logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 14/12/2017 lúc 01:20:52(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Quán mới mở cửa. Chỉ có một người, bên dãy bàn có cửa sổ. Chưa có ánh mặt trời. Buổi sáng sương mù, thành phố bên ngoài khung kính trắng mờ mờ, thơ mộng, đẹp rất mùa đông. Giọt cà phê đậm màu khoan thai rơi, kéo dài chờ đợi, không gian nồng nàn, quyến rũ. Cà phê sáng. Cà phê, gần như người ta có thể uống bất cứ lúc nào tùy thích, nhâm nhi ở bất cứ đâu thuận tiện, chẳng nhất thiết phải là cà phê sáng. Cà phê sáng lại càng quá bình thường. Thế nhưng, cà phê sáng, sáng sớm, sáng sớm cuối tuần, có cái gì đó khác hơn bình thường; cái gì đó lạ lẫm, lắng đọng, đậm tình mà không phải lúc nào người ta cũng tìm được ở thời điểm khác.
Mỗi thời điểm trong ngày đều có cái thú riêng của nó. Cái thú ngồi quán bên ly cà phê sáng, sáng cuối tuần, có lẻ là lúc thú vị nhất để người ta chậm rãi nhìn ngắm thành phố lững thững thức dậy sau một đêm dài, đủng đỉnh tỉnh giấc. Những bận rộn, hối hả của một ngày dài, của cả tuần dài, được lắng đọng chỉ một khoảng thời gian nhàn rỗi ít ỏi đầu ngày, được ngồi ung dung nhấm nháp ly cà phê, đầu lưỡi mân mê cái vị đắng đậm đà.
Bài thánh ca đó còn nhớ không em?
Noël năm nào chúng mình có nhau.
Long lanh sao trời đẹp thêm môi mắt.
Áo trắng em bay như cánh thiên thần.
Ngọt môi hôn dưới tháp chuông ngân.
Cùng nhau quỳ dưới chân Chúa cao sang.
Xin cho đôi mình suốt đời có nhau.
Vang trong đêm lạnh bài ca Thiên Chúa.
Khẽ hát theo câu: “Đêm Thánh Vô Cùng.”
Ôi! Giọng hát em mênh mang buồn.
Bài Thánh Ca Buồn từ màn hình trong góc quán, âm vang thoáng nhẹ vừa đủ nghe. Bàn tay khe khẻ gát chiếc muỗng kim loại trở xuống thành dĩa sứ, ngại ngùng khuấy động không gian thơ mộng thanh thoát. Lời hát mang theo nhớ nhung. Có lẽ, ngồi xoay lưng không nhìn hình ảnh, chỉ lắng nghe nhạc, mình dễ tìm về với ngày xưa ấy hơn. Dòng nhạc đưa lòng người lờ lững trên con sông kỷ niệm. Như còn đây, giọng hát mênh mang buồn. Ngày xưa mới lớn, biết yêu thương hay chưa từng ngỏ ý, kẻ ngoại đạo hay là tín đồ, tâm hồn đồng lãng mạn, cùng ngẫn ngơ; cùng một nỗi buồn như lời hát kể lại chuyện tình của chính mình. Chuyện tình của tác giả khi mới 14 tuổi, đã làm chuyện người như chuyện chính mình.
Thuở ấy, Nguyễn Vũ chỉ mới 14 tuổi. Ngày ngày cậu bé Nguyễn Vũ rất chịu khó đi lễ ở nhà thờ; nhà thờ chính tòa Ðà Lạt (còn có tên gọi khác là nhà thờ Con Gà, vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn). Đây là nhà thờ lớn nhất Đà Lạt, một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố này do người Pháp để lại.
