logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/12/2017 lúc 10:20:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bà Quy tóc bạc trắng, vừa bước vào nhà ra vẻ muốn cắt tóc vừa quay mặt gọi lớn như ra lệnh:
– Anh Hoàng, ngày 15 này là ngày giỗ ông Quy nhà tôi, anh nhớ tới ăn giỗ nghe không?
Giọng bà Quy nói như ra lệnh khiến ông Hoàng bực mình, nhưng ông nghĩ tới con mẹ dốt nát trước đi bán ve chai, vợ ông Quy chạy xe đò đi đường đèo miền Trung này nên cố im tiếng.
Vốn là anh em quốc gia với nhau. Trước ông Quy làm trung sĩ, sau 75 thì chạy xe đò. Nhiều lần ông Quy bị mời lên phường vì chửi bới bậy bạ… Tuy nhiên khi ông Hoàng đi xa thì ông Quy ở trong xóm không nể nang ai, bắt nạt bà Hoàng đang cùng khổ nuôi một bầy con nhỏ đơn chiếc.
Đến khi ông Hoàng trở về, bà Quy sợ trả thù nên bảo chồng mời ông Hoàng uống cà phê để xí xóa việc đó. Ông Hoàng quá mệt mỏi, coi như chuyện nhỏ bỏ qua. Lúc này Minh, con ông Quy đã lớn đi bộ đội sang Campuchia về, sau này chạy xe ôm, hay vỗ ngực xưng tên. Tao nè Minh nè! không sợ thằng nào hết. Hắn biết cha mẹ vẫn nơm nớp không biết ông Hoàng sẽ trả thù như thế nào nên đến gây hấn. Hắn đến gặp ông Hoàng ra lời thách thức:
– Chú Hoàng, tôi với chú đấu võ chơi!
Hoàng có dạy võ ở tư gia để kiếm ăn. Không muốn đôi co với trẻ con, ông trả lời Minh.
– Tao già không đánh nhau nữa. Nếu mày muốn chơi, tao cho đệ tử đang lên đài ở Tây Ninh về đấu.
Hai nhà sau đó né tránh không đụng chạm tới nhau cho tới ngày ông Quy mất, và nay là đám giỗ.
Trong ngày giỗ, buổi sớm mời bà con hàng xóm. Ông Hoàng bảo thằng con làm thợ uốn tóc mua hai chục bánh ít để cầm sang trước cho gia đình ông Quy, tới trưa mới là mở tiệc đãi đằng bà con. Rất nhiều người trong xóm bị mời như ông Hoàng. Không đi thì cũng kỳ, đi thì ai cũng ngán đến cái gia đình anh chị em suốt ngày chửi bới nhau giành căn nhà mới sửa của cha mẹ để lại.
Con ông Hoàng ngồi một lát rồi về thuật đám giỗ đãi chay, mời nhiều người nhưng mỗi người chỉ gắp một đũa là hết trơn. Phần nhiều người đi ăn giỗ mua trái cây, bánh rượu chứ ít ai đi tiền vì đưa phong bì thì hai trăm ngàn coi có vẻ không đủ, đi nhiều hơn mà kiểu gia đình bà Quy đãi như thế thì càng thêm tức… Có người gắp xong một gắp thức ăn, ăn xong chén hủ tiếu xào hay mì xào gì đó rồi đứng dậy ra về, kháo với nhau, “vậy mà cũng gọi ngược người ta đến ăn giỗ!”
Trong xóm chỉ đi lại chừng năm trăm thước. Bà con lâu đời được bà Quy mời ăn giỗ chẳng bao nhiêu.
Lúc ngồi ăn vừa nói chuyện, bà Sĩ nói:
– Từ hôm Tết tới nay trong xóm mình thay đổi nhiều chuyện quá. Chuyện thứ nhất là thằng Đông bán nhà.
