logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 04/01/2018 lúc 07:00:47(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ông mất có lẽ không bất ngờ nhưng tôi bất ngờ đọc tin ông ra đi trên trang cáo phó nhật báo Người Việt. Như lệ thường, chia tay vĩnh viễn nào cũng để lại tiếc thương và ân hận trong lòng người ở lại, ít nhất tự trách mình sao thưa thớt thăm hỏi để biết bạn bè buồn vui, mạnh yếu thế nào?
Có lẽ điều gì tôi biết về ông cũng rất chậm. Chúng tôi có một thời gian cùng là học trò đệ nhị cấp dưới mái trường Khải Định, Huế, nhưng chỉ khi ông đã trở thành viên chức cao cấp làm việc trong ngành tư pháp thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, tôi mới được nghe các cựu đồng môn nói về ông với lòng ngưỡng mộ.

Họ khâm phục vì ông sẵn sàng rời khỏi vị trí yên ấm ở thủ đô để đi một tỉnh nhỏ xa xôi hầu có thể được tiếp tục chương trình nhạc chủ đề do ông thực hiện hàng tuần trên đài phát thanh Sài Gòn. Ngày đó cho tới bây giờ, tôi thực sự không hiểu có điều gì mâu thuẫn giữa trách nhiệm và tình yêu nghệ thuật trong cùng một vị thẩm phán làm việc ở trung ương hay ở tỉnh xa theo cách nhìn của cấp thẩm quyền Bộ Tư Pháp thời điểm ấy?
Nghe nhắc đến ông dưới nghệ danh Huy Trâm, tôi lờ mờ hình dung ra người bạn học cũ vóc dáng nhỏ nhắn, ít nói, khuôn mặt thư sinh hiền hậu với làn da rám nắng, hàng ngày đến trường bằng xe đạp như các bạn bè cùng học khác song hình như ông ở Huế không lâu. Tôi chỉ thực sự gặp lại ông, có cơ hội chuyện trò là khi ông cùng gia đình tới Mỹ theo diện H.O. đầu thập niên 1990, thế kỷ trước. Thời gian này, tôi và gia đình sống ở một thành phố nhỏ cách Little Saigon khoảng 20 dặm.
Ông không ngại đường sá rất bất tiện cho một người mới nhập cư mà lễ mễ quà bánh đến thăm gia đình tôi, “Trà để biếu chị, kẹo bánh cho các cháu.” Tôi thực sự cảm thấy ngượng ngùng nên phải khẩn khoản xin ông đừng mất công quá như vậy, “chúng tôi đến đây trước, lẽ ra phải làm công việc này mà không làm được, thật không phải.” Thấy cái piano của cháu gái trong phòng khách, ông xin phép ngồi vào đàn và đánh một lúc mấy bản tân cổ nổi tiếng rồi cáo từ. Tôi đoán ông nhớ đàn. Không biết bao lâu rồi giữa một Sài Gòn nghèo đói, không văn hóa như lúc tôi rời đi, kể cả thời gian ông bị chế độ giam cầm, mười ngón tay đam mê âm nhạc của ông đã không còn lúc nào chạm vào bàn phím?
Một thời gian sau, chúng tôi có cơ hội cùng sinh hoạt với tờ nguyệt san Hương Văn do bác sĩ nha khoa Trần Sĩ Lâm làm chủ nhiệm. Cũng thời gian này, ông hoàn thành nhiều tác phẩm thơ và văn xuôi, xuất bản liên tục, viết cho chủ đề Quê Hương và Tình Người. Bạn bè quen biết ông, đều biết tính tình ông chân phương, giản dị nhưng rất khí khái, chỉ sơ xuất đôi chút trong giao tế cũng đủ khiến ông chạnh lòng và lảng tránh.
Ông có một gia đình văn phong, nề nếp rất đáng quý. Thỉnh thoảng chúng tôi được ông mời tới nhà ăn bún riêu do hiền thê ông nấu nướng, khoản đãi. Món ăn thanh đạm, không chỉ ngon ở hương vị mà còn ở cách thức nó được chuẩn bị để tiếp đón bạn bè. Ba mươi năm trước, nhà thậm chí chưa có cả một cái bàn ăn nhưng bữa tiệc bún riêu để lại trong ký ức tôi một kỷ niệm thanh lịch và đầy cảm xúc. Bên cạnh đó, một hình ảnh khác tôi không bao giờ quên là cái máy may kỹ nghệ của nữ chủ nhân xoành xoạch quay đều, quay đều, vải vóc chất thành đống xung quanh người đàn bà có vẻ đẹp thanh tịnh của một thời kinh bát nhã, của một nhánh lan rừng mỏng manh mà cứng cáp giữa đất trời lồng lộng.
Thuở sinh tiền, nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu phụ trách một chương trình trên đài phát thanh VNCR, có cái tên rất dễ thương “Chúng Ta Đi Mang Theo Quê Hương.” Qua các sáng tác thơ văn nhất quán trong nội dung và phong cách diễn tả của Huy Trâm gần ba thập niên định cư ở hải ngoại, độc giả đọc ông thấy rõ ông là thể hiện sinh động của tâm thế gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn của mình: con trâu và mùi đất ruộng cày vỡ, dây bầu dây bí quấn quýt ven bờ tường, luống khoai lang xanh nghít một khoảnh vườn, cánh diều lơ lửng ngọn tre, mẹ già giặt chiếu ở cầu ao, mâm cơm chỉ những mắm dưa cà… Ngôn ngữ thơ ông dùng giản dị mà đằm thắm, ý thơ mộc mạc mà thấm đượm lòng người. Ngoài thiên nhiên, vạn vật và cỏ cây giờ đây sông ngăn, núi cách trong cảnh nước mất nhà tan, ông kêu gọi chút tình người, là “của tin còn một chút này…” để người Việt tha hương còn nhận ra nhau trong cơn lốc thời cuộc.
