logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 01/11/2017 lúc 06:18:05(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Hình: Viên Linh cung cấp
Chủ đề cuộc họp mặt do tạp chí Khởi Hành tổ chức hôm Chủ Nhật, 29 Tháng Mười, tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, Westminster, cũng là nhan đề tập thơ phát hành ngày hôm ấy: “Viên Linh Thơ Tuyển, 1955-2015.”
Tập thơ dày trên 300 trang, gồm hơn 400 bài thơ được làm trong vòng 60 năm, từ lúc tác giả 16 tuổi, và những vần điệu gần nhất làm trong năm 2015.
Năm 1955, 1956, tác giả có bài đăng trên tờ Văn Nghệ Học Sinh của ông Lê Bá Thảng, có bài đăng trên Văn Nghệ Tiền Phong của ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng, và cũng có một vài bài đăng trên tờ Gió Mới của Hội Giáo Chức, lúc Nguyên Sa phụ trách.
Năm 1960, tác giả có nhiều bài lục bát đăng trên Hiện Đại, Sáng Tạo, thơ tự do đăng trên Thế Kỷ Hai Mươi. Nhiều và dài nhất là những bài thơ đăng trên tuần báo Nghệ Thuật các năm 1965, 1966.
Trong cuộc ra mắt tác giả phát biểu: “Mấy tờ báo vừa nói nhắm vào độc giả của những tờ báo hai, ba năm trước phát hành ở Hà Nội, như Tia Sáng, Giang Sơn, Tiếng Dân, lúc ấy nhiều người sau 1954 đã di cư vào Nam,… Năm 1955 thơ văn Việt Nam ra sao, năm 2015 văn chương Việt Nam ra sao? Và người làm thơ nghĩ gì về thơ, và thơ văn lúc ấy ảnh hưởng thế nào với đời sống đương thời? Câu hỏi chung sẽ là như thế, song tôi chỉ xin nói những gì ký ức còn chưa phai mờ.”
Tác giả nói đại ý: “Nơi đây hẳn có nhiều vị trong số quan khách còn nhớ thời giữa thập niên 1950, mà Tháng Bảy, 1954, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền, từ đó hình thành các cơ cấu trở thành hai thể chế, hai quốc gia, mà sự chia cắt một đất nước nó xảy ra như thế nào, thơ văn thời đó có vai trò gì không? Người làm thơ có làm gì khác với đại chúng không, nếu có thì ra sao?”
“Như tôi còn mường tượng thấy, muốn ghi dấu một thời đại, người ta phải tìm ra gốc rễ của những phong trào, sự vận động chung của một tập thể, sự hình thành của những kiến trúc vĩ đại hay những thành quách lâu đài một cơ chế quân sự chính trị còn lại, sau khi bị chiến tranh tàn phá, nhưng những gì tôi còn nhớ hay những tượng đài được dựng lên thời đó so với các biến cố sau này có thể nói là không có gì ghê gớm cả. Cho nên nhắc lại quãng thời gian đã trải qua cùng những gì còn ghi dấu trong lòng chúng ta, vào thời niên thiếu, vào lúc giữa đời, của một tác giả đã có sách xuất bản, có lẽ là chuyện hữu ích giúp trí nhớ hay giúp những người đi sau, những người đang tới, xin coi là dịp vui, là sự kiện có xảy ra vậy thôi, nhân cuốn ‘Thơ Tuyển’ trên 400 bài thơ này được ra mắt hôm nay.”
Tác giả tự hỏi: “Vậy thì thời 1955-1957 khi tôi làm những bài thơ đầu đăng trong ‘Thơ Tuyển’ này, có gì đánh mạnh vào lòng tôi nhất, để nó có thể đã hiện lên trong thơ văn?”
Còn nhớ Noel 1954 là đêm tôi cùng đại gia đình, chỉ có mẹ tôi, tôi và hai người em một trai một gái út trong nhà, đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất sau khi lên máy bay từ phi trường Cát Bì ở Hải Phòng. Em gái út ra đời còn phải ẵm bế thì bố đã từ trần, còn tôi mới 7 tuổi. Năm 1954 vào Sài Gòn tôi 16. Bài thơ đầu được đăng báo năm tôi 17.
