logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/01/2018 lúc 07:14:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Gọi là anh vì tôi biết anh học trên tôi 1 lớp, nghĩa là anh lớn hơn tôi 1 tuổi với sức học bình thường. Còn nếu hơi dốt dốt phải ở lại lớp thì chắc lớn hơn 2 tuổi. Chúng tôi học khác trường nhưng quen nhau vào dịp ty giáo dục tỉnh Gia Định tổ chức buổi lạc quyên ” Cây mùa xuân chiến sĩ ” năm 1973.
Hàng năm cứ đến dịp gần Tết thì các cô nữ công gia chánh sẽ cho học trò brodie’ viền 4 cạnh các chiếc khăn tay. Ở ngay góc khăn thì sẽ thêu cành mai, hoặc 2 con chim én, hoặc 2 con bướm với hai ba cái chén úp ngược bên trên bằng chỉ màu xanh da trời tượng trưng cho mây. Cô giáo văn thì bắt viết thư thăm anh chiến sĩ ngoài tiền đồn. Thêu thì dễ hơn vì mẫu vẽ sẵn nhưng viết thư thì tự biên tự diễn nên chúng tôi sợ lắm. Chả biết viết gì ngoài những câu thăm hỏi theo khuôn phép, rỗng tuếch. Và cuối thư là những lời chúc các anh bình yên trở về với mẹ già, vợ đẹp, con ngoan. Thư viết xong đầu nhẹ hẳn, hình như đã vơi đi vài trăm sợi tóc vì vò đầu bức tai trong lúc tìm ý. Cầm lá thư lên nộp cô giáo trong lòng vui khôn tả, cảm thấy mình tuy chưa lớn nhưng đã làm được việc có ích cho xã hội, tổ quốc thân yêu. Mỗi bài nộp cô đều đọc lướt qua rồi chồng lên bên trái góc bàn, riêng bài của tôi cô cứ cầm trên tay đọc đi đọc lại mấy lần.
Theo thường lệ mỗi khi phát bài luận văn cô hay giữ lại bài điểm cao nhất để đọc cho cả lớp nghe. Văn tôi chưa được đọc bao giờ vì lúc nào cũng ở điểm trung bình hoặc rất tệ. Nhưng hôm nay cô gọi tôi lên bảng và đưa lá thư bảo đọc lớn cho cả lớp nghe. Có thế chứ văn ôn võ luyện mà, viết mãi cũng có ngày thành văn sĩ. Tôi hãnh diện đọc chậm rãi, rõ lời và thật to. Nhưng đến cuối thư hai tay run rẩy, mặt đỏ bừng lắp bắp không ra tiếng. Cô nghiêm mặt bảo :
-Đọc tiếp đi, đúng nguyên văn nhé.
Em cầu mong chiến tranh sớm chấm dứt, các anh bình yên trở về với vợ già, mẹ đẹp, con ngoan…
Cả lớp cười ầm như đang xem hài kịch, cô giáo buộc tội tôi không có tinh thần tham gia cố tình chống đối. Tôi nước mắt vắn dài thề sống thề chết là do viết nhanh nên sơ sót. Cuối cùng cô tạm tin bắt tôi viết lại và thân tặng tôi cả rổ trứng cho nguyên tháng. Hôm sau chúng tôi không đến trường như thường lệ mà tập trung tại sân vận động của tỉnh Gia Định theo thông báo. Học sinh xếp hàng 2 theo trường của mình, trường nam xếp bên phải trường nữ bên trái. Sau đó cứ lần lượt tiến lên 2 nam gộp với 2 nữ thành một tổ, nam thì khiêng thùng nữ đi trước quyên tiền. Khỏi phải học là chúng tôi vui rồi huống chi còn được vừa dạo phố vừa làm việc có ý nghĩa. Tôi và cô bạn cứ huyên thuyên vừa trò chuyện vừa quyên được rất nhiều tiền, hai anh chàng lẽo đẽo theo sau khiêng thùng tiền mệt bở hơi tai. Cả ngày làm việc chung nhưng hồn ai nấy giữ chả phe nào hé môi với phe nào nửa lời. Có thể hai nam sinh biết tên chúng tôi vì khi chia tổ phải tự xướng danh để cô ghi vào sổ và trên áo có phù hiệu và bảng tên. Nhưng tôi và nhỏ bạn thân cứ cà lơ cà láo nên không chú ý nghe khi bạn nam tự giới thiệu và những khi đối diện thì mặt chúng toi cúi gầm xuống đất hoặc giả đò ngó lơ chỗ khác. Cho nên nói chuyện về họ chúng tôi gọi bằng bí danh “anh tròn ” và ” anh cao “. Buổi chiều sau khi nộp thùng tiền cho ban tổ chức 4 đứa chúng tôi chỉ mắt nhìn phớt qua, đầu gật nhẹ thay lời tạm biệt. Khăn thêu, thư và tiền lạc quyên gửi ra chiến tuyến và chúng tôi bắt dầu nghỉ Tết.
