logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/03/2018 lúc 10:16:42(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Gia đình tôi được đi định cư ở Pháp đã được tám năm. Vào năm thứ ba tôi nhận được tin về Tân từ một người bạn cùng xóm đang sống ở Việt-nam.Trong thư người bạn viết:” Tân mới được ra khỏi tù cải-tạo, bịnh rất nặng phải vảo nhà thương để mổ. Trại cải tạo cho Tân về nhà để chữa trị. Anh em bạn bè ai cũng khổ, có đóng góp giúp Tân nhưng chẳng được bao nhiêu, nên có ý-kiến nhờ người bạn viết thơ yêu cầu tôi giúp Tân tài chánh để trang trải chi phí bịnh-viện; họ nghĩ tôi sống ở nước ngoài nên kinh-tế có thể khá hơn.
 
Gia-đình tôi vượt biển và được tàu Pháp vớt, cho tam trú tại Singapour ba tháng trước khi được Cao ủy tị-nạn làm thủ tục cho đi Pháp.
 
Tôi được định cư tại thành phố Dijon, cách xa Paris khoảng ba trăm cây số.Tôi và vợ tôi may mắn được nhận làm việc trong một cơ sở sản xuất sữa bò sau năm tháng đến Pháp.
 
Tuy rất mừng khi biết Tân được ra khỏi tù cải-tạo, nhưng tôi cũng buồn và lo lắng cho bịnh tình và hoàn cảnh thiếu thốn của Tân.
 
Biết tôi chuẩn bị lên Paris để gởi tiền cho Tân, vợ tôi đưa nửa tháng lương của nảng để góp vào số tiền tôi muốn gởi. Hai vợ chồng tôi mới đi làm nên đời sống chưa ổn định lắm, tuy nhiên có đóng góp của vợ làm tôi yên tâm vì số tiền gởi đi không đến nỗi ít quá, hy vọng Tân có thể giải quyết được tiền bịnh viện và thuốc men.
 
        
 
Lúc bấy giờ, người nào muốn gởi tiền về Việt nam đều phải lên Paris, vì đó là nơi duy nhất có một cơ-sở ngoại vi của tòa đại-sứ Việt-Cọng làm công việc nầy.Tôi lấy chuyến xe lửa khởi hành từ ga Dijon lúc 6h sáng thứ bảy để đến Paris 9 giờ, hy vọng chuyển tiền xong, trể nhất là 3 giờ chiều, sẽ lấy chuyến xe lửa trở về lúc 6 giờ.
 
Phía truớc cơ sở chuyển tiền Sicona đã có ít nhất là mười nguời đang sắp hàng chờ đến phiên mình.      
 
Người đàn bà ngồi làm giấy tờ nhận và chuyển tiền không còn trẻ, ước chừng trên bốn mươi tuổi. Hình như tôi đã gặp bà ta ở một nơi nào đó. Đến khi chỉ còn hai khách hàng nữa đến phiên tôi, tôi có dịp quan-sát bà kỹ hơn.Tôi nghĩ rằng tôi lầm, tôi không tin bà ta là Mỹ. Có lẽ người giống người thôi. Còn một người nữa trước tôi.Tôi hơi hồi hộp và quan sát bà kỹ hơn khi bà nguớc lên nói chuyện với người khách. Đỉnh vành tai trái của bà khuyết đi một phần thịt, như một vết cắt.Tôi lắng nghe giọng nói của bà, cái giọng Quảng-nam đặc sệt.Tôi biết tôi không lầm, chính là Mỹ, người tôi biết trước đây khi còn ở quê nhà.
 
 Có lẽ bà không lưu ý đến khách hàng nhiều nên bà không nhận ra tôi, tôi cũng cố tình kéo sụp vành mũ che trán để bà không nhìn rõ mặt. Thay vì viết tên người nhận tiền là Tân, tôi gởi qua tên của người bạn.
 
******************
 
Gia-dình tôi và gia-đình Tân cùng sống chung trong một khu phố. Nhà tôi ở đầu hẻm, nhà Tân ở cuối hẻm.
 
Tân lớn hơn tôi năm tuổi nên tôi gọi Tân bằng anh. Ba của Tân phục vụ trong quân đội,cấp bậc hạ-sĩ, làm việc tại đồn Quân-cảnh Đa-nẵng. Mẹ Tân bán nước mía ngoài chợ Hàn. Bà có tật bẩm-sinh, một chân cao, chân thấp nên Tân hàng ngày giúp mẹ ngoài chợ. Nhiệm vụ của Tân là đi ra bến đò sông Hàn mua mía cây của dân buôn từ quê chở ra bán, rồi vác mía đem về cho mẹ.
 
