Lời người dịch: Ann Hood là tác giả của 14cuốn tiểu thuyết, 3 hồi ký và một tập truyện ngắn. Bà cũng là tác giả của một cuốn sách về nghệ thuật viết văn. Ann Hood nói về truyện ngắn The Doctor như sau: “Cũng giống như hầu hết các tác phẩm hư cấu, truyện ngắn Anh Chàng Bác Sĩ phát sinh từ sự kiện có thật trong đời sống. Ba tôi mất sau một thời gian điều trị ung thư phổi. Trong những tháng ba tôi nằm bệnh viện, tất cả những người phụ nữ trong gia đình tôi đều cảm thấy quý mến và yêu thương anh chàng bác sĩ điều trị. Một phần của sự lôi cuốn ấy là niềm tin của chúng tôi rằng vị bác sĩ có thể làm phép lạ. Từ đó tôi muốn viết một truyện ngắn về điều không thể xảy ra: vị bác sĩ theo đuổi cô con gái, và cô con gái có quyền lực theo cái cách duy nhất của cô…”
Truyện ngắn TheDoctor được giải nhì cuộc thi truyện ngắn của tạp chí Story (Hoa Kỳ) năm 1998, trong số 7500 truyện dự thi. Bản Việt ngữ Hoàng Chính dịch từ The Doctor trong tạp chí Story số mùa xuân 1998.
Anh chàng bác sĩ giết ba tôi muốn rủ tôi đi uống cà phê. Starbuck, anh ta nói. The Coffee Cafe, Java Man. Anh ta đưa ra nhiều tên quán cho tôi chọn. Anh bảo anh muốn nói chuyện với tôi về việc điều trị cho ba tôi, vềbệnh ung thư của ông, về việc anh đã cố gắng như thế nào để cứu mạng sống ba tôi. Tôi đâu có giết ông cụ, lúc nào anh ta cũng nói vậy. Chỉ là tôi không thể cứu được ông cụ nữa. Sự khác biệt ấy chẳng ăn nhằm gì đến tôi nữa. Dù sao chính tôi là người đã phải vào phòng bệnh của ba tôi mỗi ngày, cốcười vui, phấn khởi. Tôi là người phải giải thích cho ba về chuyện di căn ung thư, về những hạch bạch huyết, về thuốc Taxol; ba tôi làthợ hàn, loại đàn ông đọc Reader’s Digest trong nhà cầu và thỉnh thoảng đọc báo Chủ Nhật. Ông thực sự không biết chuyện gì xảy ra ngoài đời sống kia.
Anh chàng bác sĩ giết ba tôi đẹp trai như một tài tử điện ảnh của Italy: tóc đen quăn và bộ râu mép hình ghi đông rũ xuống. Anh ta là dân Chicago. Đãly dị. Anh ta được quyền thăm con hai tuần một lần,còn dịp lễ nghỉ thì thăm xen kẽ. Tôi biết mấy chuyện này trong những tuần lễ dài đau ốm của ba tôi. Cuối tuần này sẽ không gặp cô được, anh ta nói. Phải đi thăm mấy đứa nhỏ. Trong lúc cố ép ba tôi uống Ensure, tôi có thể tưởng tượng anh chàng bác sĩ đang ngồi coi túc cầu hoặc mua Happy Meals cho bọn trẻ.
Dù phải lòng anh chàng bác sĩ, tôi cũng vẫn ghét anh ta. Ba tôi không phải là loại những ông bố mà cứ cách một tuần mới đến một lần hoặc cách một ngày lễ nghỉ mới đến một lần. Ba tôi lái xe đưa tôi đến trường mỗi buổi sáng, ngừng ở Dunkin’ Donuts để mua kem Baravian. Ba tôi săn sóc tôi lúc tôi lên sởi, bị bệnh trái rạ, giải phẫu lấy hạnh nhân trong cổ họng. Ba tôi đưa tôi từ căn hộ chung cư này qua căn hộ chung cư khác, vực tôi dậysau lần thất tình này tới lần thất tình khác. Ông là người cha luôn luôn hiện diện. Thỉnh thoảng tôi nhìn anh chàng bác sĩ qua khung cửa sổ phòng bệnh của ba tôi khi anh đi dưới bãi đậu xe tới chiếc station wagon màu đỏ. Il Dottore, tôi nghĩ. Anh chàng bác sĩ. Anh chàng bác sĩ không cứu được người bệnh.
