logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/11/2017 lúc 10:45:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,287

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đây là một sự thực ở cõi này: Có nhiều quốc gia ưa thích đặc biệt một tôn giáo nào đó, chính thức hay không chính thức. Trong đó, Hồi Giáo là tôn giáo được nhiều quốc gia nhất lựa chọn làm quốc giáo, và nhiều nước khác chọn Thiên Chúa Giáo. Đó là nhận định từ những con số trong bản khảo sát PEW phổ biến ngày 3 tháng 10/2017.

Có hơn 80 quốc gia ưa thích một tôn giáo cụ thể nào đó, hoặc một cách chính thức được chính phủ nơi đó chọn làm quốc giáo, hoặc ưu đãi hơn các tôn giáo khác, theo bản khảo sát mới của Pew Research Center khi phân tích dữ liệu từ 199 quốc gia và lãnh thổ khắp thế giới.

Hồi Giáo là tôn giáo được nhiều chính phủ chọn nhất, với 27 nước (hầu hết trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi) chính thức chọn Hồi Giáo làm quốc giáo. Trong khi đó, có 13 quốc gia (trong đó có 9 nước Châu Âu) chọn Thiên Chúa Giáo hay một hệ phái cụ thể trong niềm tin đó để làm quốc giáo.

Có 40 chính phủ khác trên toàn cầu, một cách không chính thức, ưu đãi một tông giáo cụ thể, và trong hầu hết trường hợp là ưu đãi một hệ phái Thiên Chúa Giáo. Các giáo hội Thiên Chúa Giáo được đối xử ưu đãi tại nhiều quốc gia nhất (tới 28 quốc gia) hơn bất kỳ tôn giáo nào khác.

Trong một vài trường hợp, quốc giáo đóng vai nhiều hơn nghi lễ hình thức. Biệt đãi đó thường là ưu đãi thuế, quyền sở hữu đất hay tài sản địa ốc, hay được hỗ trợ tài chánh từ chính phủ. Tại nhiều quốc gia có quốc giáo, một số tôn giáo thiểu số thường bị hạn chế.

Tại 10 quốc gia, chính phủ hoặc là giám sát chặt chẽ tất cả các cơ chế tôn giáo, hoặc là một cách tổng quát có thái độ khắt khe với tôn giáo. Các nước này bao gồm bốn quốc gia cộng sản hiện nay và nhiều quốc gia cựu Xô viết, nơi các hoạt động tôn giáo và chính trị bị giám sát chặt chẽ.

Hầu hết các chính phủ khắp thế giới giữ vị trí trung dung đối với tôn giáo. Hơn 100 quốc gia và lãnh thổ trong cuộc nghiên cứu của Pew không biệt đãi tôn giáo nào vào năm 2015. Trong đó có Hoa Kỳ, nơi trao một số đặc  quyền cho các tổ chức tôn giáo được công nhận quyền hoạt động -- thí dụ, miễn thuế cho hội đoàn bất vụ lợi.

Tính vào năm 2015, có 22% quốc gia trên thế giới chọn duy một tôn giáo làm quốc giáo, có ghi rõ trong Hiến pháp hay trong Luật căn bản của quốc gia đó.

Trong khi đó, có 20% quốc gia trên thế giới có một tôn giáo được biệt đãi – tuy không chính thức là quốc giáo, nhưng có thể ghi rõ trong Hiến pháp hay Luật pháp như là (một hay vài) tôn giáo truyền thống, lịch sử hay văn hóa của quốc gia đó, và có thể được chính phủ trợ giúp riêng.

Một điển hình biệt đãi là Phật Giáo tại Lào quốc, nơi Hiến Pháp không ghi công khai Phật Giáo là quốc giáo, nhưng có ghi rõ: “Chính phủ tôn trọng và bảo vệ tất cả các hoạt động hợp pháp của Phật tử và tín đồ các tôn giáo khác, [và] vận dụng và khích lệ các tỳ kheo và sa di Phật giáo cũng như tu sĩ các tôn giáo khác tham dự vào các hoạt động có lợi cho đất nước và dân tộc.”

