logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/08/2017 lúc 09:54:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,297

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Đường tầu dẫn đến trại tập trung Auschwitz thời Đức quốc xã (1940-1945). Wikipedia
Thế giới tưởng đã biết hết mọi bí mật về sự tàn bạo của chủ nghĩa quốc xã, nhờ các hồ sơ lưu trữ được đưa ra ánh sáng. Tuy nhiên, gần đây, một bộ sưu tập não nạn nhân bị giết bằng phương pháp “an tử” (chết êm dịu, euthanasia) trong chương trình T4, được phát hiện trong kho của Viện Max-Planck, một trong những cơ quan nghiên cứu nổi tiếng của Đức. “Những tiết lộ mới về bác sĩ quốc xã” được tuần san L’Obs đưa trên trang nhất và dành 11 trang điều tra.
Bộ sưu tập não “những người vô ích”
Aktion T4 là mật mã của chiến dịch bí mật “an tử” nhằm loại “những người vô ích”. Trong số các nạn nhân có rất nhiều trẻ em bị Đức quốc cho là không đáng sống, nhưng chúng phục vụ lợi ích “khoa học”. Cùng với phát hiện ở Đức, một phát hiện khác ở thành phố Strasbourg (Pháp) cũng khiến người ta kinh ngạc: phần thi thể còn lại của nhiều nạn nhân thí nghiệm của một bác sĩ quốc xã mới được an táng. Bị bỏ quên hay bị che giấu? Dù ở Pháp hay ở Đức, tất cả đều nằm trên giá của các viện nghiên cứu trong suốt 70 năm.
Trong Thế Chiến II, chương trình loại bỏ người tàn tật mà Hitler muốn tiến hành đã giúp bác sĩ phẫu thuật thần kinh Julius Hallervorden lập “bộ sưu tập” não trẻ em. L’Obs lật lại hồ sơ ngày 28/10/1940 khi một chiếc xe ca chở 58 trẻ em đến “Bệnh viện công Brandebourg”, thực ra là một phòng hơi ngạt. Cũng như những chuyến xe khác, chiếc xe chở đầy người vào trong và khi quay ra thì trống rỗng. “Bệnh viện Brandebourg” chính là phòng hơi ngạt đầu tiên được thí điểm tại Đức.
Tất cả 58 trẻ em đều bị cho là “vô ích” vì bị tàn tật, bị động kinh hoặc tiếp thu chậm ở trường. Đợt thanh trừng đó mang tên K58 (K - “Kinder” (trẻ em) và 58 là số trẻ em được nhận). Tất cả đều bị quên lãng, không tên tuổi, không hình ảnh.
Bác sĩ phẫu thuật thần kinh Julius Hallervorden, làm việc tại Cơ quan Kaiser-Wilhelm, nay là Viện Max-Planck, được mời đến tham dự vì ông hợp tác chặt chẽ với bác sĩ nhi Hans Heinze, người phát hiện ra một vài trường hợp đáng quan tâm cho đồng nghiệp chuyên về thần kinh.
Bác sĩ Heinze, tham gia quốc xã ngày từ đầu và tuyệt đối tin vào sự thuần khiết chủng tộc, là giám đốc bệnh viện Gorden, nơi điều trị 58 trẻ em trên. Ông khám cho những đứa trẻ này trước khi giết chúng bằng cách tiêm vào động mạch cảnh một loại thuốc tương phản, khiến các nạn nhân khóc vì đau đớn trước khi chết.
Nhà nghiên cứu Catherine Bernstein, tác giả bộ phim tài liệu duy nhất về Julius Hallervorden (2014), khẳng định : “Đó là vụ giết người theo yêu cầu. Hallervorden chọn nạn nhân tùy theo chương trình nghiên cứu của ông ta”.
Sau khi đã lấy não ra, thi thể của 58 trẻ em được quân Đức quốc xã mang đến một lò hỏa thiêu ở nông thôn. Tro được đưa vào bình di cốt rồi trao lại cho gia đình với giấy chứng tử giả.
Bác sĩ Hallervorden cắt những bộ não lấy được thành những lát mỏng, sau đó ép chúng giữa hai mảnh kính để nghiên cứu. Tổng cộng, ông “sưu tập” được khoảng 700 bộ não đến từ sáu trung tâm “an tử” tại Đức. Theo con số được L’Obs đưa ra, tính đến tháng 01/1940, sáu trung tâm phục vụ chương trình T4 đã giết 70.273 người. Ngoài ra, vị bác sĩ này còn nhận được nhiều mẫu từ một bệnh viện ở vùng Lorraine (Pháp), lúc đó bị sáp nhập vào Đức.
Tháng 08/1941, Aktion T4 chính thức bị đình chỉ, và thay vào đó là chiến dịch 14f13, “an tử” do địa phương quản lý, đã khiến ít nhất 150.000 người chết, tính đến cuối Thế Chiến II. Năm 1942, các nhà phụ trách chính của chương trình T4 tham gia chiến dịch Reihard (mang tên của Reihard Heydrich). Đây là bước đầu tiên của chiến dịch tận diệt người Do Thái ở châu Âu, khiến khoảng 5-6 triệu người Do Thái chết vì khí ga.
Năm 1965, Hallervorden chết nhưng bộ sưu tập của ông vẫn được giữ nguyên trong kho lưu trữ của Viện Max-Planck và tại nhiều cơ quan khác ở Đức… và tiếp tục được các nhà nghiên cứu sử dụng. Sau một cuộc chiến đấu dài hơi, nhà sử học Gotz Aly đã buộc Viện Max-Planck thừa nhận nguồn gốc của bộ sưu tập này. Năm 1990, các bộ não trong bộ sưu tập được chôn cất. Câu chuyện tưởng đã hết, nhưng đến năm 2015, rất nhiều bộ não khác đã được phát hiện trong kho của Viện Max-Planck ở Berlin, sau đó là ở Munich. Tháng 06/2017, Viện Max-Planck tiến hành nghiên cứu và tìm kiếm để nhận dạng 700 nạn nhân trong bộ sưu tập của Hallervorden.
Bộ sưu tập xương Do Thái thời quốc xã tại đại học Strasbourg
Trong Thế Chiến II, Strasbourg bị sáp nhập vào Đức. Năm 1944, bác sĩ giải phẫu Đức quốc xã August Hirt lập bộ sưu tập xương từ 86 nạn nhân Do Thái được chuyển từ trại Auschwitz “để có được những mẫu từ mọi nước”.
Ngày nay, một số nhà nghiên cứu vẫn tìm được trong tầng hầm, nhiều bộ phận cơ thể, kết quả từ những công trình khổng lồ của bác sĩ August Hirt, như phát hiện của Raphel Toledano, bác sĩ kiêm sử gia về những thí nghiệm của các bác sĩ quốc xã tại đại học Reichsuniversitat.
Mẫu da, mang số 107969, được Toledano tìm thấy trong một căn phòng khóa kín ở Viện Y khoa thuộc đại học Strasbourg. Cũng như rất nhiều sinh viên y khoa khác, Raphel Toledano từng nghe những tin đồn rằng trong trường còn rất nhiều bộ phận của thi thể từ thời Thế Chiến II. Trong kho của Viện Giải phẫu vẫn còn nhiều “lọ” chứa nội tạng.
Để tránh khó xử về những sự kiện lịch sử, một bia tưởng niệm các nạn nhân thời Reichsuniversitat đã được dựng. Đa số các bác sĩ thuộc đại học Reichsuniversitat được ân xá trong những năm 1950.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.059 giây.