logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/12/2017 lúc 11:17:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sáng nay bắt đầu những ngày nghỉ dài của lễ Tạ ơn. Trời nắng nhạt, gió nhiều nhưng không lạnh nên quán cà phê Việt đông nghẹt người. Điều tôi thường nghĩ nhưng chưa bao giờ nói ra với bạn bè vì sợ họ giận, hay hiểu lầm, đều khó giải thích. Đơn giản là có nghĩ tới nhau thì mới gọi-mời nhau ra quán uống ly cà phê vào ngày nghỉ, và sao người bạn ấy lại gọi mời mình chứ không phải gọi mời người bạn khác? Nghĩa là có tình cảm, hay ít nhất cũng là nói chuyện hợp gu với nhau thì mới thế! Nên tôi chỉ từ chối khi thật sự bận việc chứ không nói láo để trốn ở nhà – cà phê một mình. Có lẽ tôi thích hơn khi nghe một người bạn nào đó gọi sớm, “Ông đã cà phê cà pháo gì chưa? Muốn sang nhà tôi làm ly cà phê không, ra quán oải quá…!”
Rất tiếc bạn đúng gu trò chuyện, cùng thích lặng lẽ thường hiếm hoi. Trong khi bạn thích ra quán để nhìn ông đi qua bà đi lại thì nhiều tới không cần phải gọi mời gì hết! Cứ ra quán là gặp. Đôi khi họ hỏi tôi câu hỏi quen đến không biết trả lời như thế nào cho vừa lòng nhau! Đại khái là, “Được ngày nghỉ thì ra quán ngồi cho vui với anh em, cả tuần ngồi nhà một mình rồi, chưa chán sao?”
Thôi thì mỗi người mỗi sở thích. Sở thích đông vui cũng vui với những chuyện cười ra nước mắt; mà sở thích yên lặng, ít người cũng hay vì bàn cà phê đông người quá thì không ai còn quan tâm đến chuyện của ai. Ai cũng nghĩ chuyện của mình là đáng quan tâm nhất! Thế là cãi nhau.
Đặc biệt sáng nay là ngày cuối tuần, lại bắt đầu những ngày nghỉ dài của lễ Tạ ơn. Tôi với ông bạn già hẹn nhau đi uống cà phê, ăn sáng, rồi đi chợ luôn để về làm bữa tiệc nho nhỏ cho buổi chiều, rủ rê thêm vài người bạn nữa mà ăn lễ sớm vì chánh lễ thì ai cũng kẹt gia đình. Thế là tôi ghé nhà ông để rước ông cho tiện. Chúng đến quán cà phê Việt để tiện ăn sáng và đi chợ luôn thể.
Chưa vào quán đã gặp nhiều người quen chào hỏi, mời ngồi ngay những bàn cà phê được kê bên ngoài quán cho dân hút thuốc. Bàn nào cũng rôm rả chuyện trò. Bàn hay nói chuyện chính trị là bàn thường thấy những gương mặt quen của nhóm thích bàn luận về chính trị thế giới và Việt nam; bàn chống cộng tuyệt đối cũng ngần ấy người thường gặp; bàn cá độ đủ thứ trên đời là vui nhộn nhất; với người dường như là thủ lãnh của họ lại là một người rất trẻ, có thể nói là trẻ nhất bàn, nhưng anh còn cái nhất nữa là lớn tiếng nhất!
Sáng nay anh có vẻ hãnh diện với sợi dây chuyền vàng chảng và to đùng trên cổ anh. Anh ấy kể cho những người ngồi cùng bàn với anh nghe, nhưng hết các bàn khác không muốn nghe thì cũng phải nghe vì anh lớn tiếng lắm…
“Vợ tôi mua tặng cho tôi thì tôi phải đeo cho bả vui, chứ tôi đâu có thích vàng bạc!”
Ai nấy được trận cười to như gió sáng nay nổi cơn, thổi lá bay tứ tung…
Anh ấy mà tự thấy mình phô thì không còn là anh nữa, nên anh triết lý cho mọi người nghe…
“Năm ngoái tôi về Việt nam xây chùa. Nói đúng là về thăm gia đình bên bà xã thôi. Nhưng đi chùa với bà xã cho bả vui. Tôi nghe ông thầy ở chùa đó kể một câu chuyện trong lúc thầy giảng kinh cho nhiều người nghe. Chuyện hay nên tôi rớt bóp để xây chùa…”
Tiếng người lớn tuổi nào đó cắt ngang giọng chuông vỡ của anh, “Thôi đi mày ơi! Sáng nay cuối tuần mà trời có nắng, không lạnh, để mọi người uống bữa cà phê có nắng một bữa đi! Mày mà rớt bóp xây chùa! Ông Phật ổng nghe là ổng đổ tuyết xuống đây bây giờ…”
Nhưng tôi với ông bạn ngồi nghe câu chuyện của anh cũng có lý! Anh chửi tục với ông già lên tiếng xong thì oang oang với bàn cá độ mà dường như anh được mọi người ở bàn ấy nể mặt!
