logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 05/08/2017 lúc 09:11:57(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Một xác máy bay B-52 của Mỹ bị bắn rơi tại Hà Nội năm 1972.
Bây giờ tôi không nhớ, tại sao đang giữa mùa hè năm 1964, tôi đã vào học lớp vỡ lòng tại ngõ 67 Lý Nam Đế, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trước ngày Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam mùng 5 tháng 8, tôi và các bạn cùng lớp còn nắm đuôi áo nhau, xếp thành một hàng đi theo cô giáo đến vườn hoa Chi Lăng đối diện với Cột Cờ Hà Nội chơi. Lời bài hát "Ra vườn hoa em chơi. Dưới ánh nắng vườn hoa tươi đẹp..." cô giáo dạy cả lớp trong chuyến đi dã ngoại hôm đó còn vẳng bên tai tôi tới tận bây giờ.
Những ngày đầu cắp sách tới trường, tôi đang háo hức thì lớp vỡ lòng đóng cửa đi sơ tán tránh bom Mỹ. Bọn trẻ ngơ ngác chia tay nhau trong tâm trạng tiếc nuối, không vui, không buồn, cũng chẳng sợ gì vì quá bé, chưa cảm nhận được. Chúng tôi chỉ biết qua người lớn là máy bay Mỹ ném bom ở đâu đó trên miền Bắc và có người chết. Đơn giản thế thôi.
Một tuần sau đó, Ba đưa anh em tôi lên nhà bà cô ở làng Phùng, Đan Phượng cách Hà Nội hơn 20 km. Không khí chiến tranh chưa lan đến vùng quê yên ả này ngoài những đêm trăng được theo chị họ ra sân kho hợp tác xã sinh hoạt với trung đội dân quân xã. Tiếng là sinh hoạt quân sự nhưng vẫn đầy ắp tiếng hát, tiếng cười khúc khích chọc ghẹo nhau của các anh chị dân quân mười tám, đôi mươi. Có thể ban ngày họ luyện đội ngũ hay tay súng ngoài đồng, ngoài bãi mà tôi không được chứng kiến.
Lần đầu tiên trong đời, tôi được biết thế nào là sân đình, cái ao, giếng làng, cánh đồng lúa, con trâu và những buổi được chị họ cho ngồi vào một bên thúng, bên kia lúc thì buồng chuối lúc thì vài ba quả mít gánh đi chợ phiên thị trấn Phùng. Đôi khi nghe tiếng máy bay không biết của địch hay ta ì ầm bay qua, tôi giơ súng phốc làm bằng ống trúc bắn giấy nhá nước bọt dứ dứ lên bầu trời dọa bắn. Trong trí tưởng tượng của thằng bé sáu tuổi ngây thơ, súng nào cũng có thể bắn rơi máy bay Mỹ.
UserPostedImage
Bức ảnh ngày 8/2/1966 chụp phi cơ F105 Thunderchief của Quân lực Mỹ ném bom các mục tiêu chiến lược ở miền Bắc Việt Nam.
Chiến tranh phá hoại ngày càng ác liệt và lan rộng ra cả miền Bắc. Trường thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi của Bộ Quốc Phòng được thành lập, anh trai lớn học lớp 6 được nhập trường. Thời gian đầu, trường đóng ở Thái Nguyên, sau đó chuyển sang Quế Lâm, Trung Quốc. Tôi học hết vỡ lòng và anh trai kế trên học hết lớp 2 trường làng Phùng đúng lúc Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị thành lập Trại trẻ quân đội C12 cho con em cán bộ, sĩ quan. Mùa hè năm 1965, Ba đưa hai anh em tôi lên Yên Dũng, Bắc Giang nhập trại. Không khí sinh hoạt tập thể trên vùng bán sơn địa với những quả đồi lúp xúp cuốn hút trí tò mò của tôi, đứa trẻ thành phố lần đầu háo hức hái và thỏa thích ăn những chùm sim tím chín mọng, ngòn ngọt.
Mới 6 tuổi, tôi đã phải sống xa ba má; 7 tuổi, tôi phải lên Trại Trẻ, sống tập thể trong lán dựng bằng nứa lá, ngủ trên tấm phản gỗ mộc kê thành dãy. Không những vậy, bọn trẻ chúng tôi phải làm quen với nếp sinh hoạt như người lính; tự biết mắc màn, gập chăn, cuộn chiếu, để giày dép đều tăm tắp; đến bữa, từng tiểu đội xếp hàng theo cô giáo đến bếp ăn tập thể. Lúc này trong mắt tôi, chiến tranh chỉ có thế, ngoài những lời kể của ba, của má và các cô bảo mẫu. Bầu trời trên đầu tôi vẫn xanh trong, yên bình, không một tiếng đạn nổ, không một tiếng máy bay gầm rú. Nhưng chỉ một năm sau, Trại Trẻ của chúng tôi được lệnh rời vùng này chuyển về Nội Viên, Tiên Sơn, Bắc Ninh.
