logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 7 years ago
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi ở Mỹ này không được lâu như các cụ khác, hơn nữa lại không đi đây đi đó nhiều, chẳng đi “được một đàng” nào, chỉ lẩn quẩn quanh nhà với vợ nên cái nhìn của mình chỉ xa độ gang tay là cùng. Xin cho tôi được bắt đầu kể từ hồi tôi còn đi học.

Từ hồi còn ở trung học ở thập niên sáu mươi, tôi đã có mộng đi du học bên Mỹ. Tôi ran siêng năng trau dồi Anh ngữ và trì chí đi học đến hết càc lớp ở Hội Việt Mỹ ở con đường đầy lá me thật nên thơ Mạc Đỉnh Chi. Ngoài ra tôi còn đi học thêm văn phạm Anh ở trường Ziên Hồng của hai thầy Lê Bá Kông và Khanh. Đó là chưa kể tôi thường đến thư viện Abraham Lincoln ơ kế rạp Rex gần cơ sở USIS của Hoa Kỳ ở ngay trung tâm thủ đô Sàigòn. Tôi còn nhớ là năm ở lớp Đệ tam tôi có đi dự thi học bổng một năm ở một trường trung học Mỹ của cơ quan AFS dành cho học sinh trung học Việt Nam nhưng bị đạp nhằm vỏ chuối! Không tởn, tôi vẫn tiếp tục gò môn Anh văn bằng cách đọc sách, mua truyện Anh ngữ, làm bài tập đều đều từ năm này sang năm nọ. Rồi ông Trời cũng thương.

Số là năm saú chin, tôi đi vào Thủ Đức và được trúng tuyển về Trường Sinh Ngữ Quân Đội, nằm ngang tổng y viện Cộng Hòa, làm thầy giáo tiếng Anh cho các bạn sinh viên sĩ quan Không quân sắp đi học lái trực thăng ở Hoa Kỳ. Thế là cái mộng Mỹ du của tôi trở thành sự thật. Nhưng chính lúc đó tôi lại không muốn sống ở caí xứ Mỹ mà mình hằng mơ uớc. Lý do? Sao tôi thấythèm… nước mắm và nhớ tà áo dài trắng đáng yêu của mấy cô nữ sinh ở trường trung học Lê văn Duyệt ở Bà Chiểu quá!

Sau tháng Tư bị phỏng dai (có dấu sắc nhé!) năm 75, tôi “được gởi đi học!(?)” trên sáu cuốn lịch. Khi “ra trưòng” (!) tôi lén theo ghe đánh cá tới lần thứ bảy mới thoát ra khỏi được caí xứ sở má tôi yêu thương định ở lại trước kia sau khi bị hấp hơn ba năm nửa về “tội phản quốc”! (?)

Khi còn ở đảo tỵ nạn Galang dành cho người vượt biển, tôi thấy nước Mỹ “xấu” quá đi! Ai lại bỏ bạn bè đồng minh của mình chết một cách tức tưởi như vậy! Do vậy tôi xin đi tỵ nạn ở Canada và sau đó là xin đi Úc chớ không xin đi Mỹ. Lúc đó tôi đang là thông dịch viên cho cơ quan JVA (Joint Voluntary Service) của phái đoàn Mỹ duyệt xét cho người vượt biển đi định cư ở Hoa Kỳ trên đảo thì bị anh chàng viên chức của phòng có tính ngông ngông tên Phillip Losh của phái đoàn đã chửi tôi là “đồ phản bội” (nguyên chữ hắn dùng là traitor) vì tôi không xin đi Mỹ! (Tôi có phản bội đâu, có mấy anh thì có!) Nhưng cuối cùng tôi vẫn khăn gói qua Mỹ năm 92. Sau đó tôi bổng …thích nước Mỹ vì…tôi được đi học lại. (Điều này là sư thật. Tôi chẳng dám nói ngoa!) Cái mộng mà tôi hằng ấp ủ khi còn bị nằm ăn khoai mì hư xắc lát trong trại cải tạo ở Ngã Ba Ông Đồn.