Liên tiếp mấy năm thi bằng trung-học đệ nhất cấp không có kết quả,Tân nản nên không muốn tiếp tục thi nữa. Năm học đệ-tứ, tôi rũ Tân cùng nộp đơn thi lấy bằng với tôi.Tân đồng ý.Tân lấy bài học của tôi để ôn bài lại.
 
Ba mẹ Tân chỉ có anh là con duy nhất. Tôi là con trai thứ hai trong gia-đình có ba chị em gái. Tân hiền lành, chất phát nên ba mẹ tôi rất thương.Tôi cũng vậy, rất thương mến anh.Thỉnh thoảng tôi nghe anh hỏi mẹ tôi mỗi khi anh đi ngang qua trước nhà:”Cô ơi, thằng Ti có nhà không cô, hắn đi mô mà hai bửa ni con không thấy? Cái giọng nói đầy âm Quảng-nam mang âm sắc thân ái và lo lắng của anh làm tôi suốt đời không quên được. Tôi nghe tiếng mẹ tôi trả lời: “Em nó đang ở trong nhà, năm nay thi, bài vỡ nhiều, đi học về là ở miết trong phòng để "gạo"bài.” “- Rứa mà con lo nó bịnh.” Anh trả lời mẹ tôi.
 
Tôi nhớ mỗi khi ba tôi đi đâu về khuya thường hỏi mẹ tôi: “Mấy đứa nhỏ ngày ni có chi lạ không mình? Hôm ni đi sớm quá, chưa nhìn thấy mặt đứa mô hết.” Giọng hỏi của ba tôi cũng như giọng hỏi của anh, đầy ắp thương yêu!
 
Đôi khi tôi nghe hai đứa em gái tôi nhỏ to với mẹ: “Mẹ ơi! Anh Ti nhà mình được anh Tân con bà bán nước mía thương quá hả mẹ, anh ấy cho anh Ti nhà mình uống nước mía thả cửa, anh Tân chẳng bao giờ cho hai chị em con một chút nào hết. Nghe câu nói phân bì của hai đứa em, tôi mỉm cười hãnh diện. Anh quan tâm đến tôi rất nhiều, anh nhắc tôi mỗi ngày nên dành ít thời gian rỗi rảnh để tập thể dục, cuối tuần nên đi tắm biển, buổi tối nên ngủ sớm để có sức khỏe..,
 
Tôi đã có lần nghe mẹ tôi hỏi: “Sao anh thương thằng Ti quá vậy?”
 
Anh cười hiền lành: “Trong nhà con không có anh em chi hết, con chỉ có một mình nên thương Ti như em vậy.” Mẹ tôi tiếp lời:” Vậy anh đem nó về bên anh nuôi đi.Tôi cho không anh đó! Rồi cả hai nguời cùng cười.
 
 Kỳ thi trung-học phổ thông, tôi và anh đều có kết quả tốt. Anh tình nguyện vào quân-đội học khóa hạ-sĩ quan Đồng-đế. Mọi người đều khuyên anh nên thi vào trường sư-phạm để dạy học, hay học thêm một nghành nghề gì đó để được làm việc văn phòng..thời buổi chiến tranh, ai cũng muốn tìm chỗ bình yên mà anh lại tìm vào chỗ chết. Anh đang có quyền miễn dịch, khỏi vào quân đội vì anh là con trai duy nhất trong gia đình, có cha đang phục vụ trong quân-đội và mẹ khuyết tật. Anh chỉ trả lời một câu duy nhất: “Tôi thích làm lính hơn làm các công việc khác.”
 
Không may cho anh, một tháng sau khi anh nộp đơn tình nguyện đi lính, cha mẹ anh chết vì bị nước lụt cuốn trôi trong một ngày về quê thăm bà con. Việc tìm xác và chôn cất cha mẹ anh làm trễ ngày trình diện vào lính. Anh thường tâm sự với tôi: “Từ ngày cha mẹ anh chết, anh cô đơn và hụt hẫng trong cuộc sống, bà con họ hàng gần gũi không có ai. Anh muốn đi đâu thật xa để quên đi đau buồn. Nghe anh nói, tôi cảm thấy buồn vô hạn, vừa thương anh vừa sợ mất anh.Tôi chỉ biết im lặng.
 
