Người Viện Nam lưu lạc khắp nơi trên thế giới từ sau ngày 30-04-1975, nhiều thế hệ đã ra đời trên quê hương tạm dung, số người vuợt biên năm 1975 ngày đó không đông chỉ với khoảng 2 triệu người . Số người không đến bến bờ tự do theo ước lượng của Liên Hiệp Quốc khoảng 200.000. Từ ngày đó đến nay đã 42 năm, nhiều thế hệ con, cháu đã ra đời sau cái ngày tang thương lịch sử đó. Người trẻ ra đời, lớp con, cháu người tỵ nạn Việt Nam đã thành công và thành công vượt bực so với người trẻ ở trong nước. Vì nền giáo dục ở các nước tư bản nhân bản hơn, tôn trọng những học sinh chăm chỉ, cố gắng. Nhờ vậy lớp trẻ ở hải ngoại thành công hơn lớp trẻ ớ trong nước. Người trẻ không bị kỳ thị, không bị học những môn mình không muốn, nhờ vậy, họ thành công.
Nghe những tin tức người trẻ ở nước ngoài thành công mà các cha mẹ hoăc phụ huynh vất vả ngày nào đem con mình đi vượt biên cũng hả dạ, vì ở trong nước thì con họ không thành công được, nạn kỳ thị đã đành, lại không đủ tiền để theo học, vì đa số họ bị đi học tập, bị đánh tư sản, bị đẩy đi vùng kinh tế mới, không có nhà, không có việc làm vững chắt và nhất là không có tham nhũng hối lộ như con những viên chức cán bộ cộng sản. Diện HO sau này là lối gỡ bí của người Mỹ, con của họ đã quá tuổi để chen chân vào các xã hội tiên tiến, dù rằng có những em cố gắng và đã thành công.
Những đưa con vong quốc của trung tâm ASIA. Thực ra, ở hải ngoại có hai trung tâm làm cái việc đấu tranh có lý tưởng, mà Trung Tấm ASIA đấu trang có lý tưởng thật, khác với Trung Tâm Thúy Nga Pari. Trung tâm Thúy Nga Paris này trước đây gia đình tôi có hay xem, nhưng mấy năm gần đây thì vắng hẳn, vắng hẳn cũng có lý do của nó, Kỳ Duyên biến thành Kỳ Cục, Nguyễn Ngọc Ngạn biến thành dựa theo thời, thành thử gia đình tôi không còn tin tưởng nữa. Ở hải ngoại, giải trí cũng quan trọng lắm.
Hiện nay, gia đình tôi chỉ còn quan tâm thới ASIA, mong rằng với cái tinh thần đó. Tinh thần chống cái cổ hủ, chống cộng sẽ còn mãi trong ASIA để gia đình chúng tội còn vững niềm tin và còn chờ mong một ngày nào đó trở về.
Mùa hè ở xứ hoa Tulips thật sung sướng và nhàn hạ, làm việc có giờ, nghỉ hưu thật thoải mái, tâm tình già, trẻ, xồn xồn cũng có niềm vui, thật là lý tưởng khi được sống ở xứ sở này, có suy gẫm cuộc đời, có viết, có lao động, thật là tâm đắc, nhìn xa xăm về các quốc gia như Trung Quốc, Miến, Ấn Độ chưa kể xứ Việt Nam của mình mà lòng người vốn bồi hồi vì được sống ở xứ sở này, xứ sở mà con người vốn được hạnh phúc.
Nhớ về những ngày gian nan khổ cực sau ngày 30-04-1975, Miền Nam buồn bã, xa lộ không còn bóng xe hơi, xe đạp chiếm thế thượng phong, nhưng xe đạp thồ những chum lọ, bình sứ đem về thành phố để bán cho người nước ngoài, ngày đó thực là thê thảm. Ngày nay, tuy có vực dậy, có thay đổi nhưng chủ thuyết vẫn là một nước theo chủ thuyết xã hội Cộng Sản nên 42 năm chiếm được miền Nam, Việt Nam vẫn vậy, không tiến hơn được, nợ nần cứ chồng chật, người dân bần cùng vẫn là con tốt của Xã hội, vẫn làm lụng sáng tối mà vẫn không đủ ăn.
Những đứa con vong quốc của Trung Tâm ASIA, 42 năm sau ngày 30-04-1975 là một tập hợp những bài hát mà Trung Tâm này đã hát suốt trong nhiều thập kỷ qua, đây là một tập hợp lại có chủ đề riêng về ngày 30-04-1975. Một tập thể mà có ít người ở thế hệ thứ I, những khuôn mặt trẻ ở thế hệ thứ hai, thứ ba, là con cháu của người tỵ nạn Việt Nam thủa ấy ra đi tìm tư-do, với những gian nan và vất vả, kẻ ra đi liều thân vì tự do , vì sự sống còn, và nhờ những người ấy, ngày nay chúng ta có một miền Nam hình chữ S ở Hải Ngoại vẫn có tự do.
Điểm buồn hơn cả chúng ta ai cũng thấy được là mỗi khi nhà cầm quyền Cộng Sản cử người công cán ở nước ngoài, đến nơi dâu cũng gặp sự chống đối, cũng gặp lá cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ mà người Cộng Sản căm thù. Cái khốn nạn nhất là chúng ta muốn bang giao, muốn hòa hoãn, muốn xin trợ giúp mà gặp ngay sự chống độí của người nước mình, thật là kỳ đà cản mũi, có cái thủa nào, cái nước nào giống như quốc gia Việt Nam đâu.
Những sai lầm của chiến tranh Việt Nam mỗi ngày một rõ nét, chính sách sai lầm của các chính quyền thời đó đã làm cho nước Mỹ ngậm ngùi vời 52.000 Quân Nhân Mỹ bỏ mình tại chiến trường Việt Nam. Con cháu của những người Việt Nam thủa đó nay lại là những người Việt Nam cầm súng đấu tranh chống lại các chính quyền độc tài trên thế giới. Thế hệ nối tiếp sẽ còn dài, chính quyền Cộng Sản Việt Nam nếu không gỡ rối được mớ bòng bong này sẽ rất tủ hổ khi cử các phái đoàn đi công cán ở nước ngoài, vì chưa mở miệng nói chuyện xin tiền. bang giao thì đã gặp lá cờ, gặp sự chống dối của người Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản.
Người viết rất tâm đắc với lời các bạn trẻ Việt Nam trong lời cuối của chương trình: Những Đứa Con Vong Quốc.
“ Hỡi những bước chân Việt Nam lưu vong đang còn chu du trên thế giới”
“ Hãy cất tiếng ca cùng tôi mang tình thương gởi tới quê nhà”
Vâng, ngày tủi hổ miền Nam được miền Bắc Cộng sản do Liên Xô và Trung Cộng trợ giúp, đã đem súng đạn vào gọi là giải phòng miền Nam trù phú, để san bằng nghèo đói như miến Bắc xã hội chủ nghĩa. Những ngày tủi hổ 30-04-1975, chuyện đổi tiền, chuyện đánh tư bản mại bản, chuyện nói dối để lừa Quân Cán Chình VNCH đi gọi là học tập cải tạo 10 ngày rồi về, mà có thật nhiều người đã chết ở trong tù cải tạo. Miền Nam hem hễ, thành phố rúng động như dẫy chết khi mà quân đội cộng sản vào, chúng tôi đã sợ và kéo nhau ra biển, trốn chạy tìm tự do.
Ôi Tự Do!
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình./-
Bùi Văn Đỗ