Về thực tế, chính phủ Lào quốc bảo trợ các cơ sở Phật Giáo, đề cao Phật Giáo như yếu tố căn cước của Lào quốc, và dùng nghi lễ Phật Giáo trong các hoạt động nhà nước. Phật Giáo cũng được miễn trừ một số hạn chế chính phủ Lào áp dụng với các tôn giáo khác. Chính phủ Lào cho in ấn, nhập cảng và phân phối kinh sách Phật Giáo trong khi hạn chế in ấn, nhập cảng và xuất bản tài liệu tôn giáo với hầu hết tôn giáo khác.


Nơi khác, một chính phủ có thể ưu đãi nhiều tôn giáo trong khi cụ thể biệt đãi nhiều nhất với một tôn giáo. Thí dụ, luật nước Nga chọn Thiên Chúa Giáo Chính Thống, Hồi Giáo, Do Thái Giáo và Phật Giáo là “tôn giáo truyền thống” trong khi công nhận “đóng góp đặc biệt” của Thiên Chúa Giáo Chính Thống Nga (ROC) đối với lịch sử nước Nga. Nhóm 4 tôn giáo truyền thống được một số ưu đãi: sinh viên nào chọn học một lớp tôn giáo có thể chọn một trong bốn tôn giáo truyền thống, hay một lớp tổng quát về tôn giáo thế giới, và một chương trình chính phủ tài trợ cho các vị tuyên úy trong quân đội chị hạn chế cho các tuyên úy trong nhóm 4 tôn giáo trên. Dù vậy, chính phủ Nga biệt đãi với Thiên Chúa Giáo Chính Thống Nga: Thí dụ, chính phủ cấp cho Đức Giáo Chủ ROC một đơn vị cận vệ và an ninh, và cấp ROC sử dụng một số xe chính thức, và cấp nhiều khoản trợ cấp tài chánh tử ngân sách Tổng Thống cho các tổ chức kiểm soát bởi ROC trong hình thức “chính phủ bí mật yểm trợ” cho giáo hội ROC.

Có 53% quốc gia không có quốc giáo và không có tôn giáo biệt đãi, tính vào năm 2015. Dù vậy, nhiều quốc gia đối xử với các tôn giáo khác nhau (như, Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo) nhiều hay ít bình đẳng hơn, nhưng nhìn chung là có quan hệ trung tính với tôn giáo.

Điển hình, Pháp quốc không có quốc giáo, không có tôn giáo biệt đãi, nhưng có một hạn chế từ chính phủ đối với một số tôn giáo trong năm 2015. Như việc cấm mang mạng che mặt nơi công cộng, hay như khi một Thị trưởng Pháp lập danh sách riêng tên các trẻ em “nghe âm vang Hồi Giáo” trong thị trấn của ông.

Khoảng 5% quốc gia không có quốc giáo, không có tôn giáo biệt đãi, nhưng kiểm soát chặt chẽ các nhóm tôn giáo trong nước. PEW liệt kê các nước này là: Azerbaijan, Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Bắc Hàn, Tajikistan, Turkmenistan, và Uzbekistan.

Trường hợp Trung Quốc, không có quốc giáo, cũng không có một tôn giáo ưu đãi. Hiến Pháp TQ ghi rõ là công dân có “tự do tín ngưỡng,” nhưng thực tế chính phủ kiểm soát chặt các hoạt động tôn giáo và chỉ có 5 “tổ chức tôn giáo yêu nước” được đăng bộ với chính phủ và thực hiện nghi lễ tôn giáo. Các nhóm tôn giáo khác trong năm 2015 đều bị chính phủ TQ gây rối, bao vây, bắt giam các tu sĩ truyền giáo…

Phật Giáo là tôn giáo chính thức của hai quốc gia: Bhutan và Cambodia.

Không có quốc gia nào chọn Ấn Giáo (Hinduism) làm quốc giáo, cho dù Ấn Độ có một đảng chính trị Ấn Giáo đầy quyền lực.

Có 40 quốc gia không có quốc giáo, nhưng lại có một tôn giáo được ưu đãi và hầu hết là Thiên Chúa Giáo. Trong đó,  28 quốc gia (tức 70%) có Thiên Chúa Giáo là tôn giáo ưu đãi, hầu hết ở Châu Âu và Châu Mỹ.

Có 4 quốc gia chọn Phật Giáo là tôn giáo ưu đãi – đó là Miến Điện (Myanmar), Lào quốc, Mông Cổ và Tích Lan (Sri Lanka).

Bản khảo sát đầy đủ của PEW ở đây:

http://www.pewforum.org/...icially-or-unofficially/

Nguyên Giác
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.100 giây.