logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/03/2018 lúc 10:56:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mùa xuân ở bắc bán cầu sẽ tới vào ngày thứ ba, 20 tháng ba, 2018. Trong khi ở quê hương thì sắp hết tháng giêng, bước dần sang tháng hai, tháng ba là tháng “cờ bạc” và “hội hè” như ca dao cũ ghi lại:
Tháng giêng ăn tết ở nhà,
Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè!
Dù trong hoàn cảnh sinh hoạt nào chăng nữa, ở quê hương hay ly hương, chiến tranh hay hòa bình, trù phú hay cơ hàn, ai cũng muốn vào một lúc nào đó được hưởng nhàn lạc và nở nụ cười đón xuân về. Người ta vui xuân bằng hội hè, du xuân, bình thường thì bằng “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”, cao hơn thì nhờ nhạc, nhờ họa, nhờ phim ảnh và văn chương.
Không đủ phương tiện vật chất hay có xu hướng tinh thần thì tìm xuân trong nghệ thuật,vì trong thơ ca thiếu gì nụ cười , ta có thể dễ dàng tìm thấy trong các loại chuyện tiếu lâm, ca dao hay qua những lời hóm hỉnh, châm biếm của các nhà thơ dấn thân, đầy tài hoa như Trần tế Xương và Tản Đà.
Ngày nay nụ cười được thể hiện dễ dàng trên báo chương, nhờ sân khấu, qua phim ảnh, truyền hình với những vở kịch xuân và qua tài năng chọc cười của các nghệ sĩ hài tăm tiếng. Hài kịch có đề tài xuân năm nào cũng xuất hiện trên sân hấu, qua internet, hy vọng “mua vui cũng được một vài trống canh!”
Nhưng nghĩ cho kỹ, Kịch là một thể tài khó sáng tác và diễn xuất nhất vì cần bảo đảm giá trị văn chương, vừa tuân thủ nghệ thuật sân khấu và đòi hỏi tài năng nghệ sĩ. Văn học tiền chiến có nhiều vở kịch còn được thế hệ sau đưa lên sân khấu và coi như tài liệu học tập như tác phẩm của Vi Huyền Đắc (Uyên ương, Kim Tiền…); Hoàng Cầm (Hận nam quan, Kiều loan…); Đoàn Phú Tứ (Những bức thư tình, Mơ hoa, Ghen…) và Vũ Hoàng Chương (Trương chi, Vân muội…).
Sau 1945, tác phẩm kịch tuy xuất hiện nhiều nhưng chất văn chương giảm, chất sân khấu không cao trong khi chất chính trị tăng. Nếu yêu cầu chính trị không đạt thì những vở kịch như Nguyễn Trãi ở Đông quan, Con nai đen của Nguyễn Đình Thi cũng bị búa rìu công kích.
Sáng tác hài kịch càng khó hơn, vì như người ta thường nói “lời than thở dễ diễn tả gây được xúc cảm, còn lời khôi hài giúp người ta bừng nở nụ cười tươi khó làm (lời vui khó nói, điệu buồn dễ hay!).
Hài kịch hiện đại đa số không trọng yếu tố văn, và cũng bất chấp luật sân khấu mà chỉ trông cậy vào tài ba diễn xuất của nghệ sĩ thường với đề tài chọc cười rẻ tiền, nhạt nhẽo, và thường với bộ điệu lố lăng, y phục lòe loẹt và các câu nói dung tục, sỗ sàng chỉ nhằm khai thác thị hiếu của khán thính giả. Cũng vì thế hài kịch thời đại phần lớn chỉ diễn một vài lần là tắt lịm mãi mãi.
Chúng ta thử tìm lại một vài hài kịch trước 1945 xem mức thuyết phục, gây cảm xúc nơi độc giả và khán giả có cao hơn tác phẩm cùng loại ngày nay hay không. Thử xem lại một vở kịch ngắn có hai hồi của nhà văn Khái hưng đăng trên tờ Phong hóa khi xưa và được đăng lại trong số xuân Văn hóa ngày nay Xuân mậu tuất 1958 ở Sài gòn cách đây 60 năm.
Vở kịch này có tên là Kiêng và qua nó chúng ta thấy được tài năng của một nhà văn yêu sân khấu và có kiến thức về môn kịch, lại tài hoa về ngôn ngữ, dồng thời với nụ cười khoan dung, dí dỏm của một nhà cải cách đối với hủ tục kiêng cữ ngày tết của một số người có thói quen bảo thủ cực đoan.