Anh nói: “Thầy ở chùa kể vầy: Một ông hòa thượng trong rừng hớt hải chạy ra khỏi rừng như ma đuổi. Gặp hai người đàn ông cùng làng đang đi chung. Họ hỏi ông hòa thượng: Chuyện gì mà ông chạy vắt giò lên cổ vậy hòa thượng?
Hòa thượng trả lời: Tôi đi đào củ thuốc, sao lại đào trúng cái rương như đồ cổ. Rồi nó tự bể ra vì gỗ rương đã mục chứ tôi không mở. Ôi thôi là vàng nén, vàng thỏi… Tôi chưa bao giờ thấy nhiều vàng như thế! Đại họa cho làng mình rồi! Tôi phải mau đi báo quan…
Hai người đàn ông cùng làng đều suy nghĩ như nhau: Đúng là hòa thượng ngốc! Đào được vàng trong rừng như của trời cho mà phát sợ. Lại còn hớt hãi đi báo quan, bộ quan được rương vàng thì chia đều cho dân trong làng hay sao chứ? Thiệt là hòa thượng ngốc mà lại dốt nữa!
Họ gạt lão hòa thượng để biết chỗ rương vàng. Thế ông đã đào được rương vàng ở đâu, chỉ cho chúng tôi xem thì mới tin ông được.
Lão hòa thượng nói: Thứ xấu xa ấy, các ông không sợ sao? Nó sẽ giết hại không biết là bao nhiêu người trong làng này…
Hai người họ hùng hổ, uy hiếp lão hòa thượng: Chúng tôi không sợ, ông mau chỉ chỗ cho chúng tôi đi xem. Và ông sợ thì đừng đi báo quan. Chúng tôi cũng chỉ xem cho biết, rồi thôi! Ba chúng ta sẽ quên chuyện này đi nhé lão hòa thượng.
Vậy là lão hòa thượng chịu chỉ chỗ cho họ xem. Rồi cả ba cùng phải quên đi!
Hai người họ tìm được rương vàng đó. Người này nói với người kia: Lão hòa thượng đúng là ngốc nhất trên đời, vàng bạc là thứ mọi người thèm muốn đến trong mơ, thì ông ấy lại cho là quái vật ăn thịt người, thứ xấu xa nhất trên đời…
Thế rồi họ bàn với nhau: Ban ngày ban mặt mà đem cả rương vàng về làng thì khác nào báo cho quan tham, trộm hiểm đều biết! Hay là để đêm đến thì chúng ta mới khuân về nhà.
 Vậy là một người ở lại canh chừng, người kia về lấy cơm nước rồi trở lại. Đợi đến trời tối mới chuyển số vàng này về nhà.
Người ở lại canh chừng rương vàng, ngồi nghĩ: Nếu như số vàng này phải chia đôi thì ta chỉ có một nửa! Nên hắn đợi bạn về lấy cơm nước quay lại, hắn nấp chỗ khuất và dùng thanh gỗ đánh chết bạn. Hắn chôn cất bạn thật kỹ để khỏi ai phát giác ra một vụ giết người. Sau đó hắn ăn cơm vì đã quá đói, không đủ sức khuân cả rương vàng về nhà, mà trời thì lại sắp hừng đông… Nhưng ăn chưa được bao nhiêu thì ruột gan trong bụng như lửa cháy! Khi hắn biết mình đã bị trúng độc trong cơm của người bạn mà mình đã đánh chết, cũng là lúc hắn tin lời hòa thượng thì đã muộn. Vàng đúng là quái vật ăn thịt người, thứ đáng sợ đến có thể bạn bè giết nhau…”
Anh bạn trẻ còn cao giọng hơn nữa khi được bàn anh ngợi khen câu chuyện hay! Nhưng ông già châm chích anh việc rớt bóp xây chùa ban nãy cứ như kẻ thù không đội trời chung với anh. Ông ấy lại lên tiếng, “Nhưng còn một thứ đáng sợ hơn vàng nữa… là con vợ mày nó đi chợ ra rồi kìa! Không mau đi lấy xe, chở nó về. Nó lột dây chuyền mày, là hết cái để nghênh ngang…”

Tôi với ông bạn được một sáng cuối tuần cười tới sặc cà phê. Ông bạn tôi nói, “Đúng là đáng sợ hơn vàng. Sáng nay, mặt bà xã tôi lạnh hơn vàng khi tôi từ chối chở bả đi mua cây trồng. Thứ nhất là lái xa hơn cả tiếng đồng hồ. Thứ hai là cây non mùa này dễ chết nên người bán mới hạ giá. Mình ham rẻ đi mua thì phải nghĩ tới việc người ta là nhà ươm cây, kinh nghiệm với chuyên môn, phương tiện của họ cỡ nào mà mùa này họ phải bán rẻ cây con; sao không dưỡng đến đầu mùa xuân thì bán giá trên trời, tha hồ hốt bạc chớ? Thế mà năm nào cũng vậy, cứ tham rẻ đi mua cây con mùa này. Rồi về lại phải che chắn bao nhiêu là ny-lon dầy, đêm phải thắp đèn cho ấm cây. Tốn công tốn sức tới đổ bệnh, hao tốn điện nước biết bao nhiêu mà được gì? Sang xuân chỉ rặt mấy cành khô như que củi…”
