logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ta  
#1 Đã gửi : 21/02/2018 lúc 11:26:45(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

UserPostedImage
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.

Trước đây sáu bảy năm trang Văn Học Nghệ Thuật có gợi ý việc soạn thảo một tuyển tập non một thế kỷ thơ, hôm nay đề nghị cụ thể hơn, đó là Tuyển Tập 100 Năm Thơ Việt Nam, khởi sự bằng một bài thơ quốc ngữ. Bài đó xuất hiện lần đầu năm 1922, chỉ còn 4 năm nữa nó trở thành bài thơ xuất hiện và tồn tại từ 100 năm trước: Thề Non Nước của Tản Đà.
Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ lời hẹn nước thề non
Nước đi ra biển non còn đứng trông…
Bài Thề Non Nước in trong truyện ngắn cùng nhan đề vào năm 1922, tới nay vẫn là một bài thơ giữ nguyên ý nghĩa và giá trị, và tác giả của nó vẫn là một thi bá trong làng thơ, sau bao nhiêu vận hành của thời thế, và thời thế văn học Việt Nam. Niên kỷ 1922-2022, 100 năm thơ Việt và thơ lục bát Việt, người viết bài này nghĩ rằng từ bây giờ 2018, trong vòng 4 năm nữa là tới 2022 các thi sĩ Việt Nam ở khắp nơi cũng nên tạo dịp để họp mặt, một là để vinh danh thơ, cùng lúc tạo dịp hội ngộ thơ và những người yêu thơ làm thơ đọc thơ có cơ hội gặp nhau, trao đổi thi phẩm, và đi đến việc tổ chức Giải Thi Ca Việt Nam hàng năm. Là một người làm thơ, yêu thơ, phụ trách viết về thơ trên một số báo chí hiện nay, chúng tôi tin rằng và mong rằng đề nghị trên sẽ được quí bạn đọc, quí thi sĩ không phân biệt tuổi tác khuynh hướng địa phương góp ý kiến và cùng tham dự. Thư góp ý ngoài phong bì xin ghi ở góc trái phía dưới: “100 năm thơ.”
Đề nghị này của người phụ trách trang Văn Học Nghệ Thuật Thứ Năm, nhưng hy vọng được đón nhận rộng rãi. Chúng tôi cảm ơn sự đón nhận của quí bạn đọc và của quí vị yêu thơ.
Nhà thơ Tản Đà tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, sinh ngày 19 Tháng Năm, 1889, tại Sơn Tây, mất ngày 7 Tháng Sáu, 1939, hưởng dương 50 tuổi. Trong quãng đời ngắn ngủi ấy, trải qua những ngày tháng phong trần, vào Nam ra Bắc để làm báo, thơ ông lồng lộng nắng gió, mênh mông núi sông, ngào ngạt mùi vị rau ngải, rau tần, và những lúc lắng đọng, người ta nghe ông ngâm thơ về non nước, như lời kể lại của một nhà phê bình:
Dưới bóng trăng tròn, tán lá xanh,
Nhớ chăng? Chăng nhớ? Hỡi cô mình?
Trăm năm ghi nguyện cùng non nước
Nước biếc non xanh một chữ tình!
(Tản Đà, Lửa Tình)
Kìa bức dư đồ thử đứng coi
Sông sông núi núi khéo bia cười
(Vịnh Bức Dư Đồ Rách)
Mơ màng đâu đó bao dân chúng
Tô điểm nào ai với núi sông?
(Đêm Tối)
Lo nước thương đời đêm chẳng ngủ
(Tháng Ba Không Mưa)
Còn non còn nước còn trăng gió
Còn có thơ ca bán phố phường
(Đề Khối Tình Con Thứ Nhất)
Bốn mặt non sông một mái chèo
(Sông Cái, Chiếc Thuyền Nan – đề báo An Nam tạp chí số 1)
Mặt nước khói tan chìm vía cá
Đầu non sương phủ dạn thân tùng
(Hủ Nho Lo Mùa Đông)
Ai rằng nam bắc cách đôi nơi
Cũng một non sông một giống nòi
(Thơ tặng tờ Phụ Nữ Tân Văn xuất bản ở Sài Gòn)
Mặt nước sông Đà tim róc rách
Ngàn mây non Tản mắt lơ mơ
(Ngày Xuân Thơ Rượu)
Không đưa ra những lời tuyên bố trịnh trọng, Tản Đà vẫn được coi là một nhà thơ yêu đất nước quê hương thắm thiết, là do những câu thơ rải rác như thế. Tản Đà để lại dấu vết đây đó trong cuộc hành trình làm báo làm thơ một cách tự nhiên, đương nhiên. Dấu vết cuộc hành trình ấy để lại nhiều nhất là trong tờ báo của chính ông, An Nam tạp chí. Nghiên cứu về ông cần nhiều công phu, đời ông quá nhiều giai thoại, nhất là những giai thoại liên hệ tới độc giả, như Tản Đà và nghệ thuật uống rượu, Tản Đà và nghề bói toán, Tản Đà làm báo, v.v…
Bài này đưa ý kiến nếu thực hiện một cuốn sách về 100 năm thơ Việt Nam, người viết bài này sẽ chọn Tản Đà làm người mở đầu, và bài mở đầu sẽ là bài thơ Thề Non Nước. Cắt rời hẳn với dòng thơ Hán Việt trở về trước, đi thẳng vào thế kỷ hai mươi.
Tản Ðà có nhiều thi phẩm được xuất bản, Giấc Mộng Lớn, Giấc Mộng Con,… trả lời một câu hỏi về tác phẩm ưa thích nhất của mình, ông cho biết đó là một bài thơ in trong cuốn Giấc Mộng Con. Trước mặt người hỏi là nhà phê bình Trương Tửu, thi sĩ đã ngâm lên bài ấy:
Non xanh xanh
Nước xanh xanh
Nước non như vẽ bức tranh tình
Non nước tan tành
Giọt lụy tràn năm canh.
Đêm năm canh
Lụy năm canh
Nỗi niềm non nước
Đố ai quên cho đành
Quên sao đành
Nhớ sao đành
Trần hoàn xa cách
Bồng lai non nước xanh xanh!

