logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 31/01/2018 lúc 07:41:36(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chị là một trong số ít hiếm hoi nữ giới người Việt hải ngoại ở độ tuổi ngoài 60, định cư tại Hoa Kỳ, còn giữ được nhiệt tình đối với việc nước non quê nhà.
Từ hơn hai thập niên qua được quen biết chị, tôi thấy chị ngoài trách nhiệm mưu sinh và nuôi dạy con, đã dùng hết thời giờ đi tìm gốc gác của tổ tiên người Việt, lịch sử hình thành và phát triển ngôn ngữ Việt. Nhiều bằng hữu không mấy khi chèo kéo được chị vào nhiều cuộc vui đời thường, đã lắc đầu, không dám nói gì hơn là ngả nón khâm phục.
Về hưu, chị càng lặn kỹ. Điện thoại để máy nhắn tin. Email lặng ngắt. Tôi được Hội Bảo Vệ Di Sản Việt Nam (VHF) nhờ mời chị tham dự buổi họp mặt của họ, phải lùng sục bằng mọi phương tiện mới nói chuyện được với chị mấy phút qua điện thoại. Như thường lệ, chị sốt sắng nhận lời nhưng khác với mọi khi, chị… bỏ hẹn. Một hôm nào đó, chị bỗng dưng gọi tôi, giọng reo vui như có điều gì khiến chị phấn khích. Chị thanh minh thanh nga chuyện đã qua nhưng mục đích có lẽ để báo tin với tôi chị sắp đi xa, ý chừng không nỡ để tôi lại phải lặn lội đi tìm chị mà bóng chim tăm cá mịt mù.
Sau cùng thì tôi cũng hiểu chị “đi xa” là đi đâu? Chị về Việt Nam. Một chuyến đi được sửa soạn nhiều thời gian và giữ bí mật tuyệt đối, hiểu theo nghĩa là chị muốn giữ riêng cho mình sự nguyên vẹn của một quyết định quan trọng, được chị một mình cân nhắc kỹ lưỡng và tin là không thể không làm. Tôi có cảm tưởng chuyến đi đã được nung nấu và đợi chờ, không biết bao lâu nhưng cho tới ngày chị nghỉ hưu, để không còn bị thời gian ràng buộc.
Trong tấm hình một người bạn chung chuyển cho tôi qua email, chị mặc chiếc áo blazer màu đỏ, may cắt hoàn hảo, thắt lưng to bản màu đen, xuất hiện tươi tắn tuy ánh mắt đượm buồn, trong tư thế đứng, thân thiện và khiêm nhượng, giữa khung cảnh khá trang nghiêm của buổi nói chuyện với nội dung đại khái về lịch sử phát triển của nhạc bolero qua nhiều giai đoạn, giá trị và sự ngộ nhận.
Các chủ đề lớn, mang tính nhân văn hay nghệ thuật, đòi hỏi công trình khảo cứu nghiêm túc và dài hơi là dấu ấn của chị, tôi không ngạc nhiên tuy biết rằng nếu không vì lý do giao hữu lần đầu với quốc nội, chị có nhiều chủ đề lớn khác ưu tiên hơn.
Hiện tôi chưa có hồi âm nào từ buổi thuyết trình của chị. Về mặt hình thức, tấm hình không cho thấy toàn bộ khán thính phòng nhưng ở góc độ bên cánh trái diễn giả, ngồi phía sau mấy chiếc bàn gỗ đỏ là hai bạn trẻ, một nam, một nữ, hai vị tuổi trung niên mặc thường phục tề chỉnh, cho phép người nhìn đoán ra sự đón tiếp trang trọng vừa đủ ban tổ chức dành để đáp lại thiện ý của người khách phương xa về thăm cố quốc.
Áp Tết Mậu Tuất 2018, món quà Xuân bạn tôi mang về cho người ở quê hương là chân tình và thanh lịch, đủ để khơi gợi niềm tin ban đầu. Tình tự này khiến tôi ngậm ngùi nhớ lại một kỷ niệm không vui mới đây, hồi cuối năm ngoái, 2017, khi một người cũng gọi là “bạn” từ trong nước ra, đem theo món quà văn học nghệ thuật có tên là “40 Năm Thơ Hải Ngoại,” trao tặng chúng tôi dưới hình thức một “nghĩa cử” đầy chua chát.
Theo tựa sách, tuyển tập được xem là một tập hợp nhiều tác phẩm của nhiều nhà thơ sống và sáng tác tại hải ngoại qua bốn thập niên lưu vong, được người trong nước thưởng thức nên đã ưu ái tổ chức in ấn để cổ vũ việc giao lưu văn hóa giữa các văn thi hữu đồng hội đồng thuyền.
