logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 30/12/2017 lúc 12:02:36(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
WESTMINSTER - Với ước muốn có thêm nhiều người Mỹ gốc Việt và gốc Á Châu gia nhập ngành Cảnh Sát Hoa Kỳ để phục vụ cư dân, sáng thứ Sáu, 29 tháng 12, sĩ quan cảnh sát Mỹ gốc Việt, anh Tài Đỗ đã đến tòa soạn Viễn Đông để chia sẻ niềm mong ước của anh với phóng viên Viễn Đông và qua đó gửi đến quý độc giả.

Sinh trưởng trong một gia đình có 12 chị em nhưng hai người đã mất sớm, còn lại 10 người và anh Tài là người con áp út. Tất cả đang là những người con mồ côi cả cha lẫn mẹ. Anh sinh tại Saigon nhưng gốc người Biên Hòa. Thân phụ người Thanh Hóa vào miền Nam lập nghiệp từ thập niên 1930 và lấy mẹ anh người Biên Hòa. Năm 1981, lúc đó anh Tài được 14 tuổi, anh vượt biên sang Thái Lan và bị bắt nhốt cùng với nhiều người Việt khác tại trại Sikiew, Thái Lan hai năm. Sau đó được đi định cư tại Hoa Kỳ và gia đình anh sống tại California từ đó đến nay.

UserPostedImage
Anh Đỗ Tài tại tòa soạn báo Viễn Đông sáng thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

Lý do nào anh gia nhập ngành cảnh sát?
Anh Tài cho biết, vào những năm 1980 - 1990 anh chứng kiến nhiều băng đảng gốc Á châu cướp của, giết người một cách tàn nhẫn, và những băng đảng Á Châu rất tinh ma nên nhiều tên đã lọt lưới pháp luật sau khi gây kinh hoàng, đau thương cho nhiều gia đình. Hơn nữa lúc đó người Việt và người Á Châu sợ bị trả thù nên không dám tố cáo. Anh không chấp nhận để nhiều người vô tội bị chết oan uống, mất mát tài sản như thế nên anh chọn ngành cảnh sát để có thể làm được một điều gì đó giúp dân.

Tuy nhiên, bản tính anh rất cẩn thận, anh đã để ra năm năm trời tìm hiểu, nghiên cứu những việc làm của cảnh sát xem có thích hợp với mình không đã.

Sau 5 năm anh vô trường cảnh sát tìm hiểu cặn kẽ những gì mình cần phải làm rồi mới quyết định gia nhập vào lực lượng Cảnh Sát Hoa Kỳ qua một kỳ thi tuyển khó khăn. Sau sáu tháng huấn luyện rất cực khổ vừa về tinh thần vừa về thể chất, anh được chấm đậu nhưng phải qua 12 tháng thử thách, năm tháng đầu phải ra làm ở ngoài đường, tiếp xúc với dân xem họ đánh giá mình mỗi ngày ra sao.

Sau đó mới được làm chung với một sĩ quan cảnh sát thực thụ cho đủ 12 tháng thử thách và bấy giờ mới được công nhận là nhân viên thực thụ, và anh đã được nhận vào làm việc cho Sở Cảnh Sát Long Beach, trong vai trò sĩ quan huấn luyện cảnh sát tại Long Beach Police Academy và Rio Hondo Police Academy. Sở Cảnh Sát Long Beach hiện nay có khoảng 800 nhân viên cảnh sát, trong khi đó chỉ có bốn nhân viên người Mỹ gốc Việt mà bốn trong số đó có hai cha con anh Tài.

Làm cảnh sát dễ hay khó?
Anh Tài tâm sự, “Làm cảnh sát rất là khó, trước hết mình phải có cái tâm thương người, phải chịu khó học hỏi nào là học về tâm lý, về văn hóa xã hội, về tình cảm vợ chồng, về những xung đột trong gia đình v.v.. Sau khi đi làm hết giờ mình còn phải tập thể lực, tập bắn súng và nghiên cứu tài liệu chuẩn bị cho ngày hôm sau.

UserPostedImage
Hai cha con Đỗ Tài (bên trái) và Alvin Đỗ cùng chung ngành cảnh sát. (Hình Đỗ Tài cung cấp)

“Theo sự dự đoán thống kê có từ 85 đến 95 % người bản xứ dự thi vô ngành cảnh sát không được tuyển chọn còn dân tỵ nạn mình cao hơn lên đến hơn 95% vì họ không chịu nghiên cứu, tìm hiểu trước nên khi vào huấn luyện, họ không thích ứng nổi với những áp lực về thể chất và tinh thần và dễ dàng bỏ cuộc. Thêm nữa, trong thời gian huấn luyện có từ 15% - 30% bỏ cuộc.”

