Công nghệ và dịch vụ thông tin ngày nay dùng ngày càng nhiều dữ liệu
Trong lúc tại Việt Nam có ý kiến đòi các đại gia công nghệ thông tin 'đặt máy chủ' ở nước này, Google đến nay vẫn đặt các trung tâm dữ liệu lớn nhất ở Hoa Kỳ và châu Âu.
Google rất công khai về chuyện này và giới thiệu gallery ảnh, sinh hoạt của nhân viên tại những trung tâm dữ liệu ở trang
www.google.com/about/datacenters.Theo nguồn này thì các trung tâm của Google, tập đoàn cũng nắm mạng YouTube, được đặt ở:
Berkeley County - South Carolina; Council Bluffs. - Iowa; The Dalles - Oregon; Douglas County - Georgia; Lenoir - North Carolina; Mayes County - Oklahoma, Hoa Kỳ.
Ngoài nước Mỹ có hai trung tâm lớn là Hamina, Phần Lan, và St Ghislain, Vương quốc Bỉ.
Bạn đang tiếp cận một trong những máy chủ nối mạng mạnh nhất trong Toàn thể Vũ trụ mà loại người biết đếnGoogle
Google quảng cáo rằng: "Hãy thăm tám nơi mà máy tính của bạn đã đến."
Ngoài ra, Google đã có các trung tâm dữ liệu 'đám mây' (cloud computing data platform) ở châu Á là Singapore, Đài Loan và Tokyo.
Google đặt một trung tâm dữ liệu hùng mạnh ở Bỉ để phục vụ khu vực châu Âu
London có thể trở thành trung tâm mới nhất về cloud computing của Google tại châu Âu, sau trung tâm ở Bỉ, theo tin từ BBC Technology mùa hè năm nay.
Mạnh nhất Vũ trụ?Trang web của Google có tour ảo để người dùng vào xem cả phần kỹ thuật tại một trong tám trung tâm ở Hoa Kỳ, Bỉ và Phần Lan.
Google khoe là công nghệ lưu trữ và quản lý dữ liệu của họ không phải nhất thế giới, mà nhất cả Vũ Trụ:
"Khi bạn đang vào một trang web của Google website (như lúc này đây), bạn đang tiếp cận một trong hệ thống máy chủ mạnh nhất trong Toàn thể Vũ Trụ mà loại người biết đến.
"...Đây là cơ hội để bạn vào bên trong khu vực còn có tên là mạng Internet phần cơ học."
Ngay từ hồi 2012, Google đã mở hết các trung tâm dữ liệu toàn cầu cho bất cứ ai muốn sử dụng.
Năm đại tập đoàn công nghệ Hoa Kỳ - Apple, Alphabet, Amazon, Facebook, and Microsoft - có giá trị thị trường 3,3 nghìn tỷ $.
Trong số này, Alphabet (Công ty mẹ của Google) có giá trị thị trường là 723 tỉ $ tính đến ngày 22/11.
Dịch vụ Compute Engine cho các công ty, các nhà thiết kế mạng tha hồ dùng phần cứng (hardware) của Google, miễn là họ đăng ký với công ty này.
Sau thủ tục đó, công ty và người dùng có thể vào dùng mọi máy chủ của Google.
Trên thực tế, trong cuộc chạy đua 'mở máy chủ', Google tung ra sáng kiến trên sau khi Amazon và Microsoft đã đi trước.
Đây là bước tiếp theo của App Engine mà Google đưa ra năm 2008 nhưng cho phép người sử dụng nhiều tự do hơn.
Hiện có căng thẳng giữa nhu cầu kiểm soát máy chủ, an ninh mạng và quyền lợi kinh doanh của các đại tập đoàn công nghệ thông tin
Đầu tư công nghệ mới vào các máy chủ siêu hạng cũng cho phép Google cắt giảm chi phí và tăng công suất của các máy tính lên 50%, theo thông báo của Urs Holzle, giám đốc cơ sở hạ tầng của công ty.
Đến tháng 7/2017, Google thông báo sẽ mở ra trung tâm 'cloud computing data center' ở London, một tin vui cho công nghệ thông tin Anh.
Nguyên tắc vận hànhVề 'cloud computing', các đại tập đoàn như Fujitsu của Nhật Bản, hay Google của Hoa Kỳ thường chọn cách chia các trung tâm dữ liệu theo khu vực.
Một trung tâm khu vực sẽ phục vụ các quốc gia đông khách hàng xung quanh đó.
Ví dụ, công nghệ quản lý dữ liệu IaaS (cloud infrastructure as a service) của Google phân vùng rất rõ: Bờ Đông và Bờ Tây của Hoa Kỳ, các bang trung tâm nước Mỹ; khu vực Tây Âu (quản trị từ Bỉ), và Đông Á (Nhật Bản, Singapore và Đài Loan).
Năm 2013 Google tăng gấp đôi đầu tư Đài Loan lên 600 triệu USD, gồm một trung tâm dữ liệu ở Chương Hoa và các dịch vụ khác
Những nước không có tên ở đây được bộ phận khách hàng (global sale) chăm lo.
Việc chọn ngôn ngữ nào để hỗ trợ khách hàng trên các cổng của Google cũng quan trọng.
Hai tiếng Anh và Nhật được dùng cho dịch vụ hỗ trợ khách hàng và các tài liệu.
Các tiếng Anh, Hà Lan, Đức, Ý, Ba Lan, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Bồ Đào Nha, Hàn, Nhật, Trung văn và Thái là ngôn ngữ cho các portal.
Cũng cần phải nói trong các đại gia công nghệ Phương Tây, chỉ có Apple quyết định đặt trung tâm dữ liệu tại Quý Châu, Trung Quốc nhằm cung cấp dịch vụ iCloud cho khách hàng nước này.
Tuy thế, theo trang BBC Technology, quyết định của Apple có thể gây khó khăn cho tập đoàn này một khi xảy ra tranh tụng với chính quyền Trung Quốc.
Theo BBC