Chúng tôi theo chân một nhà thơ có tên trong tuyển tập đến tham dự buổi ra mắt với niềm vui và sự hứng khởi tràn ngập lòng, bỏ qua mọi nghi ngại thường lệ. Tuy nhiên, dường như sự thật chỉ có một và sẽ muôn đời vẫn cứ là cái một khó di dịch ấy. Tất cả chúng tôi, người ở gần, người ở xa, lục tục đáp máy bay hay tự lái xe đường trường vạn dặm về Quận Cam trong một ngày nắng đẹp Tháng Chín chỉ để chạm mặt với sự bẽ bàng khó hình dung ra dù chỉ một phút trước giờ khai mạc.
“Anh bạn thơ” đến từ Việt Nam, trịnh trọng tuyên bố rằng tuyển tập có mặt hôm nay do trong nước thúc đẩy hình thành và hoàn tất dự án. Ra là thế, vỡ lẽ rồi, chúng tôi xin vô vàn cám ơn anh bạn thơ hào hiệp đang đứng ở bục phát biểu để nhận tiếng vỗ tay của người tham dự.
Chúng tôi sẵn sàng vỗ tay thêm nhiều lần nữa nếu như nội dung tuyển tập phản ảnh đúng sinh hoạt 40 Năm Thơ Hải Ngoại. Tiếc thay, thực tế thật đáng buồn. Mặc dầu ban chủ biên cố minh xác về sự thiếu vắng trong tuyển tập nhiều tài thơ lẫy lừng làm đẹp dòng thơ hải ngoại suốt bốn mươi năm buồn vui quê người bằng vài lý do không thật xác đáng, cốt lõi của vấn đề là trong những điều kiện khập khiễng ấy, vì sao tác giả vốn là một nhà phê bình thi ca có tiếng tăm lại phải nhận trách nhiệm về một quyết định tắc trách, vượt quá vai trò của mình như thế?
Chưa hết, để vấn đề bỗng dưng trở nên trầm trọng khi ông đặt dự án lớn lao ôm ấp trong năm năm này, theo cây bút phê bình không khoan nhượng Trần Trung Thuần trên trang mạng Hợp Lưu, “dưới sự chỉ đạo của hai thi sĩ trong nước là Hoàng Hưng và Ý Nhi,” cũng là ghi nhận khách quan của thính chúng có mặt trong buổi họp mặt ra mắt tác phẩm.
Đây là sự thật, không phải tin đồn thất thiệt vì ông Hoàng Hưng đã đích thân “kể công” không úp mở ngay trong buổi ra mắt cuốn sách “40 Năm Thơ Hải Ngoại” ngày 3 Tháng Chín, 2017, tại Little Saigon. Một nhà thơ di tản ngày 30 Tháng Tư, 1975, có cả một gia tài thơ đồ sộ và đa dạng, được ban chủ biên chiếu cố đưa vào tác phẩm nhưng chỉ khi cầm được sách mới ngẩn ngơ thấy mình trong mấy bài thơ đẫm lệ chiến tranh do nhà xuất bản chọn lựa giùm.
Nghĩ về “mối nhân duyên” làm lòng tôi quặn thắt như nói trên, tôi không thấy có lý do nào khác hơn đằng sau bi kịch này như chính tác giả cuốn sách đã trần tình: đây là cơ hội hiếm hoi để người viết trong nước và ngoài nước cùng hợp tác.
Nỗi buồn đau cám cảnh của tôi không nhỏ mọn, thấp hèn vì một chút kèn cựa hay tị nạnh hơn kém trong cái gọi là tương quan “hợp tác” giữa ngoài nước và trong nước mà ở chỗ chúng ta không có cái kiên tâm, cái lãnh đạm cần thiết để nói không trước sự lập lại những kinh nghiệm đã biết trước là sẽ chua chát, thậm chí đắng cay. Dường như chúng ta không đau đớn đủ hay vì quá đau đớn nên cứ để trái tim mình bị ước mơ dẫn dắt, tin người như tin cái bóng chính mình, thất vọng rồi lại sẵn sàng quên và hy vọng lần tới…
Tôi càng buồn thấm thía, thương người bạn áo đỏ cùng tấm lòng son sắt của chị dù xa xôi, cách trở thế nào vẫn chưa hề nguôi quên tình yêu quê cha đất mẹ, vẫn không ngừng gắn bó với đồng bào cùng một bọc sinh ra, đã không tiếc những ngày vàng nghỉ hưu, đã hy sinh vùi thân vào công việc sửa soạn chuyến đi Việt Nam cho kịp cái hẹn.
Tôi thực sự không biết chị đã tự mình chọn cái chủ đề âm nhạc đặc thù của cư dân Nam Bộ làm lý do cho chuyến đi, làm món quà yêu thương cho một lần về hay chị đã nhận sự gợi ý này để mong tìm lại chút hơi hướm quê hương mà chị đã thiếu vắng suốt bao nhiêu năm lưu lạc, đã suýt chết trên đường đào thoát để nhận ra nơi mình bỏ đi vẫn là nơi mình để lại quá nhiều mơ ước dở dang, rất khó mà dứt khoát quay mặt bước ra

Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.047 giây.