Khái Hưng tên thực là Trần Khánh Giư sinh năm 1896 tại Vĩnh Bảo, Hải Dương, đậu tú tài Pháp, xuất thân từ một gia đình khoa bảng và trâm anh thế phiệt, cùng Nhất Linh sáng lập Tự Lực Văn đoàn năm 1932, ra tờ Phong Hóa và tờ Ngày Nay (từ 1932 tới 1946) và chủ trương nhà xuất bản Đời Nay (1933-1945). Ông là một lãnh tụ quốc gia chủ trương chống chế độ thực dân và đã từng bị giam ở Vụ Bản, Hòa Bình.
Trong các năm 1946, 1947 nhiều nhân vật chính trị, văn học sáng giá, bị hạ sát ở khắp ba miền đất nước và Khái Hưng cùng chung số phận, ông mất tích ở bến đò Cựa Gà Nam Định vào năm 1947.
Chỉ trong chưa đầy mười năm sáng tác, Khái Hưng đã để cho Văn Học Việt Nam một gia tài quý giá gồm truyện dài, truyện ngắn và kịch.
Về truyện dài ông có các tác phẩm nổi danh như Hồn bướm mơ tiên (1933), Nữa chừng xuân (1934), Gánh hàng hoa (viết chung với Nhất Linh 1934), Trống mái (1936), Thừa tự (1940), Tiêu sơn tráng sĩ (1940), Hạnh (1940), Những ngày vui (1941) và Đẹp (1941).
Ông còn là tác giả của nhiều tuyển tập truyện ngắn như Dọc đường gió bụi (1936), Anh phải sống (1937 viết chung với Nhất Linh), Tiếng suối reo (1937), Đợi chờ (1939) và Đội mũ lệch (1941).
Khái Hưng còn viết kịch (Tục Lụy và Đồng bệnh…) và nghe nói rất thích kịch của Corneille, Racine và Molière của Pháp cũng như tác phẩm của Henrik Ibsen, Na Uy. Khái hưng cũng nổi tiếng trong lãnh vực dịch và bài thơ ông dịch thành công nhất là bài Tình Tuyệt Vọng, dịch từ một tác phẩm của nhà thơ Pháp Félix Arvers.
Félix Arvers sinh năm 1806 tại Paris, tạ thế tại Paris 1850 là tác giả của nhiều vở kịch và nhiều bài thơ, có ấn hành Mes heures perdues (1833) và bài trở thành bất hủ chính là bài Sonnet mà Khái Hưng đã dịch ra tiếng Việt như sau:
Lòng ta chôn một khối tình,
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu,
Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu,
Mà người gieo thảm như hầu không hay.
Hỡi ơi người đó ta đây,
Sao ta lủi thủi đêm ngày chiếc thân?
Dẫu ta đi trọn đường trần,
Chuyện riêng nào dám một lần hé môi!
Người dù ngọc nói, hoa cười,
Nhìn ta như thể nhìn người không quen.
Đường đời lặng lẽ bước tiên,
Ngờ đâu chân đạp lên trên khối tình.
Một niềm tiết liệt đoan trinh,
Xem thơ nào biết có mình ở trong.
Lạnh lùng lòng sẽ hỏi lòng,
Người đâu tả ở mấy dòng thơ đây?
Xin mời quý vị khi đón Xuân Mậu tuất, tạm biệt thời tiết đông hàn, thưởng thức kịch ngắn sau đây và mỉm nụ cười xuân khi “hoa đào năm ngoái” lại cười gió với đông dù phải sang tận Washington D.C. mới mãn nhãn.
Kiêng
Kịch hai hồi hai cảnh-Khái hưng
Mợ (nũng nịu) – Sáng mai năm mới cậu phải kiêng cho em đấy nhé!
Cậu – Mợ gàn lắm! Kiêng với khem!
Mợ – Thôi tôi biết cậu rồi! Cậu văn minh!…
Cậu – Tôi cũng biết mợ rồi! Mợ hủ lậu!
Mợ – Hừ! Hủ lậu!… Có kiêng có lành chứ!… Thế cái nạn ô tô đầu năm, cậu không nhớ à?
Cậu – Nạn ô tô nào?
Mợ – Cái nạn ô tô suýt chết trưa hôm mồng một tết năm rồi, chúng mình về quê mừng tuổi thầy mẹ ấy mà!
Cậu – Ừ ! Thế sao?
