logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/02/2018 lúc 10:08:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hồi tưởng: Tàu số 087 chở 759 người xuất phát từ Đồng Đế Nha Trang ngày 27/7/1979. . Quê nhà vẫn hình ảnh xe bò...
                                             
Ba mươi lăm năm trước, trong một đêm binh lửa hãi hùng, gia đình tôi và hai người em, cùng với bốn trăm nhân viên Mỹ, được hộ tống ra phi cảng Tân Sơn Nhứt, leo lên chiếc máy bay khổng lồ C-5 của Không Lực Mỹ cất cánh giữa đêm khuya. Sau hai đợt hỏa châu để ngăn cản hỏa tiễn SAM của địch. Máy bay lên cao ba mươi ngàn bộ, phi hành trưởng thông báo chuyến bay này không bay qua Clark Airforce Base Philippines, sẽ bay thẳng qua Guam, mấy tiếng đồng hồ sau, máy bay đáp xuống phi trường Anderson Airforce Base của đảo Guam, từ giây phút này, chúng tôi trở thành dân tỵ nạn Đông Dương đầu tiên đến nước Mỹ. Thắm thoắt, tháng Tư 2010 là năm kỷ niệm ba mươi lăm năm gia đình tôi tỵ nạn trên đất Mỹ.


Ngược dòng lịch sử, trăm năm trước, nước Trung Hoa loạn lạc, tổ tiên tôi lên tàu xuôi nam lánh nạn, tàu xuống đến Ninh Hòa bị giong bảo nên tàu cập bến, được người địa phương rộng tình cho lên bờ định cư, kêu tổ tiên tôi là người "Tàu", mấy đời sau, tôi được sinh ra và lớn lên nên tôi chỉ biết huyện Ninh Hòa là quê hương của tôi.


Tôi sinh ra giữa thời quê hương loạn lạc, Ninh Hòa chìm trong khói lửõa, hình ảnh đau thương khi đất nước bị chia đôi còn ghi đậm trong tâm tư tôi. Đến năm 1954, khi miền nam Việt Nam thành lập Đệ Nhứt Cộng Hòa, tất cả người Tàu phải đổi quốc tịch, từ mẫu quốc Trung Hoa nay thành Việt Nam Cộng Hòa, và từ người Tàu thành Người Việt Gốc Hoa. Đối với tôi, sự thay đổi đó càng chứng tỏ tôi là người Việt Nam, và chỉ có một quê hương Ninh Hòa.


Nghĩ lại cái thân phận người Tàu buồn thật, trăm năm qua, người Tàu đi đến đâu cũng không quản ngại gian lao, dốc hết mình để xây dựng kinh tế, làm cho nơi mình ở thêm phồn thịnh, nhưng khi thời cuộc thay đổi, thì cái quốc tịch không che được cái họ, vì thế mà người Tàu phải bỏ của mà chạy lấy người.
 
Chạy như bầy chim bị vỡ tổ, bạn bè tôi đã phải ra đi như con chim lạc đàn, chúng đi thật xa để rồi trở thành Thuyền Nhân, từ cái quốc tịch Trung Hoa rồi Việt Nam, nay được cho thêm một cái quốc tịch mới Mỹ, Anh, Pháp, và cái danh hiệu mới Việt Kiều. Theo thống kê của Cao Ủy Tỵ Nạn Liện Hiệp Quốc, tổng cộng có đến tám trăm ngàn người Hoa đã rời khỏi Việt Nam trong đợt bài Hoa 1979.


Ba mươi lăm năm trước, bà chủ một nhà hàng danh tiếng trong thành phố mở tiệc chúc mừng gia đình tôi, là gia đình tỵ nạn Đông Dương đầu tiên, đến định cư tại thành phố Olympia, xong bữa tiệc, bà tiễn chúng tôi ra về. Bà vừa đi vừa thân mật khuyên bảo:


  "Đừng nhìn cái phẳng lặng trên mặt nước mà hãy coi chừng ngọn sóng ngầm. Là người Tàu thì dù đi đâu trên thế giới, chúng ta cũng phải luôn luôn đề phòng, biết đâu Biển Đông sẽ có ngày dậy sóng."


Câu nói này phản ảnh chiến dịch bài Hoa ở Mỹ trong những năm một ngàn chín trăm ba mươi mấy, lúc đó người Tàu ở Mỹ bị cấm không cho vào quốc tịch Mỹ, vì không có quốc tịch Mỹ cho nên khi nước Mỹ bị suy thoái kinh tế, dân chúng Mỹ xách gậy, săn lùng người Tàu, đuổi ra khỏi nhà, bắt bỏ lên xe lửa, chở đến bến tàu San Francisco trả về lại Trung Quốc.


Năm 2008 nước Mỹ bị suy thoái kinh tế trầm trọng, tính cho đến nay, đã có hơn sáu triệu người thất nghiệp, hằng triệu người không có tiền trả nợ mua nhà, có người thua lỗ quá nặng đã nhảy lầu tự vận, có đứa xách súng bắn loạn xạ, hoàn cảnh rất tang thương. Nhưng không ngờ, lần này cái quốc tịch che chở được cái tên, nên người Tàu và tất cã sắc dân khác trên nước Mỹ yên chí, ở lại làm ăn. Giả sử nếu lịch sử bài Hoa lại tái diễn, thì cái thân phận người Tàu ở Mỹ sẻ ra sao. Cho đến ngày nay, trên quả địa cầu này, nơi nào có mặt trời là nơi đó có người Tàu. Tôi đi qua nhiều nước trên thế giới, ở đâu cũng thấy có phố Tàu, riêng con em của người Tàu học trường Binh Hòa Ninh Hòa cũng có mặt ở nhiều nơi trên trái đất, khắp năm châu bốn biển, nhờ trời thương hầu hết đã an cư lạc nghiệp.