Nhờ quen biết, ba tôi tìm cho anh một chân thư ký cho một hãng làm nước tương. Anh làm việc cho hãng nước tương được hai năm thì cưới vợ. Ba mẹ tôi đại diện làm chủ hôn cho anh. Anh cưới cô Mỹ. Mỹ là cháu của một bà bán gạo, các thứ đậu và cá khô trong chợ, sạp kế cận xe bán nước mía của mẹ anh trước đây.Tôi không biết anh quen biết cô Mỹ lúc nào. Truớc ngày cưới tôi cũng chưa một lần thấy anh đi chung với cô Mỹ,và cũng chưa một lần anh kể cho tôi nghe về sự quen biết giữa hai người. Đến khi anh nhờ ba mẹ tôi làm chủ hôn cho anh, anh mới kể sơ lai lịch của cô nầy.
 
Cô Mỹ có cha mẹ sinh sống bên Thái-Lan nhưng cô được cha mẹ gởi về Việt-nam để đi học.Cô học không khá mấy nên ở nhà giúp bà dì buôn bán trong chợ.Trong tương lai, cô chưa biết cha mẹ cô sẽ về Việt-nam sống hay cô phải trở qua Thái-Lan với cha mẹ. Nghe anh sắp cưới vợ, tôi buồn quá. Dường như có một chút ghen ghen trong lòng. Cảm thấy như anh không còn dành trọn vẹn cái tình cảm của anh trước đây cho tôi. Và từ đó,tôi tránh gặp anh thường xuyên, lòng tôi như mất mác cái gì đó. Có lẽ anh biết tôi buồn chuyện anh sắp cưới vợ, nên mỗi khi gặp nhau, anh hay vỗ vai tôi và nói: “Ti là em trai của anh, lúc nào em cũng
 
là em của anh, nhưng anh phải cưới vợ chứ, gần ba mươi tuổi đời rồi! Em hãy giữ lòng tin của em nơi anh. Sống thui thủi một mình buồn lắm em ơi! Nếu ông bà già anh còn sống, anh chưa cưới vợ đâu.
 
Ngày cưới của anh, tôi làm phụ rễ.Thấy anh sung sướng, tươi cười   có vẻ hạnh-phúc tôi rất vui. Nỗi buồn của tôi cũng tan đi từ ngày cưới hôm đó.
 
 ************
 
Đổ tú tài phần hai xong, tôi thi đậu vào Đại-học sư phạm Huế.Tôi nhập học được hai tháng thì mấy em gái tôi báo cho biết Tân treo bảng cho thuê nhà, và chuẩn bị theo vợ đi Thái-lan. Vì mới nhập học nên tôi không về Đà-nẵng để tiễn vọ chồng anh đi Thái-Lan. Trong một thư anh gởi cho tôi, anh viết: “Ti ơi,nhưcó lần anh nói với em sau cái chết của ba mẹ, anh muốn đi một nơi nào thật xa để quên đi nỗi buồn, nay vợ anh đề nghị cùng đi Thái-Lan để tìm cách làm ăn cùng gia-đình bên vợ và đồng thời để biết gia-đình bên vợ,anh đồng ý ngay,vì đây là dịp thực hiện ý định của anh mà Ti đã biết.
 
Sáu tháng sau, tôi đang về nhà nghỉ hè, chuẩn bị đi ngủ thì  nghe tiếng mẹ tôi gọi: “Ti ơi,Ti ơi, anh Tân về này, còn đang ở ngoài sân.
 
Tôi  nhãy vội ra khỏi giường, nhưng lòng vẫn nghi là mình nghe lộn. Cả gia-đình tôi đều vui mừng, những người nhà bên cạnh cũng chạy qua nhà tôi chào Tân. Tôi đứng yên nghe anh trả lời những
 
câu hỏi của mọi người: “Kỳ này về, chừng nào qua lại Thái-Lan?” Tôi nghe anh nói về luôn, vì anh không hợp với cuộc sống bên đó.Vợ anh sẽ về sau. Sự thật vợ anh sẽ không bao giờ trở lại Việt-Nam. Anh đã tâm sự với tôi sau nầy như thế.
 