Tôi kể đáp cho ông bạn tôi câu chuyện, “Có một viên quan Thừa tướng đã ba triều vua. Đời vua thứ ba tuy tuổi trẻ, nhưng anh minh khi nhìn ra được thế lực của Thừa tướng trong triều dư sức soán ngôi. Vị vua trẻ không thể cách chức Thừa tướng đã ba đời trung thành vì làm như vậy sẽ mang tiếng về đức độ của tân vương. Còn trong nham hiểm của lòng người thì vị vua trẻ tính toán tới điều lợi hại, rất có thể lệnh vua ban ra là bãi chức thừa tướng, nhưng người bay đầu lại là tân vương chứ không phải Thừa tướng ba triều, quyền uy, thế lực và thanh danh đúng là chỉ dưới một người nhưng trên hết mọi người trong vương quốc.
Rồi minh vương tuổi trẻ ấy cũng nghĩ ra được cách khử Thừa tướng oai phong để giữ ngôi báu với một con ngựa quý. Chỉ một con ngựa, dù quý, thì có đáng gì so với giang sơn.
Vua tụ họp quần thần để cùng nghe những lời cảm ơn chân thành nhất của vị vua trẻ mới lên ngôi dành cho Thừa tướng trung kiên đã ba đời vua. Vua ban cho Thừa tướng con thiên lý mã. Vua truyền, “Thừa tướng đã cống hiến trọn đời cho triều đình, vương quốc của chúng ta. Không phần thưởng nào xứng đáng hơn cho Thừa tướng là con ngựa quý nhất của triều đình để thừa tướng phi ngựa được đến đâu thì trẫm sẽ cấp đất đến đó cho Thừa tướng, đời đời con cháu của Thừa tướng được thừa hưởng mãi mãi…”
Thế là Thừa tướng cũng hiểu được mình đã tuổi già sức yếu, tham quyền cố vị thêm vài năm trong triều không bằng cỡi con thiên lý mã đi mở mang bờ cõi cho con cháu mình có thể lập nên một vươg quốc mới, vì con thiên lý mã chạy một ngày cả ngàn dặm. Không chừng mình có thể chạy giáp vòng vương quốc này, thì không cần soán ngôi!
Nhưng Thừa tướng cỡi con thiên lý mã ngày càng xa kinh thành… tới không còn ai có thể biết Thừa tướng hiện đang ở đâu? Còn sống hay đã chết? Vua làm sao biết đâu là đâu để cấp đất cho con cháu của Thừa tướng?
Ông bạn tôi suy tư, hay già quá rồi nên không suy tư thì gương mặt cũng như suy tư với hằng hà nếp nhăn, đường hẻm chằng chịt… Tôi thử ông xem tác dụng của truyện kể hay tô phở đã làm ông lim dim trên đường về lại nhà ông…
“Anh biết không? Có một họa sĩ bỗng ngẫu hứng muốn vẽ Phật và ma, nhưng không tìm được người mẫu. Có thể do đầu óc họa sĩ không hình dung ra được chân dung Đức Phật. Ông đi chùa bái lạy Phật rất nhiều lần để tìm hình tượng thì gặp một hòa thượng mà họa sĩ tin là hòa thượng này có khí chất của Đức Phật theo như sách vở về Phật mà họa sĩ đã đọc. Vậy là họa sĩ trò chuyện với vị hòa thượng, hứa cho hòa thượng thật nhiều tiền để làm người mẫu cho ông vẽ.
Nhân loại nhờ thế đã có bức chân dung về Đức Phật hòan mỹ nhất. Họa sĩ ưng ý nhất với bức vẽ mà ai xem qua cũng tin rằng đó chính là Đức Phật với khí chất thanh an, tự tại…
Người họa sĩ cho vị hòa thượng hết gia tài của ông ta vì đời người mê vẽ khi được công nhận là họa sĩ đã mãn nguyện. Huống chi sau bức tranh truyền thần kỳ diệu ấy, ai cũng gọi ông là: Họa Thánh.
