logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 31/12/2017 lúc 11:44:26(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mấy hôm nay Quân thấy được hình ảnh cô giáo Hà trên FB, hình ảnh Hà và quê nhà ngày trước lại trở về.
Đó là những ngày hè nóng nung người trên con đường đất đỏ có rải đá ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong những năm 78-80. Tiếc là ngày đó không có chuẩn bị một máy chụp hình, không phải là phó nhòm, nên Quân không chụp được những khoảnh khắc đẹp từ cảnh tình của quê hương, cùng hình ảnh cô giáo ở một trường trong quê cách xa phố thị bốn kí lô mét. Ngày đó Hà dạy buổi chiều, Quân dạy buổi sáng.

Cứ buổi trưa sau mười hai giờ, giờ tan học, Quân đạp xe từ trường về nhà ở thị xã, thì bắt gặp ngay giữa đoạn đường này, Hà đang đạp xe từ thị xã đến trường để làm bổn phận cô giáo. Có những buổi trưa hè đứng gió, trời nắng chang chang, chắc chắn mồ hôi đã làm ướt chiếc áo bà ba trắng Hà đang mặc. Và những giọt mồ hôi hẳn cũng đã thấm đẩm hai vành thái dương, vành tai của cô giáo miền quê, dù trên đầu bao giờ cũng có chiếc nón lá rộng vành che nắng.

Lại có hôm trời nắng như thiêu đốt, nắng miền Nam, mặt trời rực rở chiếu sáng trên mặt đường, may thỉnh thoảng nhờ cơn gió nhẹ thoáng qua cũng làm người di chuyển trên đường bớt mệt. Nhưng mỗi khi cơn gió thổi ngang mạnh hơn một chút, chiếc nón lá Hà bị hất tung ra sau nên việc di chuyển bằng xe đạp cũng bị khó khăn. Một tay ghì ghi-đong xe đạp, một tay vịn vào vành nón lá. Hình ảnh ấy đã bao lần đi qua mắt Quân, bây giờ mỗi khi nhắm mắt, muốn tìm kiếm hình ảnh cũ của Hà ngày nào Quân vẫn có thể nhận được ngay như chuyện trước mắt.


Ngày hôm nay, nếu mướn một người mẫu ở Sài Gòn, như Lý Nhã Kỳ chẳng hạn, về đóng vai cô giáo Hà ở trường quê VN của những năm 80, ngồi trên chiếc xe đạp, không cũ không mới, nón lá rộng vành, áo ba ba trắng, quần dài đen, trên đường đạp xe đến trường trong buổi trưa hè lộng gió, tay cầm nón lá che nghiêng để chụp hình, Quân đoán chắc là không thể nào đẹp bằng hình ảnh Hà ngày ấy. Người thật cảnh thật mới xúc động lòng người!

Trong FB hiện tại, thấy Hà đã trở thành cô giáo già dặn, trang điểm đàng hoàng, áo dài đẹp. Sau gần bốn mươi năm, kể từ năm 79, 80, quả là đất nước có những đổi thay vì nhờ biết bỏ kinh tế XHCN theo Kinh Tế Thị Trường, mà họ gọi là Đổi Mới, và đảng viên được phép làm kinh tế, kinh doanh như cách đây hơn mười năm vị đứng đầu nhà nước VN đã tuyên bố trong lần có đại hội. Ừ, tự do làm ăn thì ai giỏi sẽ khá thôi. Riêng việc dạy học, đâu phải kinh doanh, chắc muốn khá Hà phải dạy sáng dạy chiều, kèm thêm các em học sinh vào cuối tuần v.v.. Nhưng thôi, có mồ hôi nước mắt đổ ra thì công sức sẽ được đền bù, đó là luật của đất trời.

Ngày đó nghèo quá phải không Hà? Anh em tụi mình, thỉnh thoảng gặp nhau sau lần họp chung toàn trường, tụ họp về nhà chị Hạnh để được chị hiệu phó đời sống bồi dưỡng cho một nồi chè đậu xanh. Bây giờ, dù chị Hạnh còn ở VN, hay chị đã ra nước ngoài; bây giờ dù ăn mỗi ngày, bánh ngọt, kem, Chocola... nhưng nồi chè từ tay chị Hạnh nấu để bồi dưỡng đám giáo viên nghèo tụi mình vẫn nằm hằn sâu mãi trong đầu anh. Cũng như bây giờ dù được ăn ngon mỗi ngày, anh vẫn nhớ đến bữa cơm trưa với cá khô chiên, nước tương, dưa chuột và lời âu yếm từ cô bạn gái thân yêu, khi hai đứa đứng làm chung trên con đê ngăn nước mặn của vùng Chu Hải Kim Hải trong những ngày đi làm công tác thủy lợi: “Trưa nay anh đến ăn cơm chung với em!” Ôi, có những bữa ăn, hình ảnh và câu nói không bao giờ quên được dù suốt cả đời người!