Chị Hồng Đào bán hàng kim khí điện máy: nồi cơm điện, quạt máy… nói:
– Thiếu gì người bán nhà. Bán ở đây để trả nợ ngân hàng nhiều lắm. Còn dư lên Thủ Đức mua đất ở miệt Cá Sấu Hoa Cà cũng rẻ.
Bà Sĩ nói:
– Thằng Đông và vợ nó suốt đời đánh và chứa bài tứ sắc. Ai cũng biết nhưng không ai nói gì vì cho là tại nhà nó chỉ chứa vài bà già đánh bài chơi thôi. Thằng Đông đẹp trai có phước. Nó nuôi đứa con gái da ngăm đen lấy chồng Phi Luật Tân, quay về Việt Nam vay ngân hàng để mua ngôi nhà lớn cao tầng ở. Sau lãi trả không nổi, thằng Đông phải bán căn nhà riêng của nó để trả lại lãi ngân hàng cho con gái nuôi. Bây giờ hai vợ chồng nó bỏ nhau, vợ mua nhà miệt Gò Vấp, còn nó ở với đứa con gái đã bỏ chồng Phi, lấy chồng Mã Lai rồi. Hai vợ chồng bỏ nhau, lúc đó không ai trông coi bà mẹ già còm cõi. Bả bị bệnh mới chết cách đây hai tháng.
Một bà ở đầu xóm nghe nói đụng chạm tới con gái lấy chồng ngoại, bèn xen vào như để biện minh về con gái mình cũng lấy chồng Tây biệt tích, mấy năm mới về một lần. Bà ta thường khóc kể lể với mọi người về cảnh tình quá khổ, không con cháu ở gần, chỉ một mình săn sóc ông chồng đau nặng nằm một chỗ.
Cô Vi nói hớt vào:
– Ở trong hẻm mình tuy nhỏ mà con gái lấy người nước ngoài đông lắm. Như cô gái xinh đẹp lấy chồng người Hong Kong mua nhà kế bên nhà thằng Đông. Chồng nó ở trần, đầu trọc lóc. Cô ta vừa than với người vú nuôi con một tháng ba triệu rằng lóng rày ở nhà buồn, không có tiền tiêu xài. Ông chồng người Hoa dường như đã hết tiền chu cấp, sắp sửa về nước nên phải lo tìm việc làm kiếm thêm. Cô ta không biết làm việc gì mà đi suốt ngày đến tối mới về. Quần áo ở nhà nhìn rất mát mẻ, tuy nhiên lúc lên xe gắn máy đi làm thì ăn mặc kín đáo như người làm ở các văn phòng công ty lớn vậy.
Thấy cô ta mỗi ngày thường đi khuya khoắt mới về, hai vợ chồng người vú nuôi con chán nản nói:
– Cô đi hoài tôi bắt luôn thằng nhỏ đó.
Cô ta năn nỉ bà Út giữ em:
– Bà thông cảm, ở nhà không có tiền, lại buồn lắm. Ráng giúp tôi giữ cháu bé, tôi sẽ bù thêm cho.
Ông Út thì đổ quạu vì vừa rồi bà mẹ mới mất, bao nhiêu tiền bán nhà dường như thằng em giữ cả. Đến mẹ mất cũng không còn đồng nào chôn cất. Theo lời bà mẹ trối thì đem về quê tận vùng sâu ở Sa Đéc để chôn.
Chồng bà Út bận đám tang mẹ, có lẽ phải thiêu xác bà già cho tiện, bà Út gọi thằng con uốn tóc của ông Hoàng ra than phiền sự ồn ào của đám giỗ.
Nhà ông Quy ở ngang nhà bà Hội. Đó là một người đàn bà vô cùng đau khổ, luôn chịu trận vì những ngang trái trong cuộc sống. Bà Hội mới dọn về đây ở nên không được mời đám giỗ. Với lại bà không giao du với ai, Lúc nào nhà cũng đóng kín mít cửa lại như ngày Tết, không tiếp ai.