Mùa xuân qua mau, ngày đầu tiên trở lại trường tôi khám phá con đường có thêm 2 nam sinh vô tình đi cùng đường mặc dù nhà khác hướng. Nhiều ngày như thế trôi qua tôi đã biết không phải vô tình cùng đường nữa mà là cố tình vì cho dù tôi đi sớm hơn hay trễ hơn bình thường thì vẫn thấy 2 anh khiêng thùng kiên nhẫn theo sau. Lúc ban đầu cũng hơi bực mình chân bước không tự nhiên, không thể vừa đi vừa nhâm nhi ổi xoài cóc nhái như trước nữa, nhưng riết rồi cũng quen. Đôi khi không nghe tiếng chân theo sau thì cảm thấy con đường sao trống vắng ? Cùng đường được vài tháng bỗng 1 ngày anh cao bước nhanh lên trước dúi vào tay tôi phong thư nhỏ xíu xếp bằng giấy học trò. Quá bất ngờ chả biết phản ứng làm sao tôi cầm phong thư suốt quãng đường. Chỉ là những lời thăm hỏi, giới thiệu sơ về bản thân và xin được kết bạn.
Ngày kế tiếp không nghĩ là sẽ nhận được nữa nên tôi vẫn trong tình trạng bất ngờ chưa nghĩ ra phản ứng làm sao nên đành cầm, phong thư thứ 2. Ngày sau đó phản xạ tự nhiên là ” vũ như cẩn ” tiếp tục cầm. Và cứ thế mỗi ngày 1 phong thư nhỏ xíu kể những sinh hoạt của trường, chuyện vui buồn trong lớp học. Chuyện ông thầy ” chịu chơi ” chuyên hé đề tủ cho học sinh trước mỗi kỳ thi tam cá nguyệt. Chuyện cô giáo trẻ rất đẹp sang trọng quí phái nhưng ác kinh khủng tuần nào cũng bài kiểm nên không cách gì lơ tơ mơ giờ cô được. Chuyện cô giám thị mê ông thầy hoá, cứ đến giờ của thầy là cô sức nước hoa thơm nức mũi rồi đích thân mang thông báo hoặc sổ sách gì đó đến tận lớp cho thầy.
Hôm thì viết, hôm thì vẽ những bức hình ngộ nghĩnh dễ thương trên những trang giấy pelure mỗi ngày 1 màu khác nhau.
Rồi trời bắt đầu se lạnh báo mùa xuân lại đến. Ngày cuối đến lớp thay thế bao thư nhỏ là tấm thiệp xuân tự vẽ cùng với mười mấy tờ thư nho nhỏ viết sẵn cho những ngày không gặp mặt. Lần đầu tiên tôi lí nhí :
– Cám ơn nha.
