
“Đủ rồi nha ông Hiểu! Chuyện của ông tới hồi vô duyên thiệt rồi đó!”
“Thì từ từ… tới ăn cơm. Tôi dứt.
Chuyện là vầy! (Anh Hiểu kể tiếp). Nói đi thì phải nói lại. Nhà tôi khuyên nhủ tôi nên về Việt nam thường để thăm ông bà nội của xấp nhỏ. Hết ý nhà tôi khuyên nhủ tôi năng về thăm ông bà nội xấp nhỏ sau một tối đi chùa về. Tôi đoán chẳng qua nhà tôi (chắc nghe thầy kể) rồi kể lại cho tôi nghe…
Nhà tôi kể: Có một người kính Phật tới bỏ hết mọi thứ để dành phần đời còn lại – đi tìm Phật. Người ấy đi không biết đã bao lâu, bao xa… Tới một hôm gặp vài vị sư đang đi khất thực. Người ấy mạo muội chặn đường để hỏi, ‘Thưa các đại sư, tôi đi tìm Phật đã lâu. Nhưng không biết người ở đâu? Mong các đại sư chỉ giúp.’
Có một vị sư bước ra trả lời, “Ông hãy trở về nhà ngay. Cha mẹ của ông là Phật. Các cụ đang chờ đợi ông trong tình thương yêu, mong chờ ông với hết lòng thương nhớ…”
Người ấy nghe lời vị sư khoan nhã nên vội trở về nhà. Ông vui sướng được phụng dưỡng cha mẹ già lúc cuối đời. Trong khi các đệ tử của Đức Phật lại được chứng kiến tận mắt, nghe rõ bằng tai một thuyết pháp của Đức Phật!”
Câu chuyện của anh Hiểu không được đám đông hoan nghênh vì đâu phải ai cũng đã đọc qua sách Phật. Nhưng già Nhân hôm nay ngẫu hứng…
“Chuyện của anh Hiểu nên hơi khó hiểu! Thôi để tôi kể cho anh chị em nghe chuyện của tôi cho dễ hiểu! Gia đình tôi theo đạo Công giáo từ khi tôi chưa ra đời, nên dĩ nhiên là tôi đi nhà thờ từ nhỏ. Nhưng Chúa ở quá cao trên thánh giá, cha xứ thì mờ ảo vì tôi có vấn đề về mắt từ nhỏ. Nhưng thời xưa đâu có ai quan tâm tới mắt của con nít. Rồi tôi lớn lên với cặp kính trắng thì mặc cảm cũng tràn đầy lòng dạ vì thời tôi người ta cho cận thị là một dị tật! Tôi lớn rồi mê gái nhưng ngại đi nhà thờ vì mặc cảm. Tôi cầu nguyện một mình ở nhà thì Chúa không nghe… Nhưng ngài “có tin có lành” đó đã gởi đến cho tôi câu chuyện chép tay của cô bạn học cho tôi mượn làm tôi khổ hết một đời ngu si là chỉ yêu một câu chuyện ngắn mà phải sống hết đời dài với người mách chuyện. Chuyện vầy,
Cậu bé Tom mơ được gặp Chúa. Nhưng đầu óc cậu bé mường tượng ra nơi ngài sống, chắc là xa lắm! Thế là một ngày hè, cậu bé chuẩn bị bánh trái, nước uống, trái cây… và bắt đầu cuộc hành diện kiến Chúa.
Cậu bé đi qua vài khu phố, thấy một bà cụ ngồi trong công viên và đang ngắm nhìn đàn chim bồ câu trên sân cỏ. Tom đến chiếc ghế gần bà cụ, lấy nước ra uống. Nhưng khi thấy bà cụ có vẻ cũng khát, cậu đã mời bà một ly nước, rồi chiếc bánh, đến trái cây cậu mang theo…
Bà cụ vui mừng nhận lấy và đáp lại bằng những nụ cười rất tươi. Nụ cười của bà cụ rạng rỡ đến nỗi Tom rất muốn được chiêm ngưỡng thêm lần nữa, lần nữa… Vì vậy cậu đã mời bà dùng hết những thức ăn, nước uống cậu đem theo. Bà cụ vẫn chỉ đáp lại Tom bằng nụ cười. Tom vô cùng vui sướng, hai bà cháu ngồi cạnh nhau ăn bánh, uống nước tới chiều.