Họa Thánh vẽ đến ma. Chính ông cũng không ngờ là chân dung Đức Phật đã được nhiều họa sĩ trước ông vẽ ra. Nhưng đến khi ông phác cọ mới lột tả được hết sự thanh an, tự tại của Đức Phật; đến người thưởng ngoạn gọi ông là Họa Thánh. Ông mang ơn vị hòa thượng có khí chất của Đức Phật đúng như sách vở về Phật đã nói.
Nhưng bây giờ vẽ ma! Ông thì chưa từng gặp ma nên không thể hình dung như vẽ Phật vì ít nhiều đã có những bức vẽ trước ông cho ông khái niệm Phật cũng như người, chỉ hơn thần thái của ngài thanh an, tự tại hơn hết nhân gian… Họa Thánh đi thăm rất nhiều nơi, tìm rất nhiều người có bề ngoài hung tợn, nhưng ông tin là ma phải hung tợn hơn hết những người sống hung tợn mà ông đã gặp. Ma. Ma là ma đương nhiên. Nhưng ma, không thể hình dung vì Họa Thánh đòi hỏi ma phải đối cực tương xứng với thanh an của Đức Phật…
Cuối cùng, Hoạ Thánh tìm được trong nhà tù một tù nhân… nhìn rất ma! Họa Thánh tiếp xúc để tù nhân chịu làm người mẫu. Nhưng khi đối diện nhau, tù nhân này đột nhiên khóc lóc thảm thiết!
Họa Thánh trấn an tù nhân cách nào cũng không được vì đương sự hết kềm chế được nên nói ra: “Tại sao người ông tìm để vẽ Phật đã là tôi. Bây giờ ông vẽ ma cũng là tôi!”
Họa Thánh nổi da gà, “Sao ra nông nỗi. Người tôi tìm để vẽ Phật năm xưa khí chất phi phàm, còn anh đúng là hình tượng ma quỷ chuyên chính. Sao lại cùng một người cho được?”
Tù nhân trả lời: “Chính ông đã biến tôi từ Phật thành ma. Vì sau khi tôi nhận được cả gia tài ông cho. Tiền, vàng thì tôi tiêu xài ở quán rượu, ổ điếm, sòng bạc… Khi không còn gì thì tôi bán hết nhà cửa, ruộng vườn vì tôi đã quen với dục vọng. Con quỷ ấy khi đã xổ lồng thì không thu hồi lại được đâu! Tôi chỉ còn cách đi ăn cướp, thậm chí giết người để có được tiền. Tôi thành ra hôm nay…”
Anh biết không? Họa Thánh nghe chuyện người tù nhân xong. Ông không vẽ ma nữa, bỏ ý định vì tương phản với Phật không phải là ma. Mà là lòng tham, dục vọng trong con người, dục vọng càng nhiều sẽ càng ít đạt được. Đó là lý do vì sao Phật sống đơn giản, từ bỏ cung điện, ngôi vị Thái tử… Tôi tin là khi ngài nhận thức được của cải là của nợ, lòng tham là mộ phần, danh tiếng là phù du… Nhưng hư vọng ngài vứt đi để lên niết bàn thì lại mãi là ước vọng trong tâm chúng sanh. Nên mấy ngàn năm rồi, ngài vẫn cô đơn trên niết bàn một mình. Họa Thánh thì chết rồi! Người vẽ Phật thành danh, nhưng khi vẽ ma cũng đành bẻ cọ khi biết cõi phàm này còn có thứ hơn ma nữa. Vàng ở quán cà phê mới là ma trơi, ma em bé trong đời ma muội khi con người không thể buông bỏ tham dục để thấy sắc tướng vô thường; cảnh giới của sinh mệnh là tự tại tiêu dao đã không còn hiện diện trên cõi đời này nữa…
Chúng tôi đã về tới nhà. Còn khề khà ấm trà chứ việc gì gấp đâu mà vội. Ông bạn tôi nói: “Vàng thì tôi biết từ hồi đi vay đi mượn từng chỉ vàng để vượt biên. Ôi biết bao nhiêu chuyện đau lòng khi dính tới vàng vì người thân trong nhà còn không tin nhau, người ngoài thì chỉ tính chuyện lường gạt nhau, tráo trở, giết nhau để cướp đoạt. Nhưng từng tuổi này, tôi mới biết có thứ đáng sợ hơn vàng. Đáng sợ nhất…”
 
Phan

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.087 giây.