Viên Linh/Người Việt
song  
#2 Đã gửi : 01/03/2018 lúc 10:48:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Kiểm điểm các tập thơ tuyển Việt Nam

UserPostedImage
Thi sĩ Trần Tuấn Kiệt. (Hình: Viên Linh cung cấp)

Nhiều năm trước, vào những ngày đầu năm mới Quý Tỵ, Tháng Hai, 2013, một dự án Tuyển Tập Thơ Việt được bàn thảo, dự trù sẽ hoàn tất trong vòng hai năm.
Như thế ta sẽ có những bài thơ chọn lọc của 90 năm thơ Việt trong một bộ sách lớn. Cũng sẽ có câu hỏi: Từ xưa tới nay đã có ai làm được một tuyển tập thơ Việt Nam bao gồm một thời kỳ dài như thế chưa? Hay đó chỉ là mơ mộng?

Tới nay 2018 dự án sẽ là Tuyển Tập 100 Năm Thơ Việt.
Hãy kiểm điểm, chúng ta sẽ có câu trả lời.
Sách viết về thơ có khá nhiều, song vừa trích vừa phê bình, lại là thứ phê bình phán xét mà người phán xét không đề ra một phương pháp nào, không xuất thân từ một ngành văn chương ngôn ngữ nào, lại cũng không là thi sĩ không làm thơ, lại mang thi pháp, chữ nghĩa ra khen chê các thi sĩ.
Như kiểu Vũ Ngọc Phan ca ngợi Nguyễn Giang (tác giả câu thơ “Đường không tịch mịch cỏ hoa rêu”), hay Hoài Thanh-Hoài Chân qua Thi Nhân Việt Nam, loại bỏ Đinh Hùng để ca ngợi những Mộng Huyền, Lưu Kỳ Linh (mươi mười năm sau ai biết đến những Giang, Huyền, Linh – chứng tỏ sự chọn lựa đã sai lầm, đương nhiên nó không tồn tại nổi với thời gian).
Rồi ở trong nước trước kia cũng như bây giờ, có những cuốn tuyển tập thơ mà soạn giả không có chút quá khứ nào đáng kể về thơ, chưa từng làm được một bài thơ khiến cho độc giả nhớ đến, mà viết sách phê bình thơ, soạn sưu tập thơ, những trường hợp đó có thể là có một số giá trị về tìm tòi, phát giác riêng lẻ.
Một tuyển tập do đó không nên theo chủ đề, chỉ nhằm mục đích sưu tập những bài thơ điển hình của các thi sĩ, cố gắng quy tụ càng nhiều tên tuổi càng nhiều khuynh hướng càng tốt, đặng đời sau có một kho tàng thi ca phong phú, người thưởng ngoạn nhìn vào, đọc đến, có thể hình dung ra thời đại tác giả, đó là điều thật đáng mơ ước.
Kiểm điểm chung các sách bàn về thơ trong quá khứ, ta thấy như sau:
-Nhà Văn Hiện Đại, Vũ Ngọc Phan, quyển nhì về thơ viết về bốn người, quyển ba viết về 10 người. Biên soạn khoảng 1941, xuất bản 1942.
-Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh-Hoài Chân, 1942. Viết về 26 người.
-Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại, Phạm Thanh, Khai Trí xuất bản, Sài Gòn, 1959. Viết về 58 người.
-Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên, cuốn 3, “Thơ và các nhà làm thơ sau 1932,” phân tích kỹ thuật Thơ Mới, Phạm Thế Ngũ, Sài Gòn, 1965.
-Kim Văn Tân Tuyển, Phạm Thế Ngũ, Quốc học tùng thư, Sài Gòn, 1966. Phần thơ có 20 người trước và sau 1932.
-Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến, Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng, Sống Mới, Sài Gòn, 1967, hơn 30 người.
