logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 07/09/2017 lúc 09:04:38(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vậy là thêm những khói mù thế kỷ... Một công  ty Nam Hàn tiến vào khai thác dầu Biển Đông.

Tạp chí Offshore Engineer hôm 6 tháng 9/2017 loan tin, “CNOOC, SK Innovation enter South China Sea PSC” (tạm dịch: hãng dầu  quốc doanh Trung Quốc CNOOC, hãng dầu Nam Hàn SK Innovation  vào PSC của Biển Đông. Chữ PSC là hợp đồng chia sẻ sản lượng (production sharing contract).

Lô dầu có ký số Block 17/08 trong Biển Đông.

Lô này rộng 466 kilomét vuông ở độ sâu 100-130m và là miệng lòng chảo có tên là Pearl River Mouth (Ngọc Giang Khẩu???).

Bản tin nói CNOOC  sẽ giữ 51% lơị tức.

Vân đề là, lô dầu này có nằm trên biển VN không? Chưa có câu trả lời cụ thể. Cho tới chiều Thứ Tư, chưa thấy Hà Nôị nói gì.

Trong khi đó, báo Nhật Bản Nikkei Asian Review cho biết Indonesia và Nhật Bản thương thuyết về hợp tác về biển, bao gồm cả khu vực quần đảo Natuna, trong Biển Đông.

Trong đó có nghị trình về: xây dựng hải cảng cho vận tải thủy sản, đóng tàu vvvận tải thủy sản, đóng tàu tuần duyên và tàu đa dụng...

Báo naỳ cũng nói Nhật Bản sẽ tài troọ để Indonesia thiết kế mạng radar ven biển và một vệ tinh hỗ trợ cho tàu đánh cá Indonesia.

Nghị trình cũng bàn về an ninh  Biển Đông.

Trong khi đó, một bài báo vừa đăng trên  Dân Trí vài giờ là gỡ bỏ. Báo Tiếng Dân (http://baotiengdan.com/) đã kịp thời đăng lại.

Trích:

“Bài báo đã bị gỡ: Việt Nam – Trung Quốc: “Gác lại tranh chấp trên biển là thượng sách”

LTS: Bài báo này của tác giả Châu Như Quỳnh, được báo Dân Trí đăng lúc 14h49, ngày 6-9-2017, nhưng chỉ vài giờ sau thì nó bị gỡ bỏ. Tiếng Dân xin được đăng lại để phục vụ quý độc giả.

_____

Dân Trí

Việt Nam – Trung Quốc: “Gác lại tranh chấp trên biển là thượng sách”

Châu Như Quỳnh

6-9-2017

Ông Lăng Đức Quyền đến từ Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề thế giới của Tân Hoa Xã – cho biết: “Tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là tài sản âm, gây tổn thương tình cảm của hai nước, nhiều thế lực thù địch coi đây là “tử huyệt” của quan hệ Việt – Trung”.

Vấn đề nói trên được ông Lăng Đức Quyền đề cập tới trong cuộc tọa đàm “Sáng kiến Vành đai và con đường: Cơ hội hợp tác Việt – Trung” diễn ra mới đây tại Hà Nội.

Theo ông Quyền, vấn đề trên biển rõ ràng là một yếu tố trái chiều mà chúng ta phải thừa nhận nhưng việc này có phải là yếu tố cản trở quan hệ hai bên hay không? Trước tiên, phải thừa nhận hai bên có bất đồng, tranh chấp. Thứ hai là việc phải quản lý bất đồng.

“Tôi tin chắc rằng hai bên có khả năng, có năng lực để thực hiện điều này. Về tranh chấp trên biển, tôi cũng trao đổi với nhiều học giả Việt Nam, thượng sách là gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác. Theo tôi nghĩ chúng ta phải gác lại khai thác đơn phương một số vùng có tranh chấp. Tạo điều kiện dần dần đi đến cùng nhau khai thác” – ông Quyền nói.

Học giả của Tân Hoa Xã cho biết tán thành ý kiến của ngài Nguyễn Vũ Tùng (Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam) từng chia sẻ với báo chí Trung Quốc rằng: Hợp tác có thể mang đến niềm tin, niềm tin có thể mang tới nhiều hợp tác hơn.