Mợ – Cậu có biết tại sao xẩy ra sự rủi ro ấy không?
Cậu – Tại hôm ấy giời mưa dầm mà tàì xế của mình lại tay lái non chứ sao?
Mợ – Không! Không phải! Chỉ tại vừa sáng bảnh mắt cậu đã kêu: Chết chửa!
Cậu – (cười ngặt cười ngặt nghẽo) – Ấy! Vì tôi kêu “chết chửa” nên mới chưa chết, nếu không thì đã chết ngoẻo rồi còn đâu!
Mợ – Cậu chỉ nói giỡn! Lại điều này nữa: Cậu có biết suốt năm nay chúng mình cãi nhau luôn không?
Cậu (cười) – Tại mợ cứ ương ương, gàn gàn quanh năm chứ gì?
Mợ – Cậu ương gàn đấy có được không!
Cậu – À tôi hiểu rồi! tại hôm mồng một tết mợ cứ cau có mắng đầy tớ…
Mợ – Không phải! Tại sáng hôm mồng một cậu buột mồm nói: Khỉ quá!
Cậu – Câu nói khỉ quá thì sao lại có liên can tới sự cãi nhau được.
Mợ – Đã nhăn nhó như khỉ thì giữ sao được khỏi cãi nhau.
Cậu – Còn gì nữa, kể nốt đi.
Mợ – Lại sáng hôm mồng hai, trong khi tôi đi lễ chùa, cậu bắt nó quét nhà.
Cậu – Nhà bẩn ngập những xác pháo chẳng quét để “mà thờ” à?
Mợ – Ấy thế, quanh năm buôn bán mới lỗ lổng chổng.
Cậu – Khổ lắm, mợ gàn lắm.
Mợ – Tôi gàn mặc tôi. Nhưng thế nào mai cậu cũng phải kiêng cho tôi đấy. Không có thì khổ cho tôi.
Cậu – Vâng thì kiêng. Còn kiêng điều gì mợ dặn nốt cả đi.
Mợ – Khi mới dậy, cậu nên mặc áo đen hay áo gấm vào ngay, chứ đừng vận áo trắng và cậu lúc nào cũng vui tươi đừng buồn rầu.
Cậu – Hết rồi chứ. Tôi nhắc lại những điều phải kiêng cho mợ nghe hễ thiếu gì mợ bảo nhé… nhưng mà chả chơi, để tôi lấy bút mực ghi cẩn thận (Cậu vừa đọc vừa chép vào một quyển sổ nhỏ):
Một là: Không được kêu: Chết chửa, sợ mắc nạn ô tô.
Hai là: Không được nói khỉ quá, sợ quanh năm vợ chồng cãi nhau.
Ba là: Ba ngày tết không được quét nhà, sợ buôn bán lỗ vốn.
Bốn là: Tết không được mặc áo trắng, sợ…sợ gì mợ?
Mợ – Cậu giễu mãi.
Cậu – Không, tôi có giễu đâu!
Vậy: Bốn là: tết không được mặc áo trắng , sợ… sợ xảy ra sự không hay, phải không mợ?
Năm là: Phải vui cười, không được mếu máo; sợ khóc quanh năm, phải không mợ?
Mợ – Không biết!
(Rồi xuống nhà)
HỒI II
Sáng mồng một tết
Mợ (ngồi đánh phấn ở bàn rửa mặt, quay nói với cậu còn nằm ở giường): Năm mới, mừng cậu vạn sự như ý!
Cậu – Ý tôi chỉ muốn ngủ suốt ngày. Vậy chắc trong một vạn sự mợ để tôi được sự ấy như ý!
Mợ – Ấy, Năm mới phải dậy sớm cho may mắn chứ.
Cậu – Vâng, thì dậy sớm cho may mắn.
(Rồi vội mở tủ lấy quyển sổ con mở ra đọc)
Bốn là Tết không được mặc áo trắng. Thì mặc áo đen (vận áo đen dứng dậy ra chỗ mợ ngồi, vỗ lên vai nói): Năm mới chúc mợ cuối năm sinh em giai.
Mợ (cố giữ tươi cười) – Năm mới sao cậu lại vỗ vai em.
Cậu – Kiêng cả vỗ vai à? Sao hôm qua mợ không đoc cho tôi chép?
Mợ (vẫn tươi cười) – Năm mới không đùa, phải đứng đắn chứ.