Chưa lấy lại được nhà cũ đã cho thuê vì còn trong hạn giao-kèo, ba mẹ tôi dành cho anh ở một phòng trên căn gác lững được dùng chứa những vật dùng không cần thiết lắm. Ba tôi tim được cho anh chân thư ký cho một phòng khám của một bác-sĩ vốn là bạn học cũ của ông. Một buổi tối cuối tuần tôi rũ anh đi xem chiếu bóng, phim "Chúng tôi muốn sống". Trên đường trở về, sau khi xem phim, anh vỗ vai tôi: “Ti thấy tụi Cọng-sán nó ác không?Tôi chưa kịp trả lời anh nói tiếp:” Ti chưa biết đâu, gia đình ông nội anh gồm bốn người bị chúng giết thả trôi sông, mất xác, chúng buộc tội họ hoạt động cho Việt-nam Quốc dân Đảng. Bà chị của anh, lúc đó còn nhỏ ở với ông bà-nội cũng bị chúng bắt đi, mục đích điều tra tìm ba anh. May là ngày hôm trước vụ thảm sát nầy, ba mẹ anh đưa anh về bên ngoại chơi nên thoái nạn. Sau nầy dân địa phương kể lại,chị anh có khai là ba mẹ anh về bên quê ngoại, nhưng chúng không tin, chúng bắn chị chết rồi đem xác thả sông.” Kể đến đây, tôi nghe giọng anh nghẹn lại. Anh đang khóc, tôi nhìn anh mà lòng cũng đau đớn cùng anh. Anh nói: “Anh thù bọn cộng sản nầy lắm, ông bà nội và hai người chú của anh bất đồng quan điểm chính trị với chúng bị chúng giết đã đành nhưng chị của anh, còn bé dại có biết gì đâu mà chúng cũng không tha!”.
 
Hôm đó anh nói chuyện với tôi rất nhiều. Về đến nhà, đêm đã khuya, anh và tôi ngồi nơi bực tam cấp trước hiên nhà, anh quàng vai tôi, nói tiếp:
 
“Em có biết tại sao vợ anh, chị Mỹ không cùng về với anh không? Anh rất đau lòng phải xa vợ anh, và có lẽ vĩnh viễn anh và chị không còn có cơ hội gặp nhau nữa. Khi vợ chồng anh đến Thái-Lan một thời gian ngắn anh khám phá ra cha mẹ Mỹ là cán bộ Cộng sản hoạt động kinh tài cho miền Bắc Việt-nam. Sau hiệp-định đình chiến năm 1954, cha mẹ Mỹ được đưa qua hoạt động miền Đông-Bắc Thái làm chủ một cơ xưởng sửa xe du lịch và vận tải. Anh rất hụt-hẩng khi biết được việc nầy. Đến khi cha mẹ Mỹ đề nghị anh thay thế người con trai trưởng phụ làm quản-lý cơ xươngđể người nầy trở về Bắc học tập chính trị, anh từ chối. Anh hỏi em làm sao anh có thể chấp nhận được yêu cầu của cha mẹ vợ? Cả gia đinh bên nội anh và chị anh đều bị bọn chúng giết, còn ba của anh là lính Quân-đội Quốc-gia...nếu anh chấp nhận làm việc, anh nghĩ cũng chỉ tạm thời, một mai chúng điều tra lý lịch  liên hệ gia-đình của anh thì chắc chắn chúng sẽ đuổi anh ngay. Anh bàn với Mỹ, trở về Việt-nam. Mỹ không chịu và còn tiết lộ cho anh biết:sau khi ngưới anh về Bắc học chính trị sáu tháng, sẽ qua lại Thái chuẩn bị mở thêm một cơ xưởng mới tại Lào. Mỹ sẽ qua Lào làm quản lý cơ sở mới. Cha mẹ Mỹ sẽ đưa Mỹ đi Bangkok gặp nhân viên sứ quán Bắc Việt tuyên thệ gia nhập đảng Cộng sán đồng thời nhận chỉ đạo về công-tác bên Lào. Không thuyết phục được Mỹ trở về nước, anh đã lặng lẽ mua vé máy bay trở về, chỉ để lại cho Mỹ vài dòng:
 
‘Anh phải trở lại Miền-Nam vì anh không thể nào hợp tác với Việt-cộng. Em đã không muốn cùng anh trở lại Miền-nam sống cho đến hết cuộc đời thì chúng ta chia tay. Mỗi chúng  ta có con đường đã chọn, anh không thể đánh mất ý-tưởng Quốc-gia của anh. Anh đau lòng, nhưng không có lựa chọn khác, mặc dầu anh vẫn yêu em. Vĩnh-biệt em’”.
 
Kể đến đây anh yên lặng khá lâu, tôi như nghe được tiếng đập buồn bã của tim anh. Tôi quàng tay qua lưng anh, chia sẽ nổi buồn vô tận của anh.
 
                                                                                              
 
************
 
Vài tháng sau, anh báo tin đang học khóa hạ-sĩ quan. Rối anh báo tiếp, anh đã ra trường phục-vụ trong binh-chủng nhảy dù. Từ đó tôi và anh không còn gặp nhau nữa. Anh theo đơn vị đi khắp bốn vùng chiến thuật. Còn tôi ra trường đi dạy ở Lâm-đồng.
 
