logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/11/2017 lúc 10:52:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mẹ và tôi đang cuốn chả giò trong bếp rất nhỏ nhà mẹ. Món tôi thích nhất này là món ăn Việt Nam quê mẹ, và mẹ con đã cùng nhau cuốn chả giò kể từ khi tôi đủ lớn để quậy nồi. Mẹ vừa cuốn vừa hát nhạc tiếng Việt du dương. Như thường lệ, tôi không hiểu lời nào.


Bản nhạc này gợi cho tôi nhớ bản nhạc khác mẹ thường hát lúc tôi còn nhỏ. Bản nhạc ấy là cách giúp ta thuộc lòng bản cửu chương, và rõ ràng bổ ích, giá như lời nhạc không hẳn là tiếng Việt. "Một lần một là một... hai lần hai là bốn... ba lần ba là chín," lời nhạc cứ như thế ( =tôi phải lên mạng để kiểm tra lại trí nhớ mù mờ của mình.) Tôi hay đòi mẹ hát đi hát lại nhiều lần, nhưng tôi không bao giờ hỏi mẹ nghĩa lời nhạc ấy.


Mẹ tôi hồi trẻ lập gia đình với cha tôi một quân nhân Mỹ. Sau khi giải ngũ cha tôi đưa mẹ tôi về Washington, D.C. Từ đấy mẹ tôi quyết tâm "Mỹ hóa." Mẹ lắng nghe nhạc Bee Gees và Blondie. Mẹ nấu món gà chiên, làm bánh trái cùng với cà ri và chả giò. Nhưng điều quan trọng nhất và cũng không may nhất cho tôi là mẹ bắt buộc ở nhà chúng tôi chỉ nói tiếng Anh.


Thuở ấy tôi không nhận thức rằng khi mẹ miệt mài cố gắng trở thành người Mỹ hoàn toàn, mẹ đã làm cho tôi mất cơ hội học tiếng Việt, và qua đấy cũng làm cho tôi mất cơ hội gắn bó với di sản của mình mà tôi thật sự gần như không bao giờ tìm lại được. Nếu như được sống lại thời thơ ấu, tôi sẽ đòi mẹ dạy tiếng Việt cho con bé sáng dạ ngày trước là tôi, trước khi đầu óc tôi chai sạn như hiện nay, giờ chỉ còn nghĩ đến bao nhiêu việc phải làm và những lời nhạc nửa nhớ nửa quên thuở nào.


Lúc nhỏ, tôi không muốn biết nhiều về mẹ. Mẹ lo cho tôi, thế là đủ rồi. Lớn lên, tôi lại càng không biết rõ về mẹ. Dựa vào vốn tiếng Anh vẫn còn nặng giọng nước ngoài, mẹ thường dường như nói vắn tắt những suy nghĩ của mẹ và lược bỏ những điều rất khó diễn đạt. Khi tôi hỏi mẹ tại sao mẹ không nói tiếng Việt với tôi khi tôi còn nhỏ, mẹ nói "Tại sao bận tâm làm gì? Con là người Mỹ!"


Đúng, nhưng tôi cũng mang dòng máu Việt. Không có tiếng Việt, tôi ý thức rất rõ rằng tôi chỉ là một nửa-không bao giờ hơn nữa.


Mới đây, tôi đã yêu cầu mẹ dịch những lời nói thông thường sang tiếng Việt để tôi có thể học thuộc chúng. Bây giờ tôi biết gọi ba hay bốn món khi chúng tôi ăn ở nhà hàng Việt Nam. Tôi biết nói "cảm ơn" với người phục vụ. Nhưng chỉ thế thôi. Tôi vẫn còn không biết nói "Con thương mẹ" bằng tiếng Việt, hay lời khác mà tất cả chúng ta đều muốn nói với cha mẹ nhưng rất sợ nói ra, như "Mẹ ơi đừng bao giờ bỏ con."


Trở lại bếp nhà mẹ, sau khi cuốn xong mẻ chả giò đầu tiên. "Con đếm đi," mẹ bảo, "để mẹ biết còn làm bao nhiêu cái nữa."


Tôi lắc đầu. "Thôi, mẹ đếm đi?" tôi hỏi "bằng tiếng Việt, mẹ nhé?"


Mẹ mỉm cười đồng ý. "Một, hai, ba, bốn..." Thế là tiếng mẹ đưa chúng tôi trở lại nơi chúng tôi đã bắt đầu.



Kim O' Connell
Trần Quốc Việt dịch

https://thisibelieve.org/essay/150489/
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.037 giây.