Nghĩ lại cuộc đời này có lúc cũng buồn, ở xứ Mỹ này phải cày cho siêng, làm việc mười hai tiếng đồng hồ mỗi ngày, có khi còn phải đi làm thêm cuối tuần hoặc overtime để đáp ứng nhu cầu trong gia đình. Làm nhiều đóng thuế nhiều, làm ít không đủ tiêu, còn phải đương đầu với sư khác biệt ngôn ngữ, phong tục, tập quán và nhiều vấn đề phức tạp khác, trong tiến trình hội nhập phải trả cái giá rất đắt. Đến khi cuộc sống ổn định thì đã già, phải đương đầu với cái sống cô đơn hiu quạnh. Nhớ lại câu nói: Ninh Hòa là nơi "Trai Đi Có Vợ, Gái Đi Có Chồng". Có lúc, tôi muốn bỏ hết tất cả để trở về để có cuộc sống an nhàn bên dòng sông Dinh hiền hòa, ngặt nổi bây giờ con thì lớn, cháu thì đông, thương tụi nó nên ôm hết vào lòng, thêm nhiều ràng buộc, khiến cho đường về quê củ càng lúc càng xa xăm.


Đường về Ninh Hòa không khó, mà vì đường xá quá xa xôi và nhiều trắc trở. Bạn bè của tôi tản mát khắp mọi nơi trên thế giới, đã ba mươi lăm năm qua rồi mà có người vẫn chưa có dịp về quê một lần.


 Tôi nhớ lại lầu đầu tiên tôi về Ninh Hòa, do sự khuyến khích của anh Dương Tấn Long, và cô Hà Thu Thủy, Hội Trưởng Hội Ninh Hòa Dục Mỹ tại Thành Phố Sài Gòn, chính cô Thủy đã dẫn tôi về Ninh Hòa. Khi đặt bước chân đầu tiên trên lối cũ, tôi đã thấy tim mình rung động, nhìn căn nhà cũ của tôi nay đã có chủ mới mà lòng buồn hiu, và thật là ngỡ ngàng khi gặp lại tình xưa. Những năm sau đó tôi có về lại Ninh Hòa, và đã có lần tôi ăn Tết một mình tại nhà ngủ Trần Phú, bữa ăn tân niên hôm đó là phanh nem Ninh Hòa, dĩ nhiên là ngon và đầy hương vị quê hương, mơ màng tôi nhìn màu xanh vàng của đống lá nem mà tưởng như xác pháo hồng đầu Xuân, lòng tràn đầy hạnh phúc.


Mươi năm vừa qua, tôi đã về Việt Nam mười bốn lần, mổi lần về đến quê nhà, tôi cảm thấy rất là vui. Tôi đi nhiều nơi, thấy nhiều thứ, cái gì cũng xinh, cái gì cũng cho tôi một gốc ảnh đẹp. Từ chùa một cột dưới mưa Xuân ở Hà Nội, cảnh Hạ Long đẹp nhứt trần gian. Cầu Hiền Lương đã nối lại hai miền, chiến trường Khe Sanh chìm sâu trong sương mai lúc ẩn lúc hiện. Ngồi thuyền rồng nghe nhạc cung đình trên sông Hương. Về miền Thùy Dương để nghe lại tiếng sóng vỗ Hòn Chồng, ăn chiếc nem Ninh Hòa để lấy lại hương vị đã mất mấy mươi năm qua. Tôi thấy lại Sông Dinh nước chảy hiền hòa, và con đường trần Quý Cáp ngày xưa tôi vẩn đi giữa đêm khuya.  Nhìn phà Rạch Miểu chìm trong quên lãng, mà nhớ lại người em gái Mỹ Tho đã một lần chia xẻ ân tình qua nửa trái chuối nướng.  Về miền Sông Nước thấy lại cô lái đò ngang, đã có lần đưa tôi qua bến Ninh Kiều.  Tôi ngắm hoàng hôn bên cầu Tô Châu, và chân bước đi trên bờ đê giữa cánh đồng lúa mạ non, như con chim sổ lòng bay xa năm nào, nay trở về nghe lại tiếng hò trên cánh đồng bát ngát miền nam, làm mát lòng người tha hương.


 Cho đến cuối năm 2009, sau bao năm lặn lội đây đó, đã có lần suýt bỏ mạng trên đường tác nghiệp, tôi đã ghi vào ống kính hơn hai mươi ngàn tấm hình, trong số này có chín ngàn tấm hình chụp ở ba miền Việt Nam. Tất cả hình ảnh đã được đưa lên mạng www.vanninh.com cho thế giới thấy cái đẹp của quê hương tôi.


Nhưng, đến tuần lễ thứ ba là tôi lại nhớ nhà, mong đến ngày trở về. Mười năm vừa qua, tôi như con chim lạc đàn, bay qua rồi bay lại giửa hai bờ đại dương, mang trong người một tâm trạng ở bên này thì nhớ bên kia. Trên thực tế thì một nửa bên này là tổ ấm thân yêu, một nửa bên kia tôi như một viển khách trên quê hương của mình, thật khó mà diễn tả cho hết nổi lòng.


Thôi! buồn mà chi, mùa Xuân lại trở về, hãy vui với những gì mình đang có. Đời còn dài, còn nhiều bạn bè ở xa đã lâu chưa gặp lại, tôi hy vọng  mùa Xuân này có thể lên đường,  thăm mấy bạn hiền Ninh Hòa, đồng cảnh ngộ bên trời Âu, cho thỏa chí tang bồng.


Đường Bình
Kính Chúc Quý Độc Giả
Tâm thân An Lạc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.066 giây.