Ngày tôi lập gia-đình anh không về được, anh báo cho tôi biết, anh được đơn-vị gởi đi học khóa sĩ quan trường bộ-binh Thủ-Đức nhờ những thành tích chiến đấu ngoài chiến trường.
 
Khi tôi có đứa con gái đầu tiên, anh gởi lời chúc mừng đồng thời báo tin anh vừa được thăng cấp thiếu-úy tại mặt trận.Tháng 04 năm 1975, khi cộng sản Bắc-việt chiếm đoạt toàn lãnh thổ miền Nam anh bị Tù cải-tạo, tôi và gia đình vượt biển tìm tự-do.
 
*************
 
 Lần thứ hai tôi lên Paris để chuyển thêm tiền cho Tân, anh đã có thư cho tôi biết bịnh tình anh đã ổn định. Anh không nhờ gởi thêm tiền nhưng tôi biết đời sống của một người tù cải-tạo được thả về trong chế-độ hiện tại rất ngặt nghèo, không có phương kế sống. Anh không có gia-đình thân thích giúp đỡ trong những ngày ra tù đầu tiên. Nghe anh nói anh sống tạm trong gia-đình những người bạn trong quân ngũ ngày trước, tuy họ cũng thiếu thốn như anh, nhưng họ còn có cái nhà để trú mưa nắng. Tôi gởi thêm tiển cho anh. Tiền nầy tôi tặng anh với ước muốn giủp anh có vốn buôn bán thuốc tây ngoài chọ trời. Những lần tôi gởi thuốc tây cho anh, anh kể lại anh đem bán ngoải chợ trời những thuốc không cần dùng. Anh có ý tiếc rẳng anh không có vốn để mua thêm thuốc rồi bán lại.
 
 
 
Mỹ vẫn làm việc tại cơ sở chuyển tiền và đang ngồi thâu nhận tiền của khách gởi. Còn năm người khách nữa mới đến phiên tôi.Tôi lại quan-sát kỹ Mỹ lần nữa, lo rằng chỉ là người giống người, nhưng khọng, cái vành tai bị sứt thì ít khi có sự trùng hợp được. Khi đến phiên tôi làm thủ tục gởi tiền, vì bị phân tâm, tôi lấy mũ để qua một bên, trên cái kệ trước bàn chuyển tiền. Nhìn vào căn-cước của tôi, Mỹ lại nhìn mặt tôi. tôi vội lấy mũ đội lại và kéo sụp vành mũ xuống. Một lần nữa Mỹ lại nhìn tôi, cặp mắt Mỹ sáng lên, vẻ ngạc nhiên, hỏi tôi; “Chú Ti phải không ?Tôi chưa trả lời câu hỏi. Mỹ lại nhìn căn-cước của tôi đọc lớn :Lê-ngọc-Đoàn..Lê-ngọc-Đoàn...
 
 Mỹ lại hỏi: “Chú Ti phải không ? Đoàn là tên trên giấy tờ,Ti là tên gọi trong gia-đình”
 
Biết không thể dấu được với sự nhận diện nầy, tôi gật đầu xác nhận.
 
Mỹ hỏi tiếp giọng vừa xúc đông,vừa vui mừng:
 
“ Ti, Ti nhớ chị không ? Chị là Mỹ, vợ anh Tân của Ti đây ! Ti có tin tức gì của anh Tân không? Tôi trả lời gượng gạo: “Em đâu biết chị làm việc ở đây, em không nhận ra chị. Em không có  tin tức anhTân từ sau biến cố năm 1975. Một thoáng buồn hiện trên mặt Mỹ. Mỹ thở dài...Mỹ hỏi tôi giọng như năn nỉ : “ Hiện nay Ti đang ở đâu? Gần đây không? Có thể chị gặp Ti trưa nay cùng ăn trưa và nói chuyện được không? Gặp Ti, chị mừng lắm, lâu lắm chị em mới gặp lại nhau”.
 
Biết không thể từ chối được, tôi đồng ý, nhưng cũng nói cho Mỹ biết: “ Em ở tận Dijon, em phải trở về chuyến tàu lúc 15 giờ.
 
Còn hơn một giờ nữa mới đến lúc hẹn ăn trưa.Tôi lang thang trên hè phố, suy nghĩ không biết có nên kể hết sự thật về anh Tân cho Mỹ biết không ? Không biết anh Tân có đồng ý khi chưa có ý-kiến
 
của anh ?Anh Tân chