Cách mạng Tháng Mười Nga : Ảo tưởng kinh tếV.Lenin (T) và J.Stalin tại Gorki, tháng 09/1922 (wikipedia)
Nhân 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, báo Les Echo có bài « Ảo tưởng kinh tế ».
Tất cả bắt đầu với những đập phá ầm vang. Khi Lênin cùng với những người Bôn-sê-vic giành chính quyền, ông đã có kế hoạch rõ ràng : Giờ đây, chúng ta tiến hành xây dựng trật tự xã hội chủ nghĩa. Có nghĩa là xóa bỏ tầng lớp đại địa chủ, quốc hữu hóa các doanh nghiệp, xóa bỏ nợ công, in tiền, kiểm soát công nhân trong các nhà máy…
Thế nhưng, kết quả thu được thật là thảm hại. Sản xuất công nghiệp giảm tới 80%, trong bốn năm, giá cả tăng 8000 lần. Do vậy, Lênin quyết định giảm bớt các gò bó, ngay từ năm 1921, với việc thực hiện Chính sách kinh tế mới, mang lại một chút hơi thở cho lĩnh vực tư nhân. Thế nhưng, tình trạng thiếu thốn ngũ cốc sớm xuất hiện. Từ năm 1928, Stalin tiến hành tập thể hóa nông nghiệp, nhằm kiểm soát nguồn cung ứng hạt giống vừa trưng thu phần dư thừa để đầu tư vào công nghiệp. Trong các năm 1932-1933, hơn 5 triệu người đã chết đói.
Ưu tiên cho công nghiệp nặngStaline, được tôn xưng là Người Cha của các dân tộc, quyết định tại lập trật tự, bằng cách đày hàng triệu người tới các trại lao cải, trao quyền điều hành kinh tế cho đảng Cộng Sản, kế hoạch hóa sản xuất và giá cả. Giành ưu tiên cho công nghiệp nặng ! Ngay lập tức, các hoạt động sản xuất gia tăng, được thể hiện trong các con số thống kê chính thức. Từ năm 1928 đến 1941, tăng trưởng dường như đạt mức 14% mỗi năm, trong những năm 1950, là hơn 10%. Thế nhưng, theo số liệu của CIA, thì các con số này thấp hơn một nửa và ngày nay, nhiều chuyên gia thẩm định là thực tế còn thấp hơn thế. Bất chấp tất cả, chính quyền vẫn phóng tác các thành tích. Ví dụ, ngày 31/08/1935, anh công nhân Aleksei Stakhanov dường như đã khai thác được 102 tấn than trong vòng có 6 tiếng, tức là cao hơn 14 so với mức quy định trong kế hoạch. Ngày 12/04/1961, lần đầu tiên trong lịch sử, Yourine Gagarine hoàn thành chuyến bay đầu tiên trong không gian. Liên Xô có những bước tiến khổng lồ không chỉ trong ngành luyện kim, mà cả trong lĩnh vực công nghệ cao. Vậy Liên Xô sẽ giành được thắng lợi ? Tại Pháp, hai trí thức có tên tuổi là Jean-Paul Sartre và Raymond Aron tranh luận với nhau về câu hỏi này.
Thời kỳ trì trệThế nhưng, không lâu sau đó, guồng máy bị trục trặc. Mô hình kế hoạch hóa vận hành không tốt trong lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng, so với sản xuất gang thép. Cần phải đợi 10 năm thì mới mua được một chiếc xe hơi. Khi bộ Kế Hoạch đề ra mục tiêu sản xuất xoong nồi tính theo trọng lượng, các nhà máy sản xuất ra các loại xoong nồi nặng tới 10 kg. Thời kỳ trì trệ bắt đầu vào giữa những năm 1960, hoặc có thể sau đó. Mức sống của người dân Liên Xô đi xuống so với người dân Mỹ.
Thế rồi, tuổi thọ của người dân Liên Xô cũng giảm. Từ thực tế này, một sự gia trẻ, Emmanuel Todd, vào năm 1976, nói tới sự tan rã của khu vực Xô Viết. Ông đã có lý. Những chính trị gia già nua thay nhau lên lãnh đạo Liên Xô đã tỏ ra bất lực. Khi nhà cải cách Mikhail Gorbatchev lên cầm quyền thì tình hình đã muộn. Thảm họa hạt nhân Tcherrnobyl, năm 1986, cho thấy là tình hình đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Năm năm sau, Liên Xô bùng nổ, tan rã.
Trong một thời điểm nhất định, kế hoạch hóa là cần thiết đối với sản xuất công nghiệp nặng. Nước Pháp sau đệ nhị thế chiến cũng đã từng làm như vậy, với các kế hoạch nhẹ nhàng hơn, linh hoạt hơn. Thế nhưng, để phục vụ người tiêu dùng, thì thị trường hoạt động có hiệu quả hơn rất nhiều so với mô hình kế hoạch hóa.
Theo RFI