Bà khoảng năm mươi tuy đã có hai con trai, hai con gái nhưng lúc nào cũng mặc đồ bộ mướt rượt như một người đàn bà khá giả lắm.
Bà Út vú em nói với ông Hoàng.
– Tội nghiệp bà Hội lắm. Bà ở Phan Thiết vô. Chồng chuyên ăn nhậu chơi bời rồi về bắt vợ chạy tiền ăn nhậu, không có thì đánh đập chửi mắng thậm tệ. Ông chồng tán tận lương tâm, có lần đánh xảy cái thai đầu tiên trong bụng vợ. Lúc hai đứa con gái mười sáu mười bảy đã bắt con bán trinh cho đám người có tiền của. Từ đó hai đứa con gái bỏ học đi làm gái luôn cho đến bây giờ. Bà Hội bị chồng đánh đập phải dắt con chạy trốn. Phường bảo là chồng bà ở quê lên, không phải người địa phương nên không xử. Sau đó khuyên bà mướn nhà ở chỗ khác, dấu không cho chồng biêt. Ông chồng ở quê không rành đường phố Sài Gòn nên tìm không ra rồi ông ta bỏ về Phan Thiết lại.
Từ trước Tết, bà Hội ở với hai con gái chuyên cặp với người nước ngoài, có khi nhảy dù đi Singapore vài bữa rồi về. Căn nhà mướn để ở và nuôi hai đứa cháu ngoại. Đứa con gái lớn mới đi học, đứa kia còn bú ở nhà nhìn kháu khỉnh, nét mặt lúc nào cũng đượm mới u buồn nhưng chỉ thoáng cái lại tươi cười.
Không biết trong thâm tâm bà Hội thế nào, chắc chỉ lo gả con sống yên ổn bằng cách kiếm một Việt kiều khá giả, hoặc góa vợ như anh Lang từ Cali mới về lấy cô con gái đã qua một đời chồng ở trong hẻm này cách đó khoảng vài mươi căn nhà.
Đó là nơi có hai Việt Kiều từ Bắc Mỹ về, một lấy cô gái chưa đầy ba mươi tên là Hà, có chồng làm quản lý xưởng may rồi bỏ nhau, cô ta nuôi con một mình. Cô thứ hai là chị em sinh đôi con của một bà góa. Cô chị sinh đôi lấy một Việt kiều qua mục tìm bạn bốn phương trên mạng. Sau đó may mắn cô lại kiếm được một ông ngoại quốc giới thiệu cho em mình. Nhờ các chàng rể hảo tâm nên các bà mẹ vợ được giúp đỡ, chỉ ở không mà chơi hoặc chuyên đi xòe giải trí, mặt hất lên tận trời.
Ngang đó có gia đình anh tổ trưởng cũ, thường hay tố khổ người khác, anh chuyên bán dụng cụ máy chụp hình, dường như thấy người ta lấy chồng ngoại nhiều quá nên sốt ruột. Cô con gái anh ta cũng có một con và bỏ chồng mấy năm nay. Vừa rồi cô ta kết hôn, làm đám cưới với một anh chàng người Phi lùn tịt, béo phì bề ngang có đến hai người ôm và nhìn anh ta có vẻ không dưới năm mươi tuổi. Tuy nhiên lúc làm đám cưới thì nhà gái bảo với mọi người rằng anh chàng này nhỏ hơn cô vợ một tuổi!
Cũng gần đó cách mươi căn thôi. Một gia đình có ba người. Lúc nào hai ông bà cũng kẹp sát đứa con gái trên hai mươi tuổi.