“Không hẳn vì tôi ngoan đạo, vì tôi phát hiện ra một cô gái rất xinh và ngoan đạo mỗi ngày vẫn ngang qua ngõ nhà mình để đến nhà thờ…
Trái tim vụng dại của đứa con trai mới lớn đập loạn nhịp trước bóng hình thiếu nữ tóc xõa vai mềm bềnh bồng trong gió cao nguyên. Ngày lại qua ngày, suốt hơn ba tháng trời tôi âm thầm, lầm lũi làm “cái đuôi” cô ấy, kẻ trước người sau đi về mỗi bận trên 3 km đường đèo, nhưng một lời bẻ đôi tôi không dám thốt. “Lòng thành” của tôi chỉ được hưởng một “ân huệ” cỏn con: Tôi được biết cô ấy tên Th., lớn hơn tôi 2 tuổi…
Thế rồi, một buổi chiều gần lễ Giáng Sinh. Tan lễ ra thì trời đổ mưa, “đối tượng” của tôi nép vội vào mái hiên trú mưa, tôi cũng… trú tạm bên cạnh, hai người chỉ cách nhau độ một gang tay. Hòa lẫn trong tiếng mưa là giai điệu quen thuộc của bản Thánh ca Đêm Thánh vô cùng (Silent night) vẳng ra từ ngôi nhà gần đấy: Đêm Thánh vô cùng, giây phút tưng bừng, đất với trời, se chữ đồng, đêm nay Chúa con thần thánh tôn thờ…. Th. đưa tay hứng lấy những giọt nước mưa và khẽ hát theo. Tôi lặng người. Giọng hát Th. sao mà buồn da diết. Tự dưng tôi cảm thấy hết… sợ quê, khẽ đưa tay vuốt nhẹ lên… những hạt mưa bụi li ti bám bên ngoài chiếc áo ấm của Th., bất chợt Th. quay sang tôi nhoẻn miệng cười: “Cảm ơn nghen!”. Mưa tạnh, “người trong mộng” đã khuất dạng tự bao giờ mà thằng con trai 14 tuổi vẫn còn đứng ngẩn ngơ như “một nửa hồn tôi mất”.
Ba ngày sau, gia đình tôi chuyển vào Sài Gòn sinh sống, thế là hết. Tâm trạng tôi lúc đó y như người vừa đánh mất một vật quý giá. Từ đó, mỗi khi chợt nghe bài Thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng, lòng tôi lại tái tê với ánh mắt, nụ cười hồn nhiên, thánh thiện tựa thiên thần của “người ấy”. Ôm hình bóng ấy cho đến mãi 14 năm sau, tình cờ nghe lại Đêm Thánh Vô Cùng từ chiếc máy đĩa, bỗng dưng cảm xúc từ một mối tình thánh thiện, hồn nhiên như trẻ thơ – tưởng như đã vùi sâu dưới lớp bụi thời gian – chợt ùa về trong ký ức, thôi thúc tôi”.
Rồi những đêm thánh đường đón Noël.
Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu.
Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối.
Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn!
Đêm Thánh Vô Cùng, lạnh giá hồn tôi.
Chuyện tình miên man buồn, thật đẹp, thật tình.
Tuổi thơ của miền Nam ngày xưa được may mắn lớn lên trong thương yêu, giáo dục đầy tính nhân bản. Lời hát nhắc đến bài Đêm Thánh Vô Cùng (Silent Night). Giòng nhạc đón mừng ngôi Hai, trầm lắng thánh thiện. “Silent night, Holy night. All is calm, all is bright…” Bài Thánh Ca cổ kính, được một linh mục người Áo biên soạn từ thế kỷ 18, vẫn được các thế hệ lưu truyền qua nhiều ngôn ngữ khác nhau. Từng lời nhạc êm đềm thấm vào lòng người, làm quân cộng sản sợ hãi, điên cuồng dùng quyền lực ngăn cấm Thánh ca hay nhạc Giáng Sinh. Nhưng bạo quyền cộng sản, không bao giờ hủy diệt được đức tin và chính nghĩa. Thánh ca và những bài hát mùa Giáng Sinh vẫn bất diệt!
Rồi mùa giá buốt cũng trở về.
Cái giá buốt trên vùng đất ẩm ướt của Bắc Mỹ, làm mùa đông nơi đây, đêm dài thêm, thêm day dứt nỗi nhớ quê nhà. Quê nhà và người ngày xưa giờ chỉ còn tìm lại được trong ký ức mà thôi. Sài Gòn, miền Nam, khi còn tự do ngày xưa, cả tháng Mười Hai với muôn vàn ca khúc làm xao xuyến tâm hồn: Đêm Đông, Mùa Sao Sáng, Tà Áo Đêm Noël, Chiều Bên Giáo Đường, Cao Cung Lên, Niềm Tin,… Ngày ấy, năm nào cũng nghe, rồi nghe lại, nhưng những dòng nhạc quen thuộc như vòng tay người tình trở về ôm ấp. Dư Âm Mùa Giáng Sinh như môi hôn ấm mềm tâm tình: “Bài hát đêm đông chạnh lòng tôi nhớ nhiều. Tà áo Noël thiết tha trong chiều nào. Dập dìu trên đường đi lễ. Lấp lánh sao đêm tuyệt vời. Đẹp thay ôi mùa sao sáng…” Bài Thánh Ca ngày nào ngọt đầu môi, vẫn còn vang vọng trong lòng người xa nhà.
Rồi khách cũng vào quán đông hơn.