“Việt Nam – Trung Quốc không chỉ gói gọn ở tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, bởi nó đã tồn tại rất lâu rồi và phải có sự nỗ lực rất lâu dài mới giải quyết được. Trong khi hợp tác thương mại thành công là ví dụ rất tốt để đánh dấu việc hai nước có thể khắc phục khó khăn do tranh chấp lãnh thổ gây ra.

Thực tiễn chứng minh rằng, hợp tác trên biển ở khu vực Vịnh Bắc Bộ là điểm sáng mô hình trong quan hệ hợp tác hữu nghị hai nước, là ví dụ thành công của 2 nước trong cùng nhau giải quyết tranh chấp trong lịch sử.” – ông Lăng Đức Quyền cho hay...”(ngưng trích)

Nghĩa là, hợp tác ở Biển Đông theo mô hình Vịnh Bắc Bộ? Hay chỉ là cục đá dò đường để TQ sẽ xuất chiêu hiểm độc khác?

Bản tin cũng ghi nhận là vào tháng 11/2017, Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương sẽ diễn ra tại TP Đà Nẵng của Việt Nam, trong dịp này, Bí thư – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự Hội nghị và thăm Việt Nam.

Khó hiểu vô cùng tận  vậy.

Trong khi đó, bản tin RFA ghi rằng: Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận tại Hoàng Sa.

Việt Nam cực lực bác bỏ hành động của Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.

Đó là tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, vào chiều ngày thứ Ba, 5 tháng Chín.

Tuyên bố này nhắm vào cuộc tập trận bắn đạn thật của Trung Quốc diễn ra từ 28 tháng Tám đến ngày 4 tháng Chín, tại khu vực cửa Vịnh Bắc Bộ.

Khu vực tập trận  được nói là chỉ cách bờ biển Quảng Nam Đà Nẵng của Việt Nam 75 hải lý, và không xa khu vực mỏ khí đốt Cá Voi Xanh mà Việt Nam và công ty Exxon Mobile của Mỹ sẽ khởi động khai thác vào tháng 11 tới đây.

Trước đó, Việt Nam đã lên tiếng nói rằng hết sức quan ngại về cuộc tập trận này, và cho biết Bộ ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội để trình bày quan điểm của Việt Nam về vụ này.

Đáp trả lại lời tuyên bố của Việt Nam, hôm nay thứ Tư 6 tháng Chín, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Trung Quốc ông Cảnh Sảng nói rằng khu vực tập trận nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc.

Ông nói thêm rằng các bên có liên quan nên nhìn cuộc tập trận một cách bình tĩnh và có lý lẽ, nhưng ông không nói rõ các bên liên quan là nước nào.

Trước đó, trong lúc cuộc tập trận đang diễn ra, Bắc Kinh có nói rằng cuộc tập trận diễn ra trong khu vực đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, xung quanh quần đảo Tây Sa, tên mà Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa.

Xin được nhắc lại là quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đoạt từ tay hải quân Việt Nam Cộng Hòa của miền Nam Việt Nam vào năm 1974, và chiếm đóng quần đảo này trong suốt thời gian qua.

Trong khi đó, một bản tin từ báo Giáo Dục VN nêu ra nghi vấn: Trung Quốc dụ Mỹ lao vào Đông Bắc Á, âm thầm kiềm tỏa Biển Đông?

Báo GDVN kể:

“Đại hội 19 có thể trở thành thời cơ, nếu bối cảnh quốc tế và khu vực thuận lợi, Mỹ tiếp tục lao vào Triều Tiên, Trung Quốc có thể chớp lấy, hạ thủ ở Biển Đông.

...Trong khi cả thế giới bị thu hút vào bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc đang lặng lẽ thắt chặt vòng kiềm tỏa trên Biển Đông, Bloomberg ngày 6/9 nhận định....

Với mối quan hệ bí mật giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, cũng không loại trừ "thế cờ" trên bán đảo Triều Tiên hiện nay là do Trung Quốc chủ động tạo ra để dụ Mỹ.”(ngưng trích)
Khó hiểu vô cùng tận vậy.

Trần Khải
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.090 giây.