logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/02/2018 lúc 10:47:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tôi có thói quen mỗi cuối năm dọn dẹp lại bỏ đi nhiều thứ, những thứ tồn đọng, lưu cữu từ năm này sang năm kia, lấn cấn, bỏ thì thương, vương thì tội. Năm ngoái thấy tiếc, không nỡ bỏ đi, năm nay lại lôi ra, cân nhắc, đắn đo. Những cuốn sổ ghi chép đời nảo đời nào từng chi tiết lụn vụn, lặt vặt như thưởng tết bao nhiêu, mua sắm thứ gì… Đó là tôi đã đoạn tuyệt nhiều với quá khứ rồi, từ cái thời khó khăn, mua bình sữa, cái nôi, thau tắm… tôi cũng ghi sổ hết để so sánh một bên là lương tháng, một bên là chi phí cho một đứa bé – thường là cao hơn rất nhiều. Rồi lẩn thẩn, mình lấy đâu ra tiền chi dùng ngần ấy năm? Để rồi ký ức tuôn về ào ạt muốn ngộp thở. Tôi nhất quyết nói lời chia tay quá khứ. Hủy hết. Giữ lại nặng lòng quá! Có ai ngồi tỉ mẩn ngoài mình để nhớ thương, bồi hồi?
Năm nay tôi quyết dẹp gọn sạch những cuốn sổ ghi chép đã ố vàng đi nhiều…Mấy năm trước tôi cố giữ lại, giờ lướt qua lần nữa tôi thấy chẳng để làm gì. Nếu căn cứ so sánh thời giá qua các giai đoạn thì đã có nhà kinh tế, sử học… Ai cần đến tôi?
Tiếp đến tôi lôi chồng vở cũ thời còn làm việc… Lần lại những trang vở cũ tôi hiểu ra lý do mình giữ nó bao nhiêu năm là vì… chữ viết đẹp quá, và vở thì rất sạch. Tôi lại tiếc lần nữa, chần chừ một lúc, cuối cùng quyết định không lưu nữa.
Tuy nhiên, có những thứ mỗi lần giở ra luôn khiến tôi dừng lại thật lâu. Đó là những lá thư của ba, của anh, của bạn bè mà ngày ấy, thư đi tin lại trong nước cũng phải đến hai tuần là nhanh. Quá khứ tái hiện từng khuôn mặt người, cái cách cầm cây bút và đánh tay viết như thế nào.
Dáng ba ngồi bên bàn viết, lưng thẳng, đầu hơi nghiêng. Ba viết nhanh, chữ hơi khó đọc. Những năm đó tôi đi học xa. Ba kể chuyện gia đình, động viên tôi học hành và luôn trong những lá thư ba ghi cho tôi bao nhiêu tiền kèm câu dặn dò: “Đồng tiền khó kiếm lắm, con giữ lấy mà tiêu dè xẻn”.
Cảm xúc đẩy lên cao, tôi vội vàng xếp những lá thư của ba và chuyển sang xấp thư của bạn bè. Những câu chuyện kể vu vơ, nỗi buồn thời tuổi trẻ, băn khoăn về tương lai… Những dòng chữ quen thuộc quá khiến tôi cảm giác mình đang ngồi trong lớp học, xung quanh bạn bè cắm cúi ghi chép.
Tôi thích nhìn cách mỗi người ngồi viết, quan sát và cảm nhận, để thấy không ai có chữ viết giống ai, cũng như mỗi người mỗi tính, mỗi cuộc đời khác nhau mà mãi sau này, trải nghiệm nhiều tôi mới hiểu hết.

Tôi nhớ không nhầm thì mãi đến năm 2000, tôi mới bắt đầu sử dụng email. Và từ đó, những lá thư viết tay gửi qua bưu điện ngày một ít rồi hết hẳn. Không còn thư viết tay nhưng mối quen biết nhiều và đa dạng hơn. Tôi cũng như nhiều người bây giờ gõ phím máy tính hay thao tác hai ngón tay cái trên điện thoại nhoay nhoáy, nhanh hơn viết tay. Thậm chí, có khi tôi lười, bật chức năng giọng nói trên điện thoại, chuyển thành văn bản cho mau thấy!
