logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/06/2013 lúc 09:01:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Cuộc thảo luận trên trang Facebook do Đại sứ Anh, tiến sỹ Antony Stokes chủ trì chiều 19/6/2013 theo giờ Hà Nội về chủ đề ‘An toàn cho nhà báo’ đã khép lại nhưng nhiều câu hỏi vẫn cần được trả lời.

Được Sứ quán Anh mời trong vòng Bấm 60 phút, tôi cũng muốn diễn giải thêm ở đây để bạn đọc hiểu thêm về BBC và cách làm việc của chúng tôi.
Vì dù là trong tiếng Anh, Nga, Việt, Trung, Uzbek hay Ả Rập... cả 28 ngôn ngữ của BBC Global News Languages đều tuân theo một Nguyên tắc Biên tập chung, Bấm Editorial Guidelines.
UserPostedImage
ĐS Antony Stokes có nhiều nỗ lực giới thiệu nền giáo dục và báo chí Anh với Việt Nam
Chọn diễn đàn nào?
Đại sứ Antony Stokes đã nhờ tôi trả lời câu hỏi của bạn Trần Nam Hiếu như sau:

“Tôi không phải là một nhà báo, tôi chỉ tốt nghiệp ĐH theo ngành Kinh tế. Nhìn thấy Tổ quốc đang bị kìm hãm do sự ngu dốt của mấy người quản lý mà chán quá. Nhiều khi tôi rất muốn đóng góp những bài viết có ích để góp phần vào tiếng nói của các bạn trẻ. Nhưng cứ ngại bị mấy ông sờ gáy. Xin hỏi BBC tôi có thể gửi những bài viết của mình ở đâu?”

Tôi trả lời câu này rằng:

“BBC có mục Diễn Đàn để ghi nhận các ý kiến của các bạn về những đề tài dư luận cùng quan tâm như báo chí, quản trị kinh tế, thời sự, xã hội. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt các bài viết mang tính ý kiến cá nhân và các phân tích của giới chuyên gia,"

"Không phải bài và ý kiến nào BBC Tiếng Việt cũng nhận để đăng. Về sự an toàn khi bày tỏ quan điểm thì BBC không muốn để bất cứ ai cảm thấy bị nguy hiểm vì bất cứ lý do gì vì đăng bài với chúng tôi nên sẽ đăng khi người viết hoàn toàn thoải mái.”
BBC phân biệt các bài viết của những nhà bình luận đã có tên tuổi, những blogger độc lập và đã có vị trí trong mạng xã hội, căn cứ vào số bài, thâm niên viết, số người theo (follow), với các bài mang ý kiến riêng của rất nhiều cây viết mạng.

Thế giới mạng ngày nay cũng có những nhóm nhà hoạt động thuộc giới vận động cho một dạng quan điểm chính trị, tôn giáo hay môi sinh.

BBC không ngần ngại đăng một số quan điểm của họ dù thuận hay trái chiều so với truyền thông chính thống, nếu được viết ra một cách có trách nhiệm, kể cả ý kiến phê phán BBC, nhưng cũng không đăng liên tục các bài chỉ khen hoặc phê một chiều.
UserPostedImage
Các nhà báo BBC biểu tình đòi thả tự do cho Urunboy Usmono ở Tajikistan
Theo Hiến chương Hoàng gia (Royal Charter), BBC có trách nhiệm mở ra các cuộc thảo luận về những vấn đề công chúng quan tâm nhưng BBC không chọn vị trí ủng hộ hay đối kháng với bất cứ chính quyền, đảng phái, phong trào nào.

Vì thế, để công bằng cho các nhà quản lý mà Trần Nam Hiếu thấy ‘chán quá’, BBC cũng vẫn phỏng vấn họ hoặc trích thuật ý kiến của họ vì BBC tuân theo nguyên tắc bất thiên vị.

Về sự lo ngại khi nêu lên ý kiến của mình, và sợ bị ‘sờ gáy’, tôi chỉ có thể nhắc lại quan điểm về an toàn cho nhà báo của BBC rằng ‘No story is worth your life’, tức là không có chuyện gì đáng để bạn phải ‘mất mạng’.
Như thế BBC không dám dấn thân và đi tới tận cùng vì sự thật?

Không hẳn như thế các bạn ạ.

BBC tin rằng đưa các câu chuyện bị che dấu ra ánh sáng công luận là thiên chức của mọi nhà báo nhưng không hề khuyến khích bất cứ ai trong công chúng, giới cầm bút hay chính nhân viên đặt mình vào vị trí nguy hiểm tới tính mạng chỉ vì mục tiêu đưa tin.

Đơn giản là về mặt đạo đức, BBC hay bất cứ cơ quan truyền thông nào cũng không có quyền đòi hỏi chuyện đó từ bất cứ ai.

Nhưng khi quyết định làm các phóng sự điều tra sâu rộng, như khi cử phóng viên Bấm Mark Daly cải trang làm tân binh vào Học viện Cảnh sát Anh để lôi ra ánh sáng nạn phân biệt chủng tộc trong lực lượng này hồi 2003, BBC luôn tham vấn các luật sư kỳ cựu để chuẩn bị an toàn cho phóng viên, kể cả an toàn về pháp lý nếu bị kiện.

