Nơi đây, chúng ta suy nghĩ về những ngày cuối tháng 10.... Mỗi năm, ngày 30 tháng 10 được thế giới ghi nhận là: Ngày tưởng niệm các nạn nhân của đàn áp chính trị.
Quốc gia nào có nhiều đàn áp chính trị nhất? Khỏi cần suy nghĩ nhiều, ai cũng biết rằng Việt Nam nằm trong nhóm vài quốc gia cùng hung cực ác trên giang hồ...
Thoạt tiên, ngày 30 tháng 10 là ngày tưởng nhớ các nạn nhân của sự đàn áp chính trị ở Liên Xô.
Bi thảm... là khi chính nhà nước Liên Xô đàn áp những nhà hoạt động đã xây dựng lên chế độ Liên Xô.
Đó là đợt khủng bô gọi là Đaị thanh trừng.
Trang wikipedia ghi rằng Đại thanh trừng là một loạt các biện pháp trấn áp tại Liên Xô kéo dài từ mùa thu 1936 cho tới cuối năm 1938. Sự kiện này liên quan tới một cuộc thanh lọc trên diện rộng với Đảng Cộng sản Liên Xô và các quan chức chính phủ, đàn áp các địa chủ (kulak), các chỉ huy Hồng quân bị kết án mưu phản, và những người không liên kết trong một không khí giám sát và nghi ngờ lan rộng với "những kẻ phá hoại."
Tính theo tỷ lệ, đa số nạn nhân cuộc Đại thanh trừng là những người Bolshevik cũ. ...
Tổng số người bị xử lý trong thời gian này không được biết chắc, và cũng khó mà kiểm tra được, theo ủy ban Schatunowskaja, điều tra theo lệnh của Nikita Sergeyevich Khrushchyov thì từ 1/1/1935 cho tới tháng 7/1940, các cơ quan an ninh Liên Xô đã cho thẩm vấn 19.840.000 người; 7 triệu trong số đó trải qua giam giữ, trong đó khoảng hơn 700 ngàn đã bị kết án tử hình.
Theo Jưrg Baberowski, giáo sư về Đông Âu tại đại học Humboldt ở Berlin, cao điểm của các cuộc trấn áp là từ tháng 7 năm 1937 cho tới giữa tháng 11 năm 1938. Trong giai đoạn này, đã có 1,5 triệu người bị bắt, trong số đó gần một nửa bị xử bắn, những người khác (ngoại trừ số được thả ra do không đủ chứng cứ) bị giam giữ hay đưa vào trại lao động Gulag.
Theo các tài liệu Liên Xô được giải mật, trong khoảng thời gian từ năm 1937 tới năm 1938, tổ chức NKVD bắt giữ 1.548.367 người, trong đó 681.692 bị xử bắn, trung bình 1.000 vụ xử bắn một ngày.
Sử gia Michael Ellman cho rằng ước đoán chính xác nhất về số người chết do cuộc thanh lọc của Stalin trong khoảng hai năm đó là chừng 950.000 tới 1,2 triệu người, bao gồm cả những người chết trong trại giam và những người chết ít lâu sau khi được thả từ các trại giam Gulag. Ông cũng cho rằng đó là ước tính mà các sử gia và giáo viên sử học Nga nên sử dụng.
Trong các cuộc điều tra do Bộ An Ninh NKVD (GUGB NKVD) có:
- Ít nhất 1.710.000 người bị bắt
- Ít nhất 1.440.000 người bị kết án
- Ít nhất 724.000 bị kết án tử hình, trong số đó: 436.000 người bị kết án tử hình bởi lực lượng Troykas thuộc NKVD, như một phần chiến dịch Kulak, 247.000 người bị kết án tử hình bởi lực lượng Dvoikas thuộc NKVD và Lực lượng đặc nhiệm Troykas như một phần của chiến dịch sắc tộc, 41.000 người bị kết án tử hình bởi Tòa án binh
Trong số các vụ xử tháng 10 năm 1936 tới tháng 11 năm 1938:
- Ít nhất 400.000 người bị kết án lao động cải tạo bởi lực lượng cảnh sát Troykas do những tội quy về tệ nạn xã hội.
- Ít nhất 200.000 người bị cưỡng bức di cư hoặc bị trục xuất theo Thủ tục hành chính
Ngoài ra, ít nhất 2 triệu người bị kết án bởi các tòa án do phạm các tội như trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, tình báo, phá phương tiện, phá hoại, hoạt động chống Xô viết, âm mưu bạo loạn và đảo chính... trong số đó khoảng 800 ngàn người bị kết án vào các trại trại lao động Gulag, nơi mà họ phải làm việc tại những vùng rừng núi xa xôi, phải phá rừng, làm đường, đào sống rạch, làm đường sắt, xây nhà cửa, những công việc ở hầm mỏ.
Đầy nước mắt... vậy mà, nhiều thập niên về sau, Đảng CSVN cũng đã thực hiện màn Đại thanh trừng kiểu mới tại VN đều nhiều triệu người chay ra biển, lội vô rừng để tìm đường vượt thoát.
Cuối tháng 10 đầy nước mắt vậy.
Xuân Niệm