logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 07/09/2017 lúc 09:22:37(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
(Hình: Nguyễn Thành Công)
Tôi sinh ra và sống ở vùng cực Nam đất Việt, trên vùng sinh thái ngập mặn lớn thứ hai trên thế giới, sau Amazon bên Nam Mỹ, theo một tài liệu địa lý. Bốn bề gió táp mặn chát làn da, sông chi chít và cuồn cuộn phù sa, muỗi mòng và nắng cháy... Khái niệm về núi, đồi, trung du và những gì liên quan đến những vùng đất khác của tổ quốc thật xa xôi. Đa phần bà con nghèo, chuyện thăm thú đó đây dù ở chính quê hương đất nước mình, có khi rất xa xôi.
Tôi “du lịch” qua những trang sách thiếu nhi và môn học địa lý ở học đường, biết và nhớ tên từng dòng sông ngọn núi, vùng miền trên dải đất hình chữ S kéo dài ven bờ biển Đông. Tôi “thăm” các vùng đất xa xôi qua hình ảnh và chất giọng thầy cô giáo tăng cường đến cầm phấn ở trường huyện mình. Tôi có thể nói về quê hương nhà thơ Trần Đăng Khoa ở Hải Hưng có sông Kinh Thầy hay Hà Đông nổi tiếng về lụa, về Thăng Long thành cũng như những vùng đồi chè Thái Nguyên. Miền Bắc rất xa ...
UserPostedImage
(Hình: Nguyễn Thành Công)

Đất nước tôi không chỉ đau chia cắt một lần, lịch sử binh đao và vĩ tuyễn 17 trở thành vết cắt quặn lòng. Rất nhiều người miền Nam không biết đất Bắc cội nguồn, và ngược lại, cái gì đấy chơi vơi...
Tôi nhớ hồi học phổ thông, ông giáo dân Hải Hưng biết ước mơ thầm kín một lần đi hết dải đất Việt của học trò, đã khuyên: em nuôi một con heo, để lớn, bán đủ tiền mua vé tàu hỏa. Thầy khuất bóng mà giấc mơ ấy của tôi vẫn chưa thực hiện được.
Tôi viết, viết nhiều, vụng về con chữ và lúng túng ý tứ. Nhờ viết, tôi được mời đi Sài Gòn - Hòn Ngọc Viễn Đông, bởi cánh thiệp mời trang trọng có con dấu đỏ chót! Tách mình khỏi những dòng kênh nước mặn, rặng mắm sú đước xanh rì, khỏi đồng bằng phù sa cuối nguồn Me Kong và gần chót vót bán đảo Cà Mau, tôi được đặt chân đến đô thành mệnh danh lớn nhất tổ quốc. Tôi mê mải nhìn những dòng xe trôi bất tận, lạc mình trong sở thú đầy cây xanh và Dinh Độc Lập tuyệt mỹ. Tôi ngẩn ngơ nhìn những hàng cây sao thẳng tắp trên các cung phố, những kiến trúc cao ngất và khói bụi ồn ã thị thành.
Tôi viết, rồi được đi bởi những cánh thư mời, giấc mơ đã gần gụi.
Một ngày đẹp trời, một cánh thư chuyển phát nhanh gửi từ Chùa Quán Sứ - Hà Nội - trân trọng mời dự sự kiện ở Đông Bắc tổ quốc, và tài khoản mọn của tôi nhận được số tiền đủ cho … một vé bay! Thầy giáo Hải Hưng của tôi đã mất rồi.

UserPostedImage
(Hình: Nguyễn Thành Công)

Suốt mấy ngày trước chuyến đi, tôi cứ quanh quẩn ở công viên quê nhà, chân bước mà lòng cứ nghĩ tứ tung về chuyến đi miền Bắc đầu đời, cứ như không tin đấy là sự thực. Người ta ở xóm chợ từng kể về những chuyến xuất ngoại tận Mỹ, châu Âu và Úc cách bình thường, còn tôi - một lần đi Bắc vô cùng thiêng.
Tôi mua vé, chọn hãng bay lớn nhất nước, hàng không quốc gia. Tay xách nách mang rời sân bay Cần Thơ mưa lất phất trên chiếc phản lực Aribus – 321 sơn xanh tuyệt đẹp. Máy bay vào vùng trời Hà Nội lại quần đảo lâu rồi quay về miền Trung vì lý do thời tiết. Lại cất cánh tiếp từ Đà Nẵng sau khi tiếp dầu và Nội Bài hiện dưới cánh bay.
Tôi đặt chân trên đất Hà Nội gần như đúng 0 giờ!
Bạn đón tôi trên con xe màu bạc. Người đọc từng bài viết của tôi gửi qua mail, lần đầu gặp gỡ ngỡ như thân thiết. Trong đêm chúng tôi vào nội thành, qua phố Ao Sen, vào khu cao ốc Memory gần làng Việt kiều Châu Âu, một đêm rất lạ...
UserPostedImage
(Hình: Nguyễn Thành Công)