Nưóc Mỹ thật là đa dạng và rộng lớn để tôi có được nhận xét đúng và chính xác nhưng cũng xin được đóng góp vài nhận xét theo khả năng và tầm hiểu biết hạn hẹp của mình. Đa số thời gian sống của tôi ở xứ này là trong trường học và thư viện. Theo tôi thì nước Mỹ tạo mọi điều kiện cho người đi học nếu họ chăm chỉ và có trí năng. Từ việc được học miễn phí cho đến hết bậc trung học, sinh viên nghèo như tôi đều được tạo điều kiện theo học cho đến lúc ra trường. Tôi, cũng như các sinh viên Việt khác, khi đi học được cấp financial aid trợ giúp tài chánh và work study ( vừa học vừa làm) để học hết bốn năm và được mượn thêm tiền để học xong hai năm còn lại. Tôi không dám phê phán gì về phẩm chất của nền giáo dục Mỹ nhưng tôi thấy họ giúp người tỵ nạn ta như vầy cũng là tốt rồi phải không thưa các cụ? Dù rằng dân Mỹ còn có phần nào kỳ thị ngấm ngầm, nhớ lại hồi còn đi học, tôi và anh bạn sống chung hai anh em cuối tuần đi là vưòn, cắi cỏ để kiếm thêm chút tiền thì đã có những người bản xứ rất tốt và sẵn lòng giúp đở bọn học sinh nghèo mũi xẹp, da vàng như hai đứa tôi. Có ông bà cụ người Mỹ, Alice và Will, mà bọn tôi làm vườn cho ông bà sau đó đã trở thành người bảo trợ và cho tôi ở chung không tốn đến một xu. Có những ông bà khác, Elmer và Izzy, đối xử rất lịch sự với tụi tôi và đến giờ trở thành những người bạn thân của vợ chồng tôi. Giờ xin được nhìn về phái đẹp mắt xanh của xứ Cờ Hoa.

Nhiều năm về trước, lúc tôi chưa có vợ, không phải bây giờ đâu nhe, tôi và mấy ông bạn cuối tuần thường lái xe lên Tacoma để đi xem…tóp lét. Lúc đó tiền vô cữa là mười đô, mua một ly coca năm đô, gọi mấy nàng lại uốn éo tại bàn mình ngồi năm mười phút gì đó là mười đô. Tôi thường gọi một nàng ban ngày là sinh viên, tối làm thêm ở hộp đêm này để kiếm thêm tiền. Cái “nghề” này thì đa số chúng ta không ai có cái nhìn thiện cảm nhưng ở cái xứ nàỳ thì đó cũng là một nghề như mọi nghề khác thôi. Rồi cáí chuyện này mới làm cho tôi hết hồn là kế bên cái …xóm đầy tội lỗi đó lại có một căn nhà để truyền giáo cứu rỗi có bày đầy kinh sách và có tín đồ phát không sách răn cho người qua lại. Cái này thì chỉ chắc bên Mỹ này mới có, đúng như bài hát có tựa đề là “Only in America” khá thịnh hành mà tôi biết hồi thập niên sáu mươi. Cũng cái chuyện của mấy nàng mắt xanh mà xuýt hại tới cái ghế của ông tông tông đào hoa Clinton. Qua cáí vụ bê bối này của ngài Bill nhà ta tôi nhận thấy có hai điểm nổi bật. Một là về mặt đạo đức ngài Clinton không thể nào được chấm điểm cao. Hai, cái nưóc này dám đưa tổng thống đương nhiệm ra điều tra còn bị nhà báo lảo thành Jim Lehrer chất vấn đến tối tăm mày mặt thì phải hơn nước cộng hòa xã nghĩa xiu vẹo hiện nay nhiều lắm. Bây giờ xin cho bàn về chuyện vác chiếu ra tòa.