Trời bắt đầu tối, Tom phải trở về nhà. Nhưng vừa đi được vài bước cậu quay lại, chạy tới chỗ bà cụ và ôm bà một cái thật chặt. Bà đáp lại cậu bằng một nụ cười rạng rỡ nhất trong ngày.
Chỉ một lát sau, khi Tom về nhà. Mẹ cậu đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy niềm vui sướng ngập tràn trên khuôn mặt cậu bé. Mẹ Tom hỏi: “Con đã đi chơi đâu mà nhìn con thật hạnh phúc ngày hôm nay?”, Tom đáp, “Con đã được dùng bữa trưa cùng Đức Chúa”. Trước khi mẹ cậu nói lời thêm, Tom nói rằng: “Mẹ biết không, bà ấy là người có nụ cười đẹp nhất mà con từng gặp”.
Trong khi đó, bà cụ cũng rất vui vẻ trở về nhà. Nhìn thấy khuôn mặt hân hoan của bà cụ, con bà hỏi, “Mẹ, điều gì đã làm mẹ trông thật hạnh phúc ngày hôm nay?” Bà đáp, “Ta đã ăn bánh, uống nước trong công viên với Đức Chúa”. Trước khi cậu con trai hỏi thêm, bà nói tiếp, “Con biết không, Người trẻ hơn những gì ta tưởng!”
Vậy đó! Chúa hiện diện khắp nơi để chia sẻ hạnh phúc và trao nhau nụ cười. Gia đình tôi theo đạo từ bao giờ thì tôi cũng không rõ. Tôi chỉ biết mình đã đi nhà thờ từ nhỏ, nhưng kỷ niệm với bạn đạo chỉ toàn là những lần bị cha xứ trách phạt bọn tôi quấy phá nhà thờ. Không ngờ niềm tin lại ở công viên với bà cụ và bạn Tom chứ không phải nhà thờ.
Mỗi ngày các anh chị em chào đón tôi với câu chào buổi sáng, là Chúa đã hiện thân cùng tôi để qua một ngày kiếm được đồng tiền ở Mỹ không dễ chút nào. Tôi mang ơn hết anh chị em làm chung nơi hãng này. Mai đây, người đi kẻ ở vì việc làm. Xin các anh chị em luôn mang theo lòng biết ơn của tôi… Tôi nghĩ, người có một Đức Chúa trong tâm là phước, nhưng người có nhiều Đức Chúa trong đời là phần. Người ta nghĩ tới Đức Chúa là nghĩ tới ban thưởng, trong khi tôi nghĩ tới Đức Chúa là nghĩ tới quở trách, trừng phạt… Tất cả anh chị em nơi đây đều là Chúa trong tôi vì ai cũng giúp tôi trong công việc, muốn tôi giỏi hơn. Câu hỏi, “Ai là anh em tôi?” trong Kinh thánh thì tôi xin chọn anh chị em nơi đây làm tin mừng – Phúc đáp cho Người.
Có lẽ câu chuyện tào lao thiên đế hôm không việc làm đã trở nên nghiêm túc sau chuyện của anh Nhân. Tôi rất thích nước Mỹ ở điểm không ai có thành kiến với người khác đạo với mình. Với hiện tình nước Mỹ thì người ta hơi ái ngại khi gặp một người Trung đông lên cùng máy bay. Nhưng thay vì theo dõi tin tức về thành phần Hồi giáo cực đoan ra sức khủng bố toàn cầu, thì sao không bỏ thời gian ra đọc kinh Koran, những bài thuyết giảng về đạo Hồi của những giáo sĩ chân chính… Ít nhiều cũng thấy được thành phần Hồi giáo cực đoan chỉ là một thiểu số lợi dụng tín ngưỡng để mưu cầu quyền lực và tài lợi.
Trở lại với chuyện đạo-đời mà đồng hương – đồng nghiệp của tôi trao đổi với nhau cả buổi. Tôi sẽ nhớ hoài những nụ cười dĩ hòa vi quý của những con người nếu gặp nhau ngày xưa ở quê nhà thì không chừng họ đã đánh nhau; hay ít nhất cũng đã xài cạn kho từ ngữ nguyền rủa nhau… Suy ra, trong một xã hội không cần phân biệt tôn giáo thì tôn giáo là bạn nhiều hơn là thù.
