logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/02/2018 lúc 08:57:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Thomas Bass, tác giả "The Spy Who Loved Us" và “Censorship in Vietnam: Brave New World”.

Những chỉ trích của tướng Võ Nguyên Giáp đối với dự án khai thác bauxite của Trung Quốc và tình yêu nước Mỹ của điệp viên Cộng sản Phạm Xuân Ẩn bị cắt bỏ hoàn toàn khỏi một cuốn sách của một nhà văn Mỹ, qua sự kiểm duyệt của chính quyền Việt Nam.
Cả tướng Giáp và ông Ẩn đều chỉ trích Đảng Cộng Sản, theo nhà văn Thomas Bass – hiện là giáo sư Báo Chí và Văn Chương Anh tại Đại học Albany, New York; và những điều đó đều biến mất khỏi tác phẩm của ông (“The Spy Who Loved Us” – Người Điệp Viên Yêu Chúng Ta) khi nó được dịch sang tiếng Việt và xuất bản ở trong nước dưới cái tên “Điệp viên Z21 – Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ.”
Đây là cuốn sách thứ 2 trong 3 cuốn về Việt Nam của nhà văn chuyên viết về văn hóa và lịch sử. “The Spy Who Loved Us” được xuất bản năm 2009 bằng tiếng Anh và 5 năm sau được ra mắt trong nước, bằng tiếng Việt, với tựa đề “Điệp viên Z21 – Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ.”

Sự méo mó của phiên bản tiếng Việt về điệp viên Phạm Xuân Ẩn so với nguyên bản tiếng Anh đã khiến tác giả tìm hiểu và viết thêm một cuốn sách khác: “Censorship in Vietnam: Brave New World” (Kiểm duyệt ở Việt Nam: Thế giới can đảm mới).

Tướng Giáp cũng biến mất

Hãy bắt đầu với “The Spy Who Loved Us”. Đầu những năm 1990, nhà văn Bass gặp người điệp viên Phạm Xuân Ẩn, nổi tiếng với vỏ bọc một phóng viên của tạp chí Time trong thời gian chiến tranh Việt Nam, nhiều lần trong suốt thập kỷ ‘90 cho đến những năm 2000.
Trong những lần nói chuyện riêng tại nhà ông Ẩn ở thành phố HCM có cảnh sát túc trực bên ngoài, ông Ẩn cho nhà văn người Mỹ biết ông được đọc 2 bức thư của tướng Giáp viết trước khi mất để phản đối vụ khai thác mỏ bauxite của Trung Quốc ở Tây Nguyên.
“Tướng Giáp gần như biến mất (khỏi cuốn sách). Ông ấy không được sủng ái vì có thể ông ấy được cho là quá thân phương Tây và có quan điểm chống lại khai thác bauxite của Trung Quốc và bởi vì ông ấy chỉ trích Đảng Cộng Sản. Nên vào thời điểm ông ấy qua đời, ông bị coi là ‘political hot potato (vấn đề chính trị gây tranh cãi) theo cách nói của người Mỹ.” Theo lời Giáo sư Bass.
Những phần ông Ẩn, người bị nằm dưới sự theo dõi của chính phủ Việt Nam trong thời gian gặp gỡ ông Bass và nhiều vị khách nước ngoài khác tới thăm, đưa ra quan điểm về Đảng Cộng sản và tham nhũng cũng bị cắt bỏ khỏi cuốn sách.
“Phạm Xuân Ẩn chỉ trích nặng nề Trung Quốc và vai trò của họ trong nền văn hóa Việt Nam. Tất cả những cái đó biến mất khỏi cuốn sách. Và tất nhiên bất cứ chỉ trích nào đối với Đảng Cộng sản đều bị kiểm duyệt trực tiếp. Và những thảo luận của ông về ý định đưa dân chủ hay bất cứ dạng quyền lực chính trị nào vào Việt Nam cũng bị trực tiếp cắt bỏ.” Vẫn theo lời tác giả Thomas Bass.