Chiều hôm đó cơm nước xong chị em chúng tôi bắt tay vào những chuyện chuẩn bị đón Tết. Chị hai cắt cho mỗi đưa 1 bộ đồ mới đang ngồi may lịch xịch trong nhà. Anh ba ôm toàn bộ lư, chân đèn ra sân lấy tro bếp đánh bóng. Chị tư rủ rê các bạn cùng xóm đến phụ lột vỏ me và tách hạt để làm mứt. Me thì ít nhưng đội quân lột vỏ thì nhiều vì ai cũng ham vui đến để tán dóc. Chị họ lớn hơn tôi 2 tuổi chiếm ngay cái ghế bành gần gốc cây vú sữa ôm cây đàn guitar nghêu ngao những bài nhạc xuân. Đối với chúng tôi chị là ngôi sao sáng trên nền trời đêm ba mươi nghĩa là chột trong đám mù nên ngưỡng mộ lắm yêu cầu hết bài này sang bài khác. Tôi nhỏ nhất chả làm được gì thì chạy lăng xăng cho cả nhà sai vặt, rót nước châm trà. Cũng may mấy chị chưa già chứ nếu không thì lại có thêm màn têm trầu và đi đổ ống nhổ nữa chứ chẳng phải chơi.
Trời tối dần Mẹ tôi bắt đầu bày bàn thờ cúng đưa ông Táo về trời. Bàn thờ thiên là miếng gỗ nhỏ hình vuông gác trên trụ chính của hàng rào trước sân nghĩa là nửa miếng gỗ nằm phía trong sân, còn nửa kia lấn chiếm lòng đường. Trên bàn thờ có dưa hấu, đĩa mứt đủ loại, đĩa thèo lèo cứt chuột và 3 chung rượu đế. Rượu đế thì tôi không hứng thú gì nhưng đĩa mứt và thèo lèo thì đẹp bắt mắt và lay động lòng người. Tiếng đàn, tiếng hát, tiếng cười đùa không lúc nào ngưng nên tuy chỉ mới chuẩn bị nhưng không khí đã vui như ngày Tết.
Bỗng chị Tư tằng hắng và gọi :
-Bé bắc cái ghế ra gần bàn thờ ngồi canh đi, coi chừng ăn trộm đó.
-Xóm này bình yên làm gì có ăn trộm chị ơi.
Hồi trước thì bình yên, nhưng tối nay bắt đầu khác rồi. Nãy giờ có người đi qua đi lại đếm được 14 lần rồi đó nhe. Chị nói thật to cốt cho tên ăn trộm nghe.
Tôi ngửng lên mặt tái xanh, là ” anh tròn ” người vẫn tháp tùng cùng ” anh ốm ” mỗi ngày cùng nhau đi lạc đường đây mà. Tôi nói nho nhỏ :
Đường của chính phủ ai muốn đi bao nhiêu lần không được, chị đếm làm chi. Với lại người ta mặc quần áo học sinh có phù hiệu tên trường sao có thể là ăn trộm được. Ăn trộm rồi làm sao chạy thoát cả trung đoàn nữ tướng của chị.
-Bảo thì làm đi, lý sự cùn. Trứng cứ đòi khôn hơn ……
Chị chưa kịp dứt lời thì cả đám bạn chị cắt ngang :
-Hột vịt lộn.
Vừa quê vừa lo sợ mất đĩa mứt chị lẩm bẩm :
-Cứ canh chừng đi chứ mất đĩa thèo lèo phải chờ tới năm sau mới được ăn đó.
Tôi khó xử vô cùng vì biết là người quen nhưng không thể nào thố lộ được, mấy bà chị mà biết chuyện thì không còn có mùa xuân. Mà cái anh tròn này không biết có hiểu người ta đang nói gì không mà vẫn cứ tỉnh bơ từng bước từng bước thầm hết qua rồi lại. Nghĩ miên man rồi lại giận qua anh ốm, sáng đã tặng thiệp kèm cả chồng thư dày như quyển tự điển rồi bây giờ lại muốn gì nữa đây ? Mà sao không đích thân vào hang cọp mà lại đùn cho bạn mình ? Làm biếng, nhát, lợi dụng bạn để rồi tội thân thằng bé cứ hiên ngang ưỡn ngực làm bia cho bà chị mình vu khống. Chợt nghĩ ra kế giải cứu anh hùng tôi xin phép Mẹ :
-Mẹ cho con nhà Hạnh 5 phút nhe.