Nhưng đưa đạo vào đời hay đời sống đạo thì cá nhân tôi lại nhớ chuyện kẻ ăn mày đi Tây Thiên cầu Phật. Thật ra đó là câu chuyện lưu truyền rộng rãi trong dân gian, được cải biên chắc cũng đã nhiều theo từng thời kỳ và từng dân tộc. Nhưng qua chuyện “Phạm Đan hỏi Phật” của Việt ngữ thì tinh thần, cốt truyện vẫn giữ nguyên nội dung: Yêu thương người sẽ được người yêu thương, kính trọng người sẽ được người kính trọng. Cốt lõi của nguyên tác dùng đạo xây đời và dùng đời truyền đạo tới mức bất chấp thời gian vì đúng đắn từ quá khứ tới tương lai. Tôi kể cho bạn bè tôi nghe lại câu chuyện cũ…
“Một người ăn mày, ngày ngày đi xin ăn. Nhưng anh ta rất muốn có cuộc sống của một người bình thường. Thế là anh ta quyết định mỗi ngày sẽ để dành lại một ít của xin được. Cụ thể là ai cho cơm thì ăn, nhưng ai cho thóc thì để dành. Nhưng tích cóp nhiều năm cũng chẳng có bao nhiêu thóc trong nơi để dành. Anh quyết định tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra.
Một đêm, anh rình được con chuột ăn vụng thóc. Anh quát vào mặt con chuột: “Những nhà giàu có không hiếm trong làng, họ có rất nhiều lương thực sao ngươi không ăn vụng? Tại sao lại ăn vụng số thóc ăn mày của ta?”
Con chuột buồn bã nói: “Số mệnh của anh không có dư, anh có mang bất mãn đi hỏi khắp thiên hạ thì cũng chỉ vậy thôi!”
Người ăn mày lại hỏi con chuột: “Cớ sao lại như vậy”.
Con chuột trả lời: “Tôi cũng không biết, anh đi hỏi Phật tổ thì may ra…!”
Thế là người ăn mày quyết tâm đi Tây Phương gặp Phật tổ để hỏi cho rõ nguyên nhân vì sao mình lại có vận mệnh như vậy?
Ngay ngày hôm sau người ăn mày xuất phát, vừa đi vừa xin ăn, anh ta đã đi qua rất nhiều địa phương mà trước đó anh chưa hề biết! Đến một ngày, người ăn mày đói khát tưởng chết mới tìm thấy một ngôi nhà nơi hoang vắng khi trời đã tối, anh liền đến gõ cửa. Không ngờ được viên ngoại tiếp đãi anh ân cần, lại cho thêm bao nhiêu là lương khô để đi qua vùng hoang địa… Nhưng dù sao người ăn mày cũng đã nói với viên ngoại về vận số của mình đen đuổi, muốn thay đổi nên đến Tây Thiên hỏi Phật tổ cho rõ ràng. Và viên ngoại cũng đã kể lể với anh về người con gái của ông nay đã 16 tuổi nhưng vẫn câm. Ông thỉnh cầu anh đi Tây Thiên nhân tiện giúp ông hỏi Phật tổ nguyên nhân vì sao?
Viên ngoại đã từng phát lời thề rằng nếu ai có thể làm cho con gái ông nói được thì ông sẽ gả con gái cho người đó. Người ăn mày chỉ nghĩ dù sao mình cũng đi Tây Thiên, nếu may gặp được Phật tổ thỉ hỏi giúp viên ngoại như giúp một người tốt cũng là chuyện nên làm…
Người ăn mày đi tiếp qua núi đồi hiểm trở. Anh dừng chân trước ngôi miếu cheo leo để vào xin nước uống. Có lão hòa thượng chống cây tích trượng, người rất già nhưng còn tinh anh. Lão hòa thượng lấy nước cho người ăn mày uống, bảo anh ta nghỉ ngơi một lúc, rồi hỏi anh ta sẽ đi đâu?
Người ăn mày nói ra nơi mình muốn đến, lão hòa thượng nhờ vả: “Ta muốn nhờ anh đến Tây Thiên hỏi Phật tổ giúp ta, ta tu hành đã năm trăm năm rồi, theo lý đã thăng thiên…”
Người ăn mày lại nhận giúp lão hòa thượng.