Tránh hiểm nguy mà vẫn đưa được tin tức là điều tối ưu.

Còn về từng cá nhân, tôi nghĩ trong quan hệ xã hội, gia đình hay khi làm báo, một khi ta phải nêu ý kiến mà còn sợ và e ngại thì không nên nêu vì ý kiến khi ấy chưa chắc đã nói hết được điều muốn nói.

Tức là sợ thì đừng nên viết nhưng khi đã viết sau khi suy nghĩ chín chắn thì đừng sợ.

Trong lòng dư luận
Một phần trong cuộc thảo luận của Đại sứ quán Anh nói về chuyện làm sao bảo vệ nhà báo khỏi bị hành hung.

Tôi chỉ xin nêu ví dụ ở Anh rằng các nhà báo được huấn luyện theo khóa 'Hostile Environment' (Môi trường nguy hiểm) để giữ an toàn khi vào các vùng chiến sự, thiên tai hoặc nơi có rối loạn.

Ở nơi công cộng, các nhà báo Anh và Phương Tây nói chung đều đội mũ và mặc áo jacket có chữ PRESS (báo chí) để cảnh sát biết rõ họ là ai.

Còn nếu chính cảnh sát cố ý nhằm vào người khoác áo PRESS để tấn công thì đấy là chuyện ngoài sức tưởng tượng của thế giới văn minh, và không một tòa báo nào có thể làm được gì hơn.

Nhưng va chạm, xô xát nơi xảy ra tuần hành, biểu tình thường không tránh khỏi nên ngoài ra các biện pháp phòng vệ, phóng viên BBC cũng tham gia các nghiệp đoàn báo chí Anh Quốc để có sự bảo vệ hơn nữa và khi cần thì các tổ chức này cũng lên tiếng.

Có lẽ đây cũng là điều một số ý kiến trong cuộc thảo luận nêu ra: khi công đoàn nghề báo không giúp gì, các nhà báo ở Việt Nam cần trợ giúp nhau trên các diễn đàn nghề nghiệp để tìm hiểu pháp luật và tạo ra lập luận vững chắc bảo vệ mình khi cần.

Về phía mình, tôi nghĩ nhà chức trách và tòa án ở Việt Nam cũng cần đạt đúng chỗ các vụ việc về báo chí.

Nếu bài báo đụng chạm đến một lãnh đạo thì hãy để cá nhân nhà lãnh đạo đó kiện báo hoặc phóng viên ra tòa, như ở Singapore, chẳng hạn về tội vu khống, bôi nhọ.

Và nếu chính trị gia có thể thắng, như ông Lý Quang Diệu đã thắng kiện năm 1998, trong vụ kiện dân sự, không phải mang tính chính trị ồn ào.

Tất nhiên, nhà báo có quyền bào chữa công khai để bảo vệ quan điểm và tòa án cũng được tiếng là hoạt động đúng nguyên tắc Nhà nước pháp quyền chứ không theo cách diễn giải tùy tiện của phe phái chính trị hay chịu tác động của các nhóm lợi ích.
Còn khi nhà báo gặp nạn trước bạo lực mang tính nhà nước thì BBC làm được gì?

Tôi nhớ hồi 2011, anh Urunboy Usmono, phóng viên cho ban Trung Á của BBC bị chính quyền Bấm Tajikistan bắt vì tội 'khủng số' sau các phóng sự anh làm về giới chức ở đó.

BBC đã tổ chức cuộc vận động trên khắp châu Âu đòi chính quyền nước đó thả nhà báo này, và bản thân tôi cũng tham gia biểu tình ở London tiếp sức cho cuộc vận động mà cuối cùng đã thành công.

Xin chia sẻ là trước đó, hồi 2007, tôi cũng tham gia biểu tình trước trụ sở cũ Bush House đòi thả một đồng nghiệp khác, anh Alan Johnston bị một nhóm vũ trang bắt cóc và giam cầm ở dải Gaza hơn 100 ngày.

Ngay tuần này, một cuộc vận động khác đang diễn ra để đánh động dư luận về chuyện 20 gia đình các phóng viên ban BBC tiếng Iran bị chính quyền ở Tehran truy bức, bắt bớ, thẩm vấn chỉ vì con em họ làm việc tại London.

BBC không phải là một thế lực chính trị nên chỉ có cách là 'kêu cứu' với công chúng khi phóng viên của mình gặp nạn.

Nhưng con số 245 triệu người trên toàn cầu đọc, nghe và xem BBC bằng tất cả các ngôn ngữ mỗi tuần cũng tạo cho BBC một chỗ dựa chắc chắn trong lòng dư luận quốc tế.

Xét cho cùng, dư luận là tấm 'áo giáp' ấm áp, mềm mại và an toàn tốt nhất cho chúng tôi khi làm công việc truyền thông của mình.

Bên ngoài là vậy, còn về nội tâm thì viết có trách nhiệm và dũng cảm chịu trách nhiệm cho cả sự đúng và sai mình nêu ra là cách tốt nhất để bạn an tâm với nghề báo hết sức thú vị này.
Source: BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.108 giây.