-Những Hàng Châu Ngọc trong Thi Ca Hiện Đại (1933-1965), Huy Trâm, Sáng xuất bản, Sài Gòn, 1969. In nguyên văn thơ của hàng chục thi sĩ, trích dẫn tới trăm người.
-Những Nhà Thơ Hôm Nay, Nguyễn Đình Tuyến, Sài Gòn, 1967, viết về 36 người. Cuốn này có ghi chú là “Tự Điển Tuyển Hợp,” thi sĩ có thơ được chọn được in lần lượt từ trang đầu sách tới trang cuối sách theo thứ tự chữ cái ABC.
-Văn Học Miền Nam, thơ, Võ Phiến, Văn Nghệ xuất bản, California, 1999. Có 32 người.
Có thể còn một vài công trình nữa, song không có một tổng tập vĩ đại nào – trừ một cuốn, cuốn duy nhất – dày tới 1156 trang, đó là Thi Ca Việt Nam Hiện Đại (1880-1965), tác giả Trần Tuấn Kiệt, do Khai Trí xuất bản năm 1967 ở Sài Gòn.
Thi Ca Việt Nam Hiện Đại (1880-1965), như nhan đề và niên đại, bao gồm thơ Việt xuất hiện trong thời gian 85 năm, cuốn sách dày nhất và tuyển chọn nhiều thơ nhất, của một số lượng thi nhân nhiều nhất. Sách có bìa cứng, khổ lớn, mỗi thi sĩ có thơ tuyển chọn đều được tác giả, nhà thơ Trần Tuấn Kiệt, viết phẩm bình trong khoảng một trang.
Theo sự hiểu biết của tôi, trong các sách vừa kể, tác giả là những nhà giáo, nhà phê bình, người thưởng ngoạn, chỉ có hai nhà soạn sách là thi sĩ chân chính, đó là Huy Trâm và Trần Tuấn Kiệt. Thi sĩ họ Trần người Sa Đéc, sinh năm 1939, như thế khi cuốn sách ra đời, 1967, anh mới 28 tuổi. Chắc chắn anh là soạn giả tổng tập thi ca Việt Nam trẻ tuổi nhất.
Tổng tập thi ca của anh đã được soạn trong quan điểm nào? Xin trích dẫn vài đoạn trong bài Tựa của Trần Tuấn Kiệt, viết trong năm 1967, tương tự như suy nghĩ của chúng tôi bây giờ, và mong rằng các thi sĩ Việt Nam khi đọc những dòng này, sẽ liên lạc và cho chúng tôi ý kiến về một cuốn “Thi Ca Việt Nam Hiện Đại” mới – sẽ được thực hiện “Sách Thi Ca Việt Nam Hiện Đại” in ra để bù đắp vào sự thiếu thốn một quyển sách về thơ ngày nay. Việc làm của chúng tôi trước nhất như thế, sau nữa chúng tôi nhận thấy, gần một trăm năm thi ca, trải qua nhiều thời kỳ, tiếng thơ Việt có nhiều sự xoay chiều đổi hướng, trên địa hạt tư tưởng và nghệ thuật. […]
“Trong quyển này chúng tôi đứng về phía người thưởng ngoạn khi sưu tầm thơ. Khi cảm thông được với nguồn rung cảm chân thành và đặc biệt, từ người từng nổi danh trên thi đàn hay người mới xuất hiện hôm nay, hoặc chúng tôi nhận thấy bóng dáng họ sẽ rực rỡ ở ngày mai, chúng tôi đều ghi tiếng thơ họ vào sách này. Nhưng điều mà chúng tôi đặt trên sự làm việc này, là tuyển chọn thật đầy đủ (các thi sĩ) gần một trăm năm thi ca, gần một thế kỷ gian lao đã qua trên bước đường thơ Việt, một thứ ngôn ngữ thơ làm nền tảng cho lịch sử Việt bền vững. Sức sống mãnh liệt bốc lên trong từng lời thơ, những suy niệm, những chân trời mộng tưởng mà người thơ đã thực hiện được cho nền văn học Việt Nam.”
Viên Linh/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.086 giây.