Nhỏ Hạnh là bạn hàng xóm chỉ lớn hơn tôi 1 tuổi nhưng thông minh xuất chúng. Là quân sư chuyên dạy tôi cách tránh những trận đòn những khi điểm thấp, là kho lưu trữ những bức thư không thể hiên ngang đem về nhà, là người bày kế cho tôi nói láo một cách trơn tru để xin đi chơi, là người chuyên nghiên cứu cây ổi nhà hàng xóm có 2 trái thòi ra ngoài có thể hái trộm. Nói chung mỗi lần có việc gì gian gian cần dấu diếm thì Hạnh ta giải quyết êm ru. Mẹ tôi dễ dãi đồng ý sau khi nhắc khéo :
-Nhang gần tàn rồi, về trễ bị mất phần ngon đấy.
Lúc này tôi chỉ muốn thoát ra tầm nhìn của các chị để cứu vị anh hùng vì bạn quên thân mình kia nên đành tạm quên những vị ngọt của đĩa mứt và theo lèo đầy cám dỗ trên bàn thờ cúng ông Táo. Tôi bay ra khỏi nhà miệng dạ lia lịa. Vừa qua khỏi góc khuất anh tròn tiến đến gần dúi vào tay tôi 1 cánh thiệp, cũng dày không kém cánh thiệp anh ốm trao ban sáng. Tôi nói nhỏ :
-Bạn đừng đi ngang nhà tôi nữa, về đi.
Dúi phong thư vào trong áo tôi đập cửa bếp nhà Hạnh theo ám hiệu. Trời không dung kẻ gian Bố H mở cửa với khuôn mặt nghiêm nghị. Tôi như bị ngọng ú ớ lắp bắp nói không ra tiếng. Thấy tội nghiệp bác gọi H và bỏ lên nhà trên để tôi và H nói chuyện. Tôi lôi trong áo ra phong thư dày cộm, Hạnh la lên :
-Nữa hả, sáng đưa rồi mà.
-Anh tròn mới đưa, dấu giùm đi.
Vì nghĩ thư của anh ốm nên trong lòng tôi hơi giận, thanh niên mà nhút nhát mỗi ngày bắt anh tròn hộ tống đã là quá đáng nay còn bắt anh xông vào hang cọp trao thư dùm nữa thì quả thật hết ý. Tôi không thèm lén trốn qua nhà H để đọc thư, lá thư tội nghiệp nằm im bên nhà H đến ngày Mẹ tôi gói bánh chưng. Buổi tối canh bánh các chị tôi hay rủ bạn chơi cầu cơ. H qua sớm tay khư khư cuốn truyện có kẹp lá thư bên trong. Đúng 12 giờ đêm các chị bày hàng dưới gốc cây vú sữa, gồm có 1 tờ giấy hơi cứng cứng ghi 24 chữ cái to tô đậm màu, 1 đồng tiền và vài cây nhang. Chị Ba đốt nhang thành khẩn khấn vái, các chị khác im phăng phắc mắt lim dim mơ màng trông hiền nhất trong năm. Lúc đồng tiền chạy vo vo theo các câu hỏi thì có trời sập các chị cũng chả biết nên nhỏ H rủ tôi lại gần nồi bánh ngồi cho ấm nhưng thực ra vì tò mò nó xúi tôi xé thư để cùng đọc. Lại là cánh thiệp chúc xuân nhưng nét chữ khác thường ngày và những tờ giấy carreau khổ lớn thay vì những giấy pelure đủ màu.
Thư của anh tròn, viết theo dạng nhật ký từ ngày quen nhau cho đến ngày can đảm trao thư. Mỗi ngày vài dòng, một cách viết khác nhưng cũng duyên và hấp dẫn người đọc. Thì ra nghĩ anh ốm nhút nhát là oan vì tôi vừa khám phá ra có người còn nhút nhát hơn anh.

Lê Ka.

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.