Là một nhân viên cảnh sát gốc Á châu, khi phải tiếp xúc với cư dân bản xứ hay cư dân các sắc tộc khác, anh có thấy họ phân biệt, kỳ thị hay tỏ thái độ xem thường không?
Anh Tài trả lời, “Hoàn toàn không! Không những họ không tỏ bất cứ thái độ kỳ thị hay xem thường mình mà ngược lại họ còn tỏ ra nể trọng mình, và khi mình mặc bộ đồ cảnh sát họ coi mọi nhân viên cảnh sát đều bình đẳng như nhau, vì đều là người đại diện chính quyền và thực thi pháp luật.”

Mỗi khi giải quyết một vấn đề gì đó cho người Việt Nam, anh thấy thái độ của đồng hương mình như thế nào?

UserPostedImage
Anh Đỗ Tài, một Sĩ Quan Cảnh Sát Hoa Kỳ gốc Việt. (Hình Đỗ Tài cung cấp)

Anh Tài cho biết, họ tỏ ra rất mừng vì cùng ngôn ngữ nên dễ dàng diễn đạt, trình bày sự kiện hơn là tiếp xúc với người cảnh sát không cùng ngôn ngữ với mình.

Anh có hai người con, người con trai tên là Alvin Đỗ cũng gia nhập cảnh sát và hai cha con cùng làm việc chung với nhau tại sở cảnh sát Long Beach. Anh không hề ép buộc con cái và cũng không bao giờ kể chuyện công việc cảnh sát của mình cho con nghe, nhưng một hôm, Alvin gọi điện thoại hỏi bố, “Ông thầy con làm cảnh sát, ông kể mấy chuyện thế này... thế này... bố có làm như thế không?”
Anh trả lời con, “Có chứ, bố vẫn làm như thế.”

Người con anh nói, “Ồ hay quá, sao hồi nào tới giờ bố không nói cho tụi con biết?”
Và rồi Alvin tìm hiểu và được anh cố vấn cho nên Alvin quyết định gia nhập cảnh sát, nay đang trong thời gian huấn luyện.

Về quyền lợi như lương bổng, phụ cấp, tiền hưu trí, bảo hiểm sức khỏe như thế nào?
Anh Tài cười và thật thà nói, “Nếu chọn cảnh sát để có lương cao thì sai lầm. Muốn làm cảnh sát trước tiên phải có tấm lòng yêu thương mọi người, hy sinh vì mọi người; có khi người ta ngủ mình phải thức, ngày lễ người ta đưa vợ con đi chơi mình phải để vợ con ở nhà một mình đi làm nhiệm vụ, nên không có tấm lòng yêu thương mọi người không làm cảnh sát được, và khi mình giúp được gì cho ai mình cảm thấy hài lòng, thấy vui là mãn nguyện rồi còn lương bổng thì đủ sống thoải mái chứ không giàu đâu.”

Trong thời gian 20 năm làm cảnh sát, anh Tài may mắn được đảm nhiệm vai trò huấn luyện, một vai trò đòi hỏi phải có khả năng, kiến thức và chuyên môn nên anh muốn truyền đạt lại một số kinh nghiệm cho các bạn trẻ Việt Nam muốn gia nhập cảnh sát.

Thực sự, cảnh sát là một nghề cao quý. Trước 1975, thời Việt Nam Cộng Hòa người ta gọi “Cảnh Sát là Bạn Dân.” Câu nói đó rất đúng, bây giờ ở Mỹ vẫn đúng, vì mình giúp dân chứ không hại dân, lúc trước vì sợ bị trả thù người dân không dám báo cáo, không dám gọi cảnh sát khi có chuyện xảy ra, bây giờ không còn như vậy. Người Việt đã mạnh dạn không còn sợ trả thù, họ tin tưởng ở pháp luật, tin tưởng ở cảnh sát nhiều hơn nên không có vấn đề kỳ thị hay ém nhẹm gì cả.

Tuy nhiên, muốn gia nhập cảnh sát, bạn phải để ra một thời gian tìm hiểu cặn kẽ, xem nhiệm vụ của cảnh sát là gì, mỗi khi phải đối phó với vấn đề nan giải phải làm sao? Và đừng sợ mình không làm được. Ở đất nước Hoa Kỳ, họ luôn tạo cơ hội cho mình, nếu mình có khả năng, có quyết tâm thì việc gì cũng có thể làm được. Do đó, anh Tài mong muốn các bạn trẻ hãy tìm hiểu và gia nhập cảnh sát để chúng ta có cơ hội phục vụ mọi người, không phải chỉ phục vụ riêng cho người Việt Nam nhưng cho tất cả để người dân sống trong địa phương của mình được yên tâm làm ăn, sinh sống. Sau này anh sẽ mở những buổi hội thảo để giúp ai muốn gia nhập cảnh sát có thể tìm hiểu.

Điều gì làm anh mãn nguyện nhất hiện nay?
Anh Tài nói, “Điều tôi mãn nguyện nhất trong lúc này là con trai tôi cũng ở trong ngành cảnh sát. Alvin rất đứng đắn và tỏ ra chững chạc trong mọi vấn đề.”
Sau bài báo này, qúy đồng hương có thắc mắc hay cần hỏi thêm xin email cho anh Tài Đỗ: Tai_do@yahoo.com.

Thanh Phong/ Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.