Thời ấy các tác giả tôi thường đọc thấy trên báo chí là Vũ Hoàng Chương, Bàng Bá Lân, Lê Văn Trương, Đinh Hùng, Tam Lang Vũ Đình Chí, Vũ Bằng, Phạm Cao Củng,… Loại thơ đăng báo ngày nào cũng thấy là lục bát, bảy chữ, thơ Đường Luật,… Tôi thấy ít người làm thơ bốn chữ, tứ tuyệt, ngũ ngôn, hay lục ngôn. Tôi chủ tâm làm nhiều thơ lục ngôn – tức là mỗi câu có sáu chữ – mà không làm ngũ ngôn hay thất ngôn, là thơ năm chữ hay bảy chữ. Tại sao lúc đầu tôi chọn làm thơ bốn chữ hay lục ngôn? Thưa nó dễ làm và các thể thơ kia đã có nhiều người làm, báo nào cũng có.
“Ba năm không về thăm mẹ
Nằm đây chiều xuống sương phong
Bốn năm không về thăm chị
Sầu ngửa nghiêng dâng trong lòng.
Nghe giữa chiều sang pháo nổ
Mây còn nổi ở đầu sông
Còn có ai về gõ cửa
Mà vói tay vào trong không?
Ừ mai ừ mai nhớ lắm
Sao con không về mẹ mong
Ừ mai ừ mai nhớ lắm
Sao em không về chị trông?
Đàn đúm theo dăm thằng bạn
Bao năm rồi còn tang bồng?
Sáng ở đầu sông nhớ núi
Đêm nằm trong núi nhớ sông…”
Thơ lục ngôn thấy rõ là dễ làm, ngũ ngôn cô đọng chỉ năm chữ dễ trúc trắc, còn thất ngôn bảy chữ dễ thừa một hay thừa đến hai chữ mỗi câu. Làm một câu thơ năm chữ mà thừa một chữ là không nên. Tôi nhớ có bài năm chữ của một thi sĩ có câu “Nắng vàng, nắng vàng hanh,” tôi cho là thừa đến hai chữ. “Nắng vàng hanh” là đủ rồi.
Thuở ấy một chuyện xảy ta tại tòa soạn Văn Nghệ Tiền Phong khiến tôi không bao giờ quên, đó là sau khi tờ báo có bài thơ “Mai Về Ba Động Cùng Anh” của tôi đăng lên thì có người đến tòa báo kiếm tác giả, hay xin địa chỉ tác giả, lúc ấy tôi có mặt mà anh thư ký tòa soạn là nhà báo Văn Giang lừ mắt ra ý, tôi đành ngồi im, vì tôi biết tại sao. Tôi quên hết bài thơ trừ hai câu mở đầu.
“Mai về Ba Động cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.”
Câu dưới là ca dao, tôi mượn ca dao một cách vô tội. Lúc ấy hai tờ báo cùng một chủ nhiệm là tờ nhất báo Ngôn Luận – nơi tôi mới vào làm phóng viên, và tờ tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong do Văn Giang làm thư ký tòa soạn. Hai tòa soạn cùng tọa lạc trên phố Lê Lai, hình như 126 Lê Lai và một số 138 hay 140 gì đó.
Tôi đang ngồi với thư ký tòa soạn thì một chiếc taxi Renauld hai màu xanh vàng đậu lại trước cửa, “kỳ nữ” Kim Cương trong áo dài và quần trắng bước xuống chạy vào. Cô có vẻ người lớn mặc dù sàn sàn tuổi tôi.
Cô xin gặp tác giả bài thơ “Ba Động.” Cô nói: “Anh làm bài thơ này này hẳn người quê tôi. Tôi mừng quá là có người cùng quê làm báo văn nghệ.”
Anh thư ký tòa soạn hỏi tại sao như thế, cô đáp ngay: “Chớ gì nữa. Ba Động là quê tôi, anh đi ca-nô thuyền bè từ Sài Gòn ra Cap Saint Jacques là anh phải đi ngang Ba Động. Ở Rạch Giá ai mà không biết Ba Động.”
Quả thế, đó là một mũi đất nhô ra biển, xem bản đồ thấy Ba Động rất dễ, ngay ven biển. “Ba” là sóng, “Động” là không yên, là động. Ba Động là chỗ lúc nào sóng biển cũng vỗ vào bờ.
Anh thư ký tòa soạn lừ mắt là phải. Tôi thấy hai chữ đó hay, gợi hình ảnh, nên làm hai câu thơ đó, buồn thay, mới làm một vài bài thơ đầu tiên được nữ kịch sĩ nổi danh đi kiếm mà đành ngồi im không dám nhận. Vì tôi có phải người cùng quê với cô đâu, như cô nghĩ? Im lặng là tốt đẹp nhất.

Viên Linh/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.052 giây.