Lần anh gọi điện thoại sau đó, vào buổi tối thứ Bẩy mùa thu năm ấy, 5 tháng sau khi ba tôi mất. Tôi đang đứng trước chậu rửa chén bát trong bếp, chăm chú nhìn cái đèn lồng khoét bằng quả bí đỏ. Một bà phù thủy cưỡi trên cán chổi và một con mèo đang hoảng sợ trông như đang nhảy ra khỏi trái bí đong đưa trên không. Người láng giềng bên kia của tôi thì viền quanhhàng ba sau nhà bà ta bằng những cụm ánh sáng; túi giấy với những ngọn đèn thắp sáng bên trong. Đúng ra, toàn bộ khu láng giềng của tôi đang rực sáng. Ngoại trừ nhà tôi.
“Một ly espresso với sambuca nhé?” Anh chàng bác sĩ hỏi tôi. “Mình có thể lại quán Lucinda?Cô biết chỗ đó không?”
Nhà của anh chàng, giống nhà của tôi, yên tĩnh.
“Tôi biết chứ,” tôi nói.
Khi tôi không hẹn hò với ai thì ba tôi là người hẹn hò với tôi vào tối thứ Bảy. Hai cha con thường tới đó để ăn tối món sườn nướng, hoặc tôm hùm. Chúng tôi thường uống chung một chai rượu, hoặc một ly bia lớn.
“Tôi đâu có giết ông cụ,” anh chàng bác sĩ nói bằng một giọng rất trầm, khó khăn lắm tôi mới nghe được.
“Tôi biết,” tôi lập lại.
Sáng hôm cái ngày mà ba tôi mất, anh chàng bác sĩ nắm chặt lấy cánh tay tôi. Tôi đã cố hết mọi cách, anhbảo tôi. Nhưng mà ông cụ vẫn qua đời. Rồi tôi nói, Thì thử thứ khác. Anh có nghe tôi nói không? Anh lắc đầu. Chúng ta không còn chọn lựa nào khác nữa rồi.
Anh chàng bác sĩ thở dài. Anh ta cười gượng, như được giải tỏa.“Vậy là cô cũng hiểu. Thứ bệnh này âm ỷ. Đáng sợ.”
Bóng tối chụp xuống thật nhanh như vẫn thường vào thời điểm này hằng năm. Tôi chỉ có một mình.
“Please,” anh chàng bác sĩ nói, bằng giọng van nài, tha thiết. “Tôi muốn gặp lại cô. Trong những khung cảnh khác hơn. Tốt đẹp hơn.”
Anh ta đúng được về tất cả mọi chuyện. Cơ hội sống sót khi bị ung thư, sự tiến triển của căn bệnh, cái chết không thể tránh được của ba tôi. Nhưng tôi không muốn anh ta được tất cả mọi thứ. Anh ta không thể để vuột mất ông bố mà vẫn chinh phục được con gái ông ta.
“Không. Tôi không thích. Làm ơn đừng điện thoại nữa.”
Sau khi cúp điện thoại, tôi với tay lấy cái ống lon đang nằm trên quầy. Tiếng mở nắp nghe như tiếng thở dài. Tôi làm một ly cà phê. Trong lúc cà phê nhỏ giọt, tôi đăm đăm nhìn đốm sáng màu đỏ, chờ để nghe tiếng cạch rất nhỏ báo cho tôi biết cà phê đã sẵn sàng.
Bản tiếng Việt – Hoàng Chính
Truyện ngắn – Ann Hood