“Ẩn không được phép yêu nước Mỹ”

Mặc dù hoạt động tình báo cho chính phủ Cộng sản Bắc Việt nhưng Phạm Xuân Ẩn lại “cởi mở với văn hóa Mỹ và đề cao sự tự do của nền dân chủ Mỹ,” theo nhà văn Bass, người mất 10 năm để viết về ông Ẩn trong cuốn “Người điệp viên yêu chúng ta.”
Ông Bass phân tích: “Phạm Xuân Ẩn không được phép yêu nước Mỹ. Ông ấy không được phép ngưỡng mộ nước Mỹ hay tôn trọng nước Mỹ theo bất cứ cách nào. Tất cả những cái đó bị cắt bỏ. Cắt hết.”
Phạm Xuân Ẩn, người được coi là một trong những điệp viên giỏi nhất trong lịch sử thế giới, theo lời của giáo sư Bass, được đào tạo đầu tiên bởi điệp viên người Mỹ lừng danh, Edward Lansdale, và sau đó theo học tại một trường ở California nên ông ấy “rất yêu văn hóa Mỹ.”
Đó là lý do vì sao Thomas Bass đặt tên cho cuốn sách là “Người điệp viên yêu chúng ta,” và “chúng ta” ở đây là Mỹ.
Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, ông Ẩn đã rất hy vọng được chuyển sang Mỹ sinh sống nhưng bị Bộ Chính trị ngăn cản. Đó là phần bị kiểm duyệt trong một cuốn sách khác về Phạm Xuân Ẩn do Larry Berman, một giáo sư người Mỹ của Đại học tiểu bang Georgia, viết.
Theo những tài liệu của WikiLeaks, cuốn sách của Berman có tên “Perfect Spy” (Điệp viên hoàn hảo) cũng bị kiểm duyệt gắt gao và quyết định có nên xuất bản cuốn sách của Berman hay không đã lên đến tận Thủ tướng chính phủ. Nhưng ông Berman phủ nhận điều đó, theo giáo sư Bass.
Theo ông Bass, những nỗ lực kiểm duyệt này “nhằm làm bình thường hóa hình ảnh ông Phạm Xuân Ẩn.”
“Có những nỗ lực để loại bỏ sự hài hước dí dỏm trong ông ấy, loại bỏ tình yêu nước Mỹ của ông ấy hay công việc làm báo của ông ấy. Những nỗ lực nhằm loại bỏ tất cả những điều đó để làm cho ông ấy trở thành một đảng viên Cộng sản tốt mà thực tế ông ấy chưa bao giờ là vậy.”
Nhưng nhà văn Bảo Ninh đã nhận ra những kiểm duyệt trong cuốn sách của ông Bass xuất bản ở Việt Nam. “Bảo Ninh biết chính xác đoạn nào đã bị can thiệp,” ông Bass nói.

Kiểm duyệt ‘kỳ dị’

Kiểm duyệt đang trở nên tệ hại hơn ở Việt Nam, theo giáo sư Bass. Ông cho rằng điều này đang làm hủy hoại nền văn hóa Việt Nam bởi nó “làm thụt lùi lịch sử và thời gian.”
Sự kiểm duyệt ở Việt Nam thật là “kỳ dị” khi chính quyền kiểm duyệt tất cả mọi thứ, ông Bass nói.

Sau khi phiên bản tiếng Việt cuốn sách của ông ra mắt với cái tên “Điệp viên Z21 – Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ,” một cái tên mà ông nói “không biết họ lấy đâu ra và dường như Z21 là bí danh của ông Ẩn,” giáo sư Bass quyết định quay về Việt Nam để tìm gặp những người đã “kiểm duyệt” sách của ông và tìm hiểu quá trình kiểm duyệt ở Việt Nam diễn ra như thế nào và tại sao phải mất đến 5 năm để biên dịch cuốn sách của ông.
Cuốn sách của ông bị cắt đến hơn 400 đoạn và nhiều cái tên đã biến mất khỏi cuốn sách, trong đó nhà báo Bùi Tín, hiện đang sinh sống ở Paris, Pháp, đã hoàn toàn không còn trong đó nữa.
Nhã Nam và Hồng Đức là hai công ty chịu trách nhiệm xuất bản cuốn sách này.
VOA đã không nhận được phản hồi yêu cầu bình luận về việc kiểm duyệt cuốn sách của giáo sư Bass trong quá trình xuất bản.
Nhã Nam là một nhà xuất bản độc lập và trong con mắt của tác giả Bass là “tốt” nhưng vì “họ hoạt động trong nền văn hóa Việt Nam nên không có lựa chọn nào khác là phải kiểm duyệt sách.”
UserPostedImage
Hình bìa tác phẩm “Censorship in Vietnam: Brave New World” của giáo sư Thomas Bass.