Trong xóm có người đàn ông nuôi mấy con gà chọi úp trong bội đặt ngang nhiên giữa đường đi, thấy họ đi qua thì quay sang nói lớn với láng giềng:
– Coi kìa! Đi đâu hai vợ chồng ông này luôn kẹp con gái vào giữa. Mỗi ngày ba người đi ra đi vào tới mòn cả dép. Cô này là cục vàng của hai ông bà đó. Tiền của anh chàng Việt Kiều gửi về đủ mua nhà mua cửa, nuôi sống phủ phê cả gia đình. Họ kẹp cô gái không hở ra. Vì hở ra, cô đi đâu theo ai thì mất luôn cả nồi gạo còn gì!
Trước đây có một cô người Hàn Quốc và một anh chàng người Pháp sang Việt Nam làm luận án Sử học, vừa rồi mới trả nhà ra đi. Trong xóm còn nhiều nhà lấy chồng Đài Loan, mấy cô gái ở xứ đảo về thường đến tiệm uốn tóc để cắt và gội. Lâu nay đám con bà Thời là mẹ cô gái lấy Đài Loan rất may mắn được gia đình chồng không bạc đãi, mua vé mời hai ông bà Thời đi Đài Loan chơi khiến cả mấy nhà chung quanh nhìn ganh tỵ!
Nhìn lại số thanh niên trong con hẻm bình dân này kẻ thì chạy xe ôm, đứa thì đá gà, nhậu nhẹt và thất học, ăn mặc xuềnh xoàng có vẻ nghèo khó lười biếng, cho nên đám phụ nữ trong hẻm cứ rủ nhau đi làm đêm ở các nhà hàng khách sạn, có lúc cặp tay bồ bịch dẫn về nhà có vẻ rủng rỉnh, càng làm tăng sự ước muốn lấy chồng ngoại của đám đàn bà con gái hơn nữa. Đàn ông con trai Việt bị dưới cơ, bị coi thường chẳng còn chút hấp dẫn đối với các cô gái đang lớn trong khu phố nữa.
Trong thời buổi lạm phát tăng, thế lực kim tiền lên dữ dội, các cuộc hôn nhân không cân xứng cứ diễn ra, và dường như rất làm vinh hạnh cho gia đình các bậc làm cha mẹ vợ…
Lúc này quay về đám giỗ ban đêm, bọn thanh niên thấy nhà ông Quy bắt đầu tàn tiệc qua màn giải trí nên rủ nhau kéo đến la hét vang dậy, bà con lối xóm đóng cửa bịt tai lại chịu không nổi cái lối vặn loa hết cỡ, thi nhau hát hò trong con hẻm chật chội. Có phải chính đó là nếp sống văn hóa Việt ngày nay, sự đua đòi của lũ người lúc nào cũng vỗ ngực ta đây tiến bộ, bắt kịp văn minh nước ngoài. Họp tổ nhiều lần toàn nói chuyện cống rãnh rác rến xây dựng ấp văn hóa, khu văn hóa mới, toàn chuyện xì ke ma túy trộm cắp mãi dâm và nhà này đụng chạm tới nhà kia, kẻ này tố kẻ nọ.
Người Việt mới lớp trẻ chỉ biết tiền bạc, chỉ ồn ào ca hát nhảm ở bàn tiệc, ở đám ma đám cưới đám giỗ… như ở đám giỗ nhà ông Quy đây, nhà đám luôn tính trước tính sau lời lỗ rồi mới mời khách giống như các đám cưới cũng vậy.
Đó cũng là thứ văn hóa xã hội hiện nay vậy thôi. Ở trong cái khu phố treo bảng văn hóa này, cái điều tồi tệ là có một số ông bà cha mẹ đẩy con đi làm gái và sống trên thân phận đau khổ của chính con gái mình. Có lẽ loại người này ngày nay trôi dạt và lóa mắt trước cuộc sống sa hoa của thành phố cám dỗ từ miền quê đến thành phố, nhiều hơn những gia đình chân chính Việt Nam biết sống một cuộc đời bình dị an lành.

Duy Thức

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.086 giây.