Ông ra đi bất ngờ và lặng lẽ một ngày đầu Đông năm Đinh Dậu, sau vài cơn đau lưng tưởng như không  có gì hệ trọng. Và ông vẫn làm thơ. Và bàn tay ông vẫn lướt trên phím dương cầm trong ngôi nhà nhỏ. Bài thơ dưới đây đọc được trên mạng có lẽ là một trong những bài thơ cuối cùng thi sĩ để lại cho độc giả yêu thơ và yêu quê hương những ngày thanh bình cũ.
“Tôi viết bài thơ trước gió đông
Gởi về đâu? anh đoán ra không?
Về cô má đỏ – khăn quàng tím?
Không phải đâu anh, những chuyện lòng.
Phương ấy chiều nay gió lạnh về
Mưa dầm – gió lốc một trời quê
Mẹ già chân bấm trên nền đất
Tơi, nón lom khom men rặng tre.
Cuối thôn heo hút mái tranh xơ
Bếp ẩm – ngày mưa khói tỏa mù
Tay cóng ai về hơ vội lửa
Cột tre – áo máng, giọt tơi thưa
Đèn thắp lên rồi! Cơm bắc ra
Loanh quanh chỉ những mắm, dưa, cà
Chiều nay – chợt thấy đời vô dụng
Nghe gió lòng thêm gợn xót xa.”
Trong tâm khảm ông, đất mẹ cứ mãi nghèo, mãi cơ cực, quê hương cứ mãi mùa Đông mưa dầm, gió giật, đồng bào cật ruột của ông cứ mãi đói rét thèm hơi lửa ấm của những ngày tự do, no đủ, và ông thấy mình vô dụng. Bỏ xứ ra đi tìm sự yên ấm riêng mình, ông thường xuyên có nỗi ray rứt của tầng lớp sĩ phu Bắc Hà còn sót lại, chua chát cảm nhận bản thân bất lực, thiếu trách nhiệm khi đất nước đảo điên, chẳng khác gì tâm sự cụ Tam Nguyên Yên Đổ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, giữa thời buổi Nho học suy tàn và bước chân xâm lược của quân Pháp bắt đầu dày xéo quê hương:
“Sách vở ích gì cho buổi ấy,
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.
Xuân về ngày loạn càng lơ láo,
Người gặp khi cùng cũng ngất ngơ”
Bằng hữu tới viếng ông không được nhìn mặt ông lần cuối, chỉ thấy ảnh chân dung ông trên bàn thờ, nét đăm chiêu, khắc khoải. Tôi chào tạm biệt ông bằng hai lạy tiễn đưa, nghiệm ra rằng Thượng Đế định đoạt sự sống/sự chết của con người nhưng con người định đoạt cách sống và cách chết của mình. Ông đã sống và chết như một người tử tế ở thời buổi mà sự tử tế bỗng trở nên khan hiếm lạ thường.
Trước tang lễ nhà thơ/nhà văn Huy Trâm một ngày, tôi đi dự tang lễ một người quen ở nhà thờ Công Giáo Saint Vincent de Paul trên đường Talbert, thành phố Huntington Beach. Người quá cố qua đời, hưởng thọ 84 tuổi, với một tiểu sử, theo tôi biết, nhiều thành tích khoa bảng, nhiều đóng góp đáng kể cho xã hội và gia đình qua nhiều thời điểm đất nước biến động và thăng trầm nhưng không thấy được tang gia liệt kê ở bất cứ đâu trên tờ pamphlet cảm tạ phân phát trong lễ tang.
Chỉ có khoảng trên dưới một trăm chữ do các con trai/con gái của ông viết về những gì, lúc sinh tiền, ông để lại trong trí nhớ không phai mờ của họ: tính rộng lượng, hào phóng, luôn sẵn sàng cho tất cả những ai cần tới thời gian, tiền bạc hay khả năng trí tuệ của ông; tính khiêm cung, dù đồng thuận hay không, ông luôn ứng xử với mọi người bằng phẩm cách và sự khả ái.
Ông là người kể chuyện có biệt tài, lôi cuốn cả những thính giả thờ ơ nhất bằng vẻ duyên dáng, sự quyến rũ và nét hài hước ít ai cưỡng lại được. Ông là bậc thầy trong nghệ thuật thuyết phục người khác và luôn đạt được thành quả trong mọi cuộc thương lượng. Ông yêu con người, sự thách thức và có óc phiêu lưu, mạo hiểm. Trong gia đình, ông là nguồn khơi gợi nhiệt tình đối với cuộc sống và niềm đam mê học hỏi. Giờ đây, ông đã về với đấng cứu thế trên nước Trời nhưng ông sẽ được các con cháu luôn nhớ tới vì tinh thần lạc quan và những tràng cười không dứt của ông thuở sinh thời.
Như vậy, xem ra di sản một người để lại khi họ mất đi, được xưng tụng và ngợi ca, không phải là các tài sản vật chất như trương mục ngân hàng, nhà cửa, xe cộ, cổ phiếu… mà là những cống hiến làm cho đời sống đẹp hơn, phong phú hơn, đáng sống hơn; là những giây phút vui tươi, hạnh phúc ông đem lại cho những ai bên cạnh ông đang cần; là những đóng góp thật sự bền vững với thời gian vì chúng sẽ tồn tại lâu dài qua nhiều thế hệ sau ông.

Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.