Một ngày, bỗng nhiên thèm đọc chữ viết tay của bạn bè quá, tôi email cho hai người bạn ở nước ngoài quen qua thế giới ảo. Nội dung, tôi ngỏ ý muốn biết được chữ viết của bạn. Để “làm tin”, tôi lấy giấy ra và viết hai “lá thư” với nội dung, chào bạn, bạn khỏe không, đây là chữ viết của mình, gửi lại cho mình xem chữ viết của bạn với. Tôi vẽ kèm theo các icon mặt cười, trái tim… Tôi viết bình thường, không nắn nót, nhưng chữ vẫn còn đẹp và sạch sẽ, dễ đọc.
Mở ngoặc, ngày xưa nhiều bạn bè biết tôi viết chữ đẹp. Một thời gian dài trong hai năm từ 1984 đến 1986, rảnh rỗi sinh nông nổi, tôi mua giấy ca rô, mực tàu, ngòi bút lá tre… về đóng thành cuốn rồi kẻ nhạc và chép đến ba tập nhạc dày, hệt như bản in. Đến nỗi, bây giờ mỗi lần giở ra, thằng con trai của tôi cứ há hốc miệng không thể tin được là có những bản nhạc chép tay đẹp như thế, từ mẹ.
Tất nhiên là tôi chụp hình “lá thư viết tay” vỏn vẹn hơn hai mươi chữ, kèm vào email gửi đi.
Tôi nhận thư trả lời ngay sau đó mà tôi hình dung ra được bạn đang ngồi trong văn phòng, trước máy tính và cười ngất.
Nội dung thư hồi âm đều giống nhau, kiểu như, mấy chục năm rồi, bạn không viết tay mà suốt ngày ngồi gõ phím nên chữ viết kinh khủng lắm, như cua bò, không thể đọc được. Bây giờ cầm lại cây bút thật khó khăn.
Vậy là tôi không có được cái diễm phúc đọc “nét chữ” để biết “nết người” ở thời đại công nghệ rào rào gõ phím.
3. Tôi thích nhất khoảng thời gian giáp tết, mỗi ngày tranh thủ lúc rảnh tôi xách xe chạy rong, tạt qua chợ tết, chợ hoa, hàng trang trí… Nơi tôi thường ghé lại là chỗ ngồi của mấy anh viết câu đối tết mà tôi hay gọi là “hàng chữ”. Có lần tôi chụp được tấm hình hai đứa bé khoảng ba, bốn tuổi, một bé hai tay bế con chó con, đứng say sưa nhìn anh chàng “thầy đồ” ngồi trên chiếc chiếu rộng, viết chữ thư pháp. Trên cái bàn nhỏ, linh tinh các thứ, bút, giấy, mực…
“Hàng chữ” không đông người đến nhưng năm nào cũng có. Người mua mang về những dòng chữ hy vọng đem lại may mắn, sung túc cho cả năm, người bán cũng muốn chia sẻ chút tài mọn, kiếm ít đồng tiêu tết.
Mấy năm trước đọc báo thấy lao xao chuyện cấm không cho các “thầy đồ” viết chữ trên phố ngày tết… Vẫn còn lưu trên internet khi tìm thông tin này trên Google. Có những tựa bài báo đọc lên thấy chạnh lòng, như: “Ông đồ cắp chữ chạy khi bị đuổi khỏi vỉa hè”.
Đọc kỹ thông tin cũ mới thấy, để giữ gìn trật tự đô thị, các “hàng chữ” được dời vào khu quy hoạch với các tiêu chuẩn a, b, c, d cho “thầy đồ”. Nhưng, từ khi đi vào quy hoạch thì lại ít người lui tới.
May quá, thành phố tôi ở chưa quy hoạch chuyện này nên tôi hy vọng tết năm nay vẫn còn được lang thang ngắm các “thầy đồ” viết chữ.
Bây giờ mấy ai còn ham cầm đến cây bút và viết ra thành chữ?
Đào Thị Thanh Tuyền
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.044 giây.