“Ông Thomas Bass là một nạn nhân tại vì ông đã bị kiểm duyệt khá nhiều với những cuốn sách của ông in ở Việt Nam. Khi người ta cắt gọn bản thảo thì ông không còn nhận ra cuốn sách của mình nữa.” Đó là nhận định của Tiến sỹ và nhà báo độc độc lập Phạm Chí Dũng, một trong 5 người mà ông Bass gặp gỡ và đưa những nhận định của họ vào cuốn sách thứ 3 của ông về kiểm duyệt ở Việt Nam ra mắt năm 2017 với tên “Censorship in Vietnam: Brave New World” (Kiểm duyệt ở Việt Nam: Thế giới can đảm mới)
Sau khi tìm hiểu để viết cuốn sách “Kiểm duyệt ở Việt Nam”, giáo sư Bass nhận thấy “Việt Nam có một mạng lưới chỉ để làm những công việc kiểm duyệt” nhưng ông “không thể biết có bao nhiêu người đã tham gia kiểm duyệt cuốn sách” của mình.
Nhà văn Phạm Thị Hoài, người giúp giáo sư Bass xuất bản phiên bản tiếng Việt không bị kiểm duyệt của cuốn “Người điệp viên yêu chúng ta” bên ngoài Việt Nam qua mạng internet, cho rằng cuốn sách thứ 3 của ông là “chân dung truyền thần sinh động về bộ mặt kiểm duyệt ở Việt Nam” và nó “thật đến mức khó chịu.”
Nhà văn bị cấm xuất bản ở Việt Nam và đang sinh sống ở Berlin, Đức, cho rằng cuốn sách này “bao quát hiện tượng kiểm duyệt, phác họa cấu trúc và các hình thái của kiểm duyệt, tìm hiểu bối cảnh của kiểm duyệt và miêu tả chi tiết kiểm duyệt diễn ra như thế nào.
"Vấn đề kiểm duyệt ở Việt Nam đã tồn tại từ rất lâu và đó là một vết hằn của chế độ, đặc biệt là chế độ độc tài, chế độ một đảng. Việc này cho tới nay không những không giảm đi mà lại còn có chiều hướng gia tăng.” Nhận định của ông Phạm Chí Dũng.
Chế độ kiểm duyệt đã ăn sâu vào bản chất của chế độ này và gần đây còn có một hiện tượng đáng lo nữa là không những kiểm duyệt hệ thống báo chí quốc doanh và văn học nghệ thuật quốc doanh mà chính quyền còn lấn sang kiểm duyệt đối với các nhà mạng của nước ngoài có hoạt động ở Việt Nam, theo nhà báo Phạm Chí Dũng.
Giáo sư Bass nhận định “Việt Nam thực chất đã hủy nền văn hóa của họ và hạn chế rất lớn đến sức tưởng tượng và tiềm năng văn hóa thông qua sự kiểm duyệt. Tôi nghĩ nó ảnh hưởng tệ hại tới nền văn hóa Việt Nam.”
Có bao nhiêu người trên thế giới đang chú ý đến sự kiểm duyệt. Nó là một vấn đề đang trở nên nghiêm trọng. Nó là một vấn đề đối với bất kỳ nền văn hóa nào và khu vực nào trên thế giới.
Giáo sư Bass hy vọng cuốn sách về “Kiểm duyệt ở Việt Nam” sẽ là một chút đóng góp của ông vào việc lưu tâm đến mọi người rằng “kiểm duyệt” là một lực lượng nguy hiểm không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.