Câu chuyện quanh mình bây giờ nghe ồn ào, rôm rả. Người ta hề hà kể lại những kinh nghiệm, khuyến khích nhau trở về nơi đã từng trốn chạy. Có phải chăng, đã hết rồi cái thời còn làm người tỵ nạn cộng sản, vai đeo cái túi con con có dấu hiệu Chữ Thập Đỏ hay Trăng Lưỡi Liềm Đỏ của Cao Ủy Tỵ Nạn phát cho, ánh mắt ngơ ngác, lòng bồi hồi ngồi trên nệm phi cơ êm ấm để đến đất nước nhận lãnh và ban cho mình được thật sự làm người tự do. Bây giờ, người ta tự do bay đi, bay về, kháo nhau các tiết mục du hành hưởng lạc trong khắp ngõ ngách của đất nước mang tên Việt Nam. Một người khoe rằng, mình mới vớ được mớ vé phi cơ về chơi Giáng Sinh và ăn Tết cho cả gia đình, rẻ đến bạc triệu. Người trở về đã quen với cung cách ăn nói, tung tiền cả triệu đồng.
Nghe ai đó khen Sài Gòn bây giờ Noël và Tết “hoành tráng” lắm, nhiều “dấu ấn” lắm… Ngôn từ bây giờ lạ thường, không rõ ý, nhưng chắc là lắm thứ thích thú, đầy hoan lạc nên người ta mới vui mừng mà tiêu đến triệu bạc để về mà chơi. Cũng mừng, ai đó không dùng cái tên của xác chết họ Hồ, lãnh chúa của quân cưỡng chiếm Sài Gòn; người ta còn quen miệng dùng chữ Sài Gòn.
Thế đấy! những mùa Giáng Sinh trong đời, vẫn vậy, vẫn không thể nào quên. Và nhớ cả tháng Mười Hai hằng năm khi cái se se lạnh đổ về, với lời hát êm đềm trong gió đông: “Lạy Mẹ sầu bi ban ơn, người Việt cùng thương nhau hơn, đất nước này đây, sáng đức tin Chúa trên trời cao”.
Đất nước này đây, giờ đây người ta nhân danh “nhân dân” giam cầm, giết hại người yêu nước; như cái gọi là “phiên tòa phúc thẩm” hôm 30 tháng 11 vừa qua, đã lì lợm kết án 10 năm tù giam Nguyễn Ngọc Như Huỳnh, tức Blogger Mẹ Nấm. Mười năm tù chỉ vì cái tội dám lên tiếng đấu tranh cho ngư dân và bảo vệ môi trường biển nước Việt Nam, cho những bất công, phi lý, những vấn đề bạo ngược của kẻ cầm quyền như nạn công an lạm dụng quyền lực, man rợ hành hung người dân đến chết khi đang trong lúc bị tạm giam để điều tra…
Công an tỉnh Khánh Hòa khi bắt Như Quỳnh, cáo buộc bà đã “soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân…”
Trước đó, Nguyễn Ngọc Như Huỳnh cũng đã bị bắt nhiều lần vì tham gia các hoạt động dân sự, đòi dân quyền, biểu tình phản đối Trung cộng chiếm biển đảo tại Biển Đông, và phản đối Formosa Vũng Áng, tức Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, đã táng tận lương tâm thải các chất cực độc ra biển; gây ra thảm họa nước biển bị ô nhiểm trầm trọng và lâu dài, cá chết hàng loạt tại miền Trung…
Bà Nguyễn Tuyết Lan, mẹ của Như Quỳnh là một người miền Bắc, năm 1954 bà phải di cư vào miền Nam để trốn tránh cộng sản. Bà Tuyết Lan đã tâm tình:
“Trước mắt tôi là một cái khoảng đêm đen rất là dài…
Thiệt ra, tôi lớn lên ở một xã hội khác, một nền giáo dục khác, nên những chuyện con tôi làm, tôi coi đó là cái chuyện bình thường.
Khi xã hội không tốt ở mặt này mặt nọ, chúng ta phải lên tiếng để người lãnh đạo họ xem xét. Tôi nuôi dạy con tôi bằng điều đó.
Nhưng con tôi làm điều bình thường ở cái xã hội bất bình thường nên phải trả giá bằng tù đày, bằng các đòn thù.”
Cà phê còn trong ly, còn đậm màu cà phê, nhưng hương vị nhạt nhẽo; cái vị đắng bây giờ đắng vô duyên. Mùa Lễ Giáng Sinh ở Sài Gòn bây giờ chắc hẳn khác lạ hơn khi xưa nhiều lắm. Trong ánh đèn màu lấp lánh của bạo quyền có giọt nước mắt câm hờn, uất hận của người tù chính trị. Sài Gòn bây giờ còn mang tên họ Hồ. Sài Gòn bây giờ như người tình áo trắng thay màu. Nhớ nhung. Xót xa đau. Bài Thánh ca buồn.

Bùi Đức Tính

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.073 giây.