Nói đến làm thủy lợi mới nhớ, cũng không có hình ảnh nào đẹp bằng hình ảnh của các cô gái thành thị bị bắt đi làm thủy lợi trong những năm 75-76, khi hòa bình vừa lập lại trên quê hương. Hình ảnh tay trong tay, dưới trời lộng gió, dưới ánh nắng trưa, hay chiều tà, để cùng chung sức đưa những cục sình về nơi quy định của cán bộ Thủy Lợi. Áo có thể nhiều màu, nhưng quần các nữ sinh ngày đó mặc tất cả đều là một màu đen tuyền, và sau một ngày làm việc quần áo mặt mày đã lấm lem, phải nhờ nước dưới kinh rạch để rửa.
Bây giờ nếu đưa những người ra làm mẩu để lấy những hình ảnh gian khổ ngày nào cho việc tuyên truyền ắt hẳn cũng không thể nào linh động, trong sáng, và đẹp “tuyệt vời” bằng những hình ảnh thật của những cô gái tư sản đi làm thủy lợi trong những ngày sau khi chiến tranh chấm dứt.

Câu viết dù có thế nào cũng không diễn tả nổi những hình ảnh thật đã xảy ra ngày nào trên những con đường, bờ đê của quê hương trong thời xa vắng những niềm vui, nhưng đầy những nỗi buồn.

Ngày đó, tuổi đời mười tám, hai mươi, sống với đầy sự gian nan khổ cực, chúng ta cũng không vắng tiếng cười mỗi khi gặp nhau. Ngày nay, nhìn hình Hà với nụ cười mỉm anh Quân bắt gặp được sự an bình trong cuộc sống của Hà. Con người, tự thâm sâu, ai không muốn mưu cầu hạnh phúc và có niềm vui trong cuộc sống, thì gia đình Hà cũng vậy. Nhưng dạo qua những hình ảnh trên trang FB của Hà, anh Quân thấy thiếu vắng một điều gì!

À, thì ra thiếu vắng hình ảnh ngày Hà 17, 18 tuổi. Hình ảnh cô nữ sinh buổi trưa hè với chiếc áo dài trắng thả bộ theo con đường từ lớp ra cổng trường sau giờ tan học. Những bước chân thong thả, hứa hẹn một buổi chiều nhàn rỗi ở nhà. Buổi chiều thời đi học, không lo toan cực khổ như những ngày làm cô giáo sau này. Hay Hà không còn giữ tấm hình nào thời làm nữ sinh Bà Rịa. Thuở Hà 17 tuổi. Ôi vậy thì tiếc thật! Tuổi thanh xuân bao giờ cũng đẹp. Hãy cố níu kéo dù thời gian có bao những đổi thay!

Ở đây, có những buổi sáng buổi chiều cuối tuần, thỉnh thoảng Quân nằm đọc những áng văn của các đại văn hào Nga, nhà văn Đức, lòng anh luôn luôn khâm phục sức sáng tạo trong ngôn ngữ trước cảnh tình của thiên nhiên xứ họ. Công nhận họ viết hay thật, những bình nguyên trên xứ sở xa xôi của nước Nga như hiện ra trước mắt, cảnh mùa đông với người ngựa trên những con đường bị tuyết phủ đầy, như đang vây quanh mình. Nhưng sao, lòng mình vẫn dững dưng với những nét đẹp rạng ngời trong những khung cảnh xa xôi?
Tại sao mình vẫn muốn đọc những dòng chữ từ các nhà văn VN, viết về những con đường mới ở vùng U Minh Thượng, Năm Căn, Cà Mau, Rạch giá, nơi đó có cô gái trẻ lập quán bán nước cho những người vội vã dừng chân giây lát trên những đoạn đường dài. Những cô gái quê, những thiếu phụ già hơn số tuổi non trẻ của mình vì trong vùng nước mặn chung quanh và quanh năm với gió biển. Dù cố duyên dáng bao nhiêu để làm vui lòng khách lạ qua đường, nhưng vẫn không giấu nổi nét e thẹn muôn đời của những cô gái nghèo với vùng quê quanh năm lam lũ...

Xin trở lại với Hà. Anh Quân chúc Hà mãi mãi giữ nụ cười mỉm trên môi của cô giáo, của nghề giáo, dù có lẽ Hà cũng chỉ còn làm nghề này vài năm nữa thôi. Vì thời gian đâu có thiên vị với ai bao giờ.

VŨ NAM
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.047 giây.