Ở đây, năm 8 tuổi, tôi đã cảm nhận rõ không khí chiến tranh lan đến vùng quê cận kề Hà Nội. Dân quân trong làng phải giúp Trại Trẻ dựng lán, đào hầm hào, khoét địa đạo trong lòng đất. Có đêm, bọn trẻ chúng tôi chạy ra bãi tha ma ở rìa làng xem màn đạn pháo phòng không và súng 12 li 7 từ núi và bắn lên đỏ lừ một góc trời.
Một lần, bọn trẻ chúng tôi đứng trên nóc hầm xem máy bay Mỹ bổ nhào xuống thấp đến nỗi nhìn rõ cả phi công ngồi trong khoang lái. Có lần, bọn trẻ chúng tôi căng mắt dõi theo một vệt khói tên lửa lừ lừ từ mặt đất phóng lên đuổi theo một chấm trắng máy bay, sau tiếng nổ "bục" từ xa vọng lại, một cánh dù bung ra lơ lửng giữa lưng trời.
UserPostedImage
Xác máy bay Mỹ trong sân Bảo tàng Chiến thắng B.52 ở Hà Nội
Cảm nhận được sự không an toàn của vùng đất gần trận địa pháo, cách không xa kho xăng và cầu Long Biên, Trại Trẻ C12 lại được lệnh chuyển đến xã Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Tây. Bọn trẻ chúng tôi sơ tán tại đây, ở lẫn trong dân, học cùng trường làng.
Lạ là trận địa tên lửa SAM2 rất gần trường học của chúng tôi. Lần đầu tôi được thấy tận mắt những quả tên lửa hai tầng dài ngoẵng sơn màu xanh lục chĩa lên bầu trời, xung quanh đắp bức tường đất cao quá tầm đầu các chú bộ đội ngồi. Cuối năm 1968, trước khi mở Hội nghị đàm phán hòa bình Paris, Mỹ chấm dứt ném bom phá hoại miền Bắc đợt 1. Đầu mùa hè năm 1969, Trại Trẻ C12 tạm giải thể, tôi về Hà Nội học cấp 2 tại trường Thanh Quan, quận Hoàn Kiếm.
Tôi đang dở dang học lớp 7 thì tháng 4 năm 1972, Mỹ ném bom trở lại miền Bắc với cường độ ác liệt hơn đợt trước. Ngày 18/4, gia đình tôi đang quây quần bên mâm cơm, bỗng có tiếng còi báo động rú lên, sau đó là tiếng loa truyền thanh từ bên phố Phùng Hưng vọng sang một giọng nữ trầm ấm, đĩnh đạc "Đồng bào chú ý! Máy bay địch cách Hà Nội 50 cây số về phía đông, đồng bào cần bình tĩnh vào hầm trú ẩn, các lực lượng vũ trang khẩn trương vào vị trí sẵn sàng chiến đấu…" Cả nhà tôi nháo nhào quăng bát đũa chạy xuống gầm cầu thang. Ngay sau đó, cả Hà Nội chìm trong biển khói mù trắng đục vừa che mắt phi công Mỹ, vừa che mắt bộ đội Việt Nam. Thế là sau lần đó, có lẽ quân đội Việt Nam rút kinh nghiệm, không thả khói mù ngụy trang thành phố nữa.
Ngay sau hôm đó, ba tôi lại đưa anh em tôi chạy vội lên Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Tây tránh bom. Gia đình tôi sơ tán tại đây, sống quây quần trong một nhà dân. Phân hiệu 2 trường cấp 3 huyện Thạch Thất được dựng tạm lên trên sân chợ xã Hương Ngải dành cho con em các gia đình Hà Nội sơ tán quanh vùng. Hàng ngày anh em tôi đi học trên con đường liên xã dài 3 km từ nhà đến trường băng qua một cánh đồng. Trong chiến dịch 12 ngày đêm, máy bay B52 Mỹ rải thảm Hà Nội, sân trường tôi trắng xóa những búi sợi giấy bạc gây nhiễu rada. Hàng đêm, nhìn về phía Hà Nội, tôi thấy bầu trời phía ấy đỏ rực, sáng lòa, rung lên rền rĩ cùng tiếng nổ của bom, của tên lửa, của đạn pháo.
Tháng 1/1973 Hiệp định Hòa bình Paris được kí kết, tôi lại cùng gia đình chuyển về Hà Nội tận hưởng không khí hòa bình, tưởng vĩnh cửu nhưng chỉ đến trước cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc chống quân Trung Quốc xâm lược.
Cho đến bây giờ, ở tận phương xa, vào ngày này, tiếng hát "Hà nội của ta thủ đô yêu dấu, một thời đạn bom, một thời hòa bình…" đôi khi vẫn còn văng vẳng bên tai tôi như dội lại một thời kí ức đau thương.

Trần Quốc Quân gửi cho BBC từ Warsaw
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.