Anh tiếp tục lên đường, đi qua rất nhiều đồng bằng, sông nước. Một hôm đến con sông lớn, không thấy một bóng thuyền, người ăn mày không biết làm sao qua sông được? Anh ta than khóc cho phận mình: “Chẳng lẽ vận mạng của ta thật phải khổ như vậy sao?”
Đột nhiên giữa sông có một con rùa già, to lớn, trồi lên mặt nước. Lão rùa hỏi: “Vì sao lại ngồi ở đây than khóc?”
Người ăn mày đem sự tình nói với lão rùa, nghe xong lão rùa nói: “Ta đã tu hành một ngàn năm rồi, nhưng vẫn chưa thành rồng để bay đi. Ta vẫn mãi chỉ là một con rùa già. Nếu anh đi Tây Thiên có thể giúp ta hỏi Phật tổ, ta sẽ mang anh qua sông”.
Người ăn mày rất vui mừng liền đồng ý sẽ hỏi giúp lão rùa.
Người ăn mày qua sông, lại đi qua không biết bao nhiêu ngày, nhưng vẫn không gặp được Phật tổ. Anh ta hoang mang không biết Phật tổ thực ra ở nơi đâu? Tây Thiên lẽ ra phải sớm đến rồi chứ! Người ăn mày càng nghĩ càng thương tâm, rồi ngủ thiếp đi. Đột nhiên Phật tổ xuất hiện, hỏi: “Ngươi từ nơi rất xa đến đây nhất định là có chuyện…”
Người ăn mày nói: “Thưa vâng. Con có mấy vấn đề muốn hỏi ngài, hy vọng Phật tổ có thể giải thích cho con được rõ ràng”.
Phật tổ nói được, nhưng giới hạn ba vấn đề thôi.
Người ăn mày đồng ý! Rồi nghĩ thầm mình phải hỏi những vấn đề nào đây? Vấn đề của mình không quan trọng vì ăn mày từ nhờ thì ăn mày tới chết cũng không khác. Nhưng ông rùa tu hành đã ngàn năm gian khổ; Lão hòa thượng tu hành năm trăm năm vất vả biết là bao; còn con gái của viên ngoại thì thật tội nghiệp…
Thế là người ăn mày đã quên mình. Nên Phật tổ cũng chỉ cho anh ta biết ba điều anh quan tâm: “Bởi vì lão rùa không nỡ bỏ cái mai rùa trên lưng nên không thể biến thành rồng được. Lão hòa thượng không bỏ được cây tích trượng chỉ cần gõ lên sa mạc cũng thành dòng suối mát trong nên không thăng thiên được. Còn cô gái câm chỉ cần nhìn thấy người trong lòng của mình đến thì sẽ nói chuyện…”
Phật nói rồi biến mất.
Người ăn mày trở về, thấy bớt nặng nề với nghiệp ăn xin. Đến bờ sông, lão rùa đã nghênh đón câu trả lời của Phật. Lão liền cởi xuống cái mai trên lưng, đưa cho người ăn mày rồi nói: “Ở bên trong có hai mươi bốn viên dạ minh châu, là bảo vật vô giá, bây giờ ta không còn cần dùng đến nữa, ta tặng nó cho anh”. Nói xong lão rùa biến thành rồng bay đi.
Người ăn mày cầm hai mươi bốn viên dạ minh châu về đến núi. Lão hòa thượng nghe xong vui mừng, trao tích trượng cho anh rồi cỡi mây bay đi.
Anh về tới cổng của nhà viên ngoại, cô gái câm lớn tiếng hô hoán: “Người đi hỏi Phật tổ đã trở về rồi!”
Nhân sinh làm ra đạo để đạo làm ra nhân sinh khác với muôn loài. Yêu thương người sẽ được người yêu thương, kính trọng người sẽ được người kính trọng. Có trả giá mới có hồi báo, không có hồi báo trước khi trả giá, là nhân sinh.
Người ta sống không hơn thua nhau gì hơn một niềm tin. Có tin có lành. Chỉ người thấp kém, nông cạn mới đả kích, báng bổ niềm tin của người khác…
 
Phan

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.133 giây.