Cậu (làm bộ ngơ ngác) – Thực mà. Tôi đã chép cẩn thận đủ các điều kiêng. Đây sổ đây, mợ mở ra mà xem, không có kiêng vỗ vai mà.
Mợ (cười gượng) – Hôm qua không chép nhưng cậu chiều em cậu cứ kiêng cho.
Cậu – Vâng thì kiêng. Mợ bằng lòng nhé.
Mợ – Mời cậu đi rửa mặt.
Cậu – Nào có thằng nỡm nào nó thò mặt lên đâu?
Mợ – Ấy, cậu lại quên rồi.
Cậu – Quên gì?
Mợ – Sao cậu không kiêng?
Cậu – Kiêng cả chữ nỡm à? (Mở sổ đọc thật nhanh).
Một là chết chửa, hai là khỉ quá, ba là quét nhà, bốn là áo trắng, năm là mếu máo (Rồi quay lại mợ nói):
Đấy mợ coi không kiêng “nỡm”!
Mợ (tức quá, nhăn mặt, và buột mồm nói) – Tôi củng đến khổ với cậu động một tý là mở sổ
Cậu – Ô kìa, mợ nhăn nhó kìa, kiêng. Mà sao mợ lại nói khổ quá?
Mợ – Nhưng cậu trêu tức tôi, làm tôi phát cáu.
Cậu – Kìa sao mợ lại phát cáu, năm mới phải vui cười chứ.
Mợ – Trời ơi! Gàn ơi là gàn… Năm mới người ta, làm người ta giông quanh năm mất thôi.
Cậu – Có mợ làm giông tôi thì có sao năm mới mợ đã kỳ kèo tôi mãi thế.
Mợ (tức uất lên) – Khốn, nhưng mà cậu làm tôi đến chết mất.
Cậu – Kìa mợ kêu chết (đọc): Một là không được kêu chết chửa, sợ mắc nạn ô tô.
Mợ (thấy chồng đọc, cau mặt) – Rõ khỉ.
Cậu (nghiễm nhiên đọc) – Hai là không được nói khỉ quá, sợ quanh năm vợ chồng cãi nhau.
Mợ (giận quá phát khóc, bỏ chạy xuống nhà dưới).
Cậu – Mợ…Mợ… sao mợ lại mặc áo trắng? Hãy vận áo đen vào đã, rồi đi đâu hãy đi. Cậu (ở lại một mình trong buồng, ôm bụng cười rũ rượi)…
Hạ Màn
Vở kịch ngắn chỉ có trên một ngàn chữ mà thực hiện đầy đủ hai mục tiêu: vừa giễu cợt thủ tục vừa mua vui cho độc giả
Nên biết Tự lực văn đoàn khi thành lập và lúc ra tờ Phong hóa vào đầu thập niên 30 của thế kỷ trước, bước đầu nhắm vào xây dựng một xã hội mới, thoát ly dần khỏi những xiềng xích nô lệ, hủ bại của xã hội cũ.
Cải cách là mục tiêu của văn đoàn, đổi mới là khẩu hiệu của văn đoàn và thực hiện trong tờ Phong hóa, sau đó tới tờ Ngày nay và qua những tác phẩm của nhà Đời nay. Những cây bút cấp tiến như Nhất Linh, Khái hưng, Hoàng đạo, Thế lữ và Tú mỡ…đã đóng góp hàng mấy trăm tác phẩm, hàng ngàn nụ cười kể cả hý họa và thơ ca, chế giễu thói hư tật xấu của con người và xã hội cũ.
Tuy nhiên, trong văn đoàn, chừng mực và ôn hòa nhất trong phê phán hủ tục chính là Khái hưng. Vở “kiêng” là dẫn chứng cụ thề.
Lối kiêng cữ ngày Tết đã khắc sâu trong tâm tư nhiều người, cho tới thế kỷ 21, vẫn còn dấu vết. Nhưng chỉ trích thế nào cho thấm thía mà giữ được sự vui tươi ngày xuân, làm sao bảo vệ được cả tình lẫn lý. Khái hưng đã thành công trong việc này, bằng vở kịch hai hồi và cuộc đấu khẩu đầy kịch tính và rất bình thường, giữa hai vợ chồng tình nghĩa mặn nồng. Tiếng cười của chồng và giọt nước mắt của vợ trong phần hạ màn đã biến cái bi thành hài và cái thắng của sự đổi mới không nhờ lời tung hô “chiến công” lộ liễu mà qua sự tâm phục, khẩu phục của người cũ.
Chu nguyễn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.123 giây.