Nếu bạn nào có xem qua chương trình thiên hạ kiện cáo nhau của bà tòa Judge Judy mới thấy cái xứ naỳ là xứ của các vụ kiện cáo từ chuyện lớn đến chuyện lăng nhăng. Hồi đầu tháng hai năm 04 một bà khi xem TV đã kiện cô nữ ca sĩ da đen Janet Jackson, chị của Micheal Jackson, vì bị xem cảnh cô này bị xé aó khi trình diển làm lộ ra... trái lê… không được trắng của cô ta như là một cảnh công xuất tu sỉ! Thằng ăn trộm nó lẽn vào nhà mình nó kiện mình được nếu nó có luật sư tru tréo trước tòa là mình đã cố ý bắn nó què giò trong khi nó đang lui cui dọn dẹp TV, đầu máy của mình! Nếu như cụ Phạm Quỳnh nhà ta có nhận xét là “người Việt ta cái gì cũng cười” thì tôi cũng xin dám nói …đại là “dân Mỹ cái gì cũng sue (kiện)” chắc cũng không sai lắm thưa các bạn?

Còn nhìn qua vấn đề da đen da trắng thì tôi thấy hình như là vấn đề kỳ thị màu da vẫn còn ngấm ngầm ở xứ này thì phải. Nếu bạn có đi làm trong các công sở hảng xưởng chắc có lần cũng bị trải qua kinh nghiệm không mấy vui thích này. Xin cho tôi được kể lại mẫu chuyện nhỏ sau đây để từ đó bạn kết luận về mặt này. Hồi tôi còn đi học ở trường đại học c.đ. tôi đuợc học với bà giáo sư môn nghệ thuật hội họa tênlà Carol H., giờ là bạn thân của gia đình tôi. Chính bà đã đứng ra bảo trợ về tài chánh khi tôi bảo lảnh cho vợ tôi qua đây đoàn tụ. Trước đây mấy năm, ông bà có bảo trợ cho một anh bác sĩ bạn với ông qua để điều trị bịnh tim. Sau khi lành bịnh anh ta trở về Việt Nam và ông bà vẫn thường xuyên liên lạc. Ngày anh này làm đám cưói ông bà bỏ ra một tuần bay về Việt Nam để dự đám rồi trở qua! Tôi chưa thấy người Mỹ nào tốt đến như vậy.

Có lần hai đứa tôi xuống Las Vegas chơi và ở nhà của hai bạn Jim và Sonja, tín đồ của nhóm Bahai ( không phải là đạo Hồi như nhiều người tưởng) được đối xử như người trong gia đình và được đưa đi thắng cảnh tuyệt vời như đập Hoover Damn và công viên thiên nhiên Red Rock Park mà ít ai đươc tới ngoài cáí đẹp rực rở nhân tạo trên dãy Las Vegas Strip thường ai cũng thường đến. Nưóc Mỹ, theo tôi, là xứ có đầu óc tinh thần cởi mở, mọi ý kiến và tín ngưởng đều được chấp nhận, ngay cả tín ngưởng xa lạ Bahai này. Bây giờ xin nói đến chuyện càc cô chú cẩu xứ Cờ Hoa.

Thiên hạ thường xắp hạng ở Mỹ: nhứt chó, nhì đàn bà rồi chót mới tới đàn ông làm tôi phải cứ suy nghỉ hoài tại sao lại nhứt là chó!? Co lẽ là xứ naỳ tôn trọn cá nhân chủ nghĩa cho nên nam nữ sống đôc thân đối với họ là chuyện bình thường. Các cô, các bà mắt xanh xứ này không sọ “quá lứa, lở thời” gì hết! Mà sống như vậy chắc phải …hơi buồnnên họ nuôi chó và xem đó như là “người bạn thân” của mình. Mà đối với người bạn thân thì phải yêu qúi nó chớ. Cho nên chó đúng hàng trên liền ông ta là phải rồi!