Xe đưa tôi lên Bảo Quang tự ở Uông Bí rồi tiếp, đến Mạo Khê, Trú Lâm Yên Tử và núi Ngọa Vân...
Cái gì cũng lạ. Từ dòng suối nhỏ trong vắt đến sương mù trên cao, từ rừng trúc tít tắp đến những vùng đồi không có kết thúc. Miền Bắc vốn tồn tại trong bao nhiều trang sách sinh động hiện ra trong tầm mắt tầm tay, một chuyến du lịch không có trong ngoặc kép, đi thiệt! Tôi đã trải nghiệm hạnh phúc lần đầu biết đất nước mình dài tới đâu, cao bao nhiêu và...
Không phải trải nghiệm nào cũng dễ mô tả bằng con chữ. Nếu một người Nhật lần đầu đi hết các hòn đảo của vương quốc mình để hình dung tổ quốc thân yêu, có lẽ cũng như tôi. Nếu một người Nga lần đầu rời khỏi thôn làng ở Viễn Đông gần Vladivostok, chu du qua Siberia mênh mông, biết đến các thảo nguyên và các cộng hòa, hồ Vonga và kinh đô cổ kính, đến vùng châu Âu của nước Nga và... Tôi cũng vậy.
Ngày quay về Hà Nội, cũng trong đêm lất phất, bạn dừng xe, vào hàng mua hai que kem Tràng Tiền, rồi cả hai cứ đứng trên phố… ăn kem!
Tôi đã lang thang thăm hồ Gươm, phố sách Tràng Tiền, quảng trường Ba Đình; bắt xe qua tuốt Mỹ Đình. Tôi biết đến cốc nước vối đất Bắc, cà phê được gọi “nâu” và “đen” khác quê mình. Tôi cũng ngắm dòng xe trên phố và so sánh với Sài Gòn, cũng quê hương.
Tôi không chỉ đi Bắc một lần. Những cánh thư và tôi bay từ Tân Sơn Nhất, khám phá tiếp thủ đô, qua tới Nam Từ Liêm, ôm máy ảnh lang thang các phố, thưởng thức ẩm thực chay Hà Nội. Tôi trải nghiệm hình ảnh khói thuốc lào ở hẻm nhỏ cùng bát chè dưới cội sứ gần cầu Mễ Trì. Tôi đã có những người bạn mới.
Xuôi về Nam trên tàu hỏa SE-5 ầm ầm xuyên Việt, tổ quốc hiện hết qua cửa toa. Miền Trung gió lộng, biển xanh rì, những mái nhà nhỏ nhoi trên cát, cứ như tiếng hát thuở nào vang vang.
UserPostedImage
(Hình: Nguyễn Thành Công)

Rồi những cánh thư, tôi lại vác ba lô, đi...
Vùng Biên Hòa – Đồng Nai sao, dầu xanh um, xe container nườm nượp, những thiền viện và nhà thờ thật nhiều.
Tôi lại đi, ba lô bạc màu nắng gió.
Đấy, hạnh phúc khi biết trọn vẹn hình hài tổ quốc mình dài rộng đến đâu, thỏa một giấc mơ. Ở suối vàng, ông giáo của tôi chắc ngậm cười. Tôi đã thăm quê ông cùng anh bạn biên tập, trên con xe màu bạc. Ngang một chiếc cầu cao, anh ấy chỉ tay: sông Kinh Thầy đấy anh!
Nhớ nhiều chuyện tức cười nhưng ngẫm ký thấy… đau: Chú tài xế taxi Hà Nội cứ miên man hỏi tôi về “trong Nam” rồi ồ à suốt, chú ấy chưa vào Nam bao giờ. “Cứ như hai nước chú nhỉ!”, tôi nín thinh.
Không, tổ quốc mình thống nhất lâu rồi, Nam – Bắc một nhà đấy thôi. Có khác nhau, nhưng cùng người Việt mà.
Với tôi, đấy là hạnh phúc.

Bạc Liêu, 14/8/2017
Nguyễn Thành Công (VOA)

Sửa bởi người viết 07/09/2017 lúc 09:24:14(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.059 giây.