Đi về hướng chợ Bình thủy, tới trường trung học Cần Thơ An với Thủy vẫn đi học chung .
Thay vì đi thẳng tới trường An lại đi ngang vô nhà Thu Thủy, trước nhà có hai cây trứng cá những trái chín đo đỏ thật quyến rũ, Cần Thơ rất nhiều cây trái, như là về Phong điền, đưa tay ra hái vài trái là thấy thích thú rồi, bao giờ An cũng thích lại rủ Thủy đi học chung cho vui, không những mê mấy trái trứng cá của thời học sinh mà An thích cô bạn người Huế có đôi mắt nai tròn xoe, ánh mắt trong sáng ngây thơ, mắt Thủy đẹp như tên người, thêm hai lún đồng tiền thật sâu thật dễ thương, hai đứa dễ thân nhau vì một đứa ở ngoài Huế chạy vào, một đứa ở cao nguyên đất đỏ Ban mê thuột xuống, vào những năm mới giao thời sau 75 mọi người chạy đi đủ mọi hướng , ba An bỏ nghề bán phở chuyển qua đi buôn , tụi An mấy chị em về tạm Cần Thơ, vẫn được đi học mặc dù không có đứa nào chuyên tâm vô bài vở khi thấy ba mẹ phải ngược xuôi vất vả, Thủy cũng cùng anh chị bỏ Huế vào, hai anh cũng đi buôn ngược xuôi nuôi hai em, tuy thấy thong thả hơn ba cuả An,mọi người buôn bán đủ thứ từ thuốc tây cho tới gạo bột , giầy dép đều nhờ vào mấy anh lơ xe lo qua trạm thuế, hôm nào bị thuế đóng nhiều hay bị mất hàng thì khổ, hai đứa có những kỹ niệm khó quên như những lần đi ăn bánh tầm bì của cô chín nổi tiếng ở chợ Bình thủy, bánh tằm se bằng tay ăn với bì, nước cốt dừa và xíu mại, bánh truyền thống của người miền Nam không thể thiếu nước dừa thiệt ngon , còn kỹ niệm đáng nhớ nhất là người miền Nam không quen nghe tiếng Huế, mấy đứa nam sinh trong lớp cứ chọc và nói theo tiếng cuả Thủy, dù rằng cô bé đã đổi giọng cho thiệt nhẹ nhàng vì lớp lại toàn là nam nên hai đứa con gái như tụi An với Thủy ở xa lại càng dễ bị chọc, chỉ khi vô nhà cuả nàng mới nghe được giọng thiệt cuả chị em Thủy nói với nhau , khi vào lớp học thì Thủy cứ như vào cung vua “cung đình Huế” sợ vua la hay hoàng hậu phạt, phải đổi giọng cho khỏi bị chọc, nhớ lại chàng Sơn hay chọc Thủy nhiều nhất nên Thủy ráng tập để nói lại cho giống tiếng của người miền Nam cứ như là Hoài Linh hát trong chương trình cuả Thúy Nga Paris nhưng nhái giọng cho giống Tuấn Ngọc vậy, có khi An cũng bắt chước Sơn nói giọng Huế cuả Thủy làm cả bọn tha hồ cười …đời học sinh thì lúc nào cũng vô tư dù sau ngày giải phóng miền Nam mọi người phải lo sợ đủ thứ .
Không thể cùng Thủy đi về thăm Huế trong những ngày này , An chỉ được nghe kể về làng Kim Long để tới thăm những người con gái Huế đẹp mỹ miều cùng thưởng thức những món ngon của xứ thần kinh như bánh ướt, bánh bèo…nổi tiếng nhất là món mứt gừng cay thơm ngon, thanh giọng rất tốt cho các ca sĩ, Thu Thủy cũng rất thích hát bài hát “Thương tà áo bay” của Thông Đạt, An nhớ Thủy đôi khi cũng bắt chước bạn hát mấy câu bằng giọng Huế dịu ngọ t của T cũng như ăn thêm vài miếng mứt gừng cho thanh giọng như người dân ở xứ Kim Long, hay nhớ những ngày nắng gắy hai đứa lội ra chợ Cần thơ thì không quên chiếc nón bài thơ xứ Huế gợi thương gợi nhớ ở xứ Phú cam , Mỹ Lan…đội trên đầu cho bớt nóng
Sau hai năm học chung trường, rồi khi Thủy có người yêu, Thủy biết yêu lúc 18 tuổi thì cũng thua nhà thơ Hoàng Cầm có bài thơ “lá diêu bông” nổi tiếng đã biết yêu sắc đẹp của người con gái từ năm 8 tuổi, mức độ say mê cuả hai người chắc cũng ngang nhau , sau đó dù hai đứa ít gặp nhau nhưng những lúc nhìn thấy đôi mắt nai buồn vời vời , An cũng biết Thủy nhớ chàng .Bây giờ sau nhiều năm mất liên lạc An vẫn không quên phong cách dịu dàng, duyên dáng của người con gái Huế , nhất là đôi mắt nai trong như nước hồ thu nhưng đến lúc mắt Thủy buồn vì nhớ người yêu thì thật là tội , làm An đau lòng không ít .
Ôi những người con gái Huế nổi tiếng là thủy chung , duyên dáng, đảm đang.
Em người con gái xứ mộng mơ
Đôi mắt em hồn thu xanh thẳm
Bóng ai trong hồ thu mắt em
Sợi tơ xanh xao đôi mắt nai
em đã trao tình ra khơi nơi nao
Hởi cô gái Kim Long năm nào
Dịu dàng như nữ sinh Đồng khánh
Nhớ kỹ niệm êm đềm như mơ
Ta vẫn nhớ hoài nước hồ thu
Như tên em là Thu Thủy.
Mai An