Thêm một nhận xét của ai đó rất chí lý mà tôi chịu không cải vào dâu được là: “nước Mỹ là thiên đường của trẻ con, chiến trường của thanh niên và đám sồn sồn niên và là bải tha ma của tuổi già.” Đúng qúa trời phải không các cụ? Bạn xem đó, con nít ở đây đầy đủ đến độ dư thừa. Không ai dám đét đít mấy ông con nít này, chưa dám nói nặng với chúng nữa là. Còn giới trẻ và nhứt là đán sồn sồn như tôi thì cầy xịt khói, vật lộn vất vả mờ cả mắt cho cuộc sống mỗi ngày để nuôi gia đình và trả tiền rent hay tiền mọt ghệt mỗi tháng. Khi về tới nhà chỉ còn lăn đùng ra ngủ lấy sức cho ngày hôm sau mà quên muôn cả chuyện quan trọng đối với bà xã là …trả bài. Còn khi già thì chỉ còn nưóc ngồi chèo queo trước cái tv vì con cái đi làm hết nếu không phải bị vào nớt -xinh -hôm.

Thôi để không dài dòng nữa, tôi xin có nhận xét là ở trên đòi này chắc ai trong chúng ta đều chọn cuộc sống nào…đở tệ hơn mà sống. Ở xứ mình, cái xứ được ca tụng la thiên đàng …đỏ sống không nổi nên phải trốn qua ở đậu xứ người. Dù cho chế độ tư bản có bốc lột và …xấu xa đến đâu thì tôi cũng thấy còn hơn cái thiên đường độc quyền của đám tư bản đỏ bên đó. Nếu còn bị kẹt lại thì bây giờ tôi chỉ là thằng tài xế xe xich lô đạp hay bán vé số và con tôi sau này chưa chắc đã hơn cha nó. Cho nên bây giờ được sống theo ý mình và đi là một tháng kiếm đủ tiền về vui với vợ thì trong lòng cũng thầm cảm ơn cái xứ tuy không phải là thiên đàng và tập nhìn cái hay cáí đẹp của nó mà vui sống qua ngày.

Theo các nhà nghiên cứu về bản tính của con người thị họ có nhận xét rằng người ta thường chỉ hay chú ý về những gì xấu, dở và tiêu cực. Cũng tương tợ như ta chỉ nhìn ngay vào cái đốm mực đen trên tờ giất trắng thay vì phần trắng to lớn của nó. Mình th ìcũng vậy thôi. Sống càng lâu ở xứ Mỹ này mình càng thêm chăm chú vào những gì không hay của nó mà quên đi rất nhiều những gì mình đang được hưởng. Chẳng hạn như mình đây quên mất đi là mình đang được sống ở một xứ có Tự Do. Quên đi là con cháu của mình đang được học hành đến nơi đến chốn thêm nhiều hy vọng cho tương lai; điều mà nếu còn bị ở lại cái xứ cộng hòa xã nghĩa thì chắc khó mà có được. Mình chợt nhớ đến lời của cố TT John F. Kenendy phát biểu trong bài diển văn nhậm chức của ông, đại ý là chúng hãy đừng đói hỏi đất nước này phải làm gì cho chúng ta mà hãy tự hỏi chúng ta đã làm gì được cho xứ sở này. Khi xưa mình đã không góp phần giữ được quê hương thì giờ đây ở quê hương thứ hai này nếu không đóng góp được gì cho nó thì đừng đòi hỏi xã hội phải phục vụ cho mình. Mình mạo muội nghỉ như vậy. Có đúng thế không thưa các huynh đệ và hiền tỷ.

Thôi xin phép cho mình dừng lại ở đây vì đã qúa dài dòng, lắm chuyện rồi. Xin kính mến chúc tất cả chúng ta đươc bình an và luôn nhìn ra cái hay đẹp ở mỗi ngày để vui sống hết những năm tháng còn lại ở cái xứ mỹ lệ như tên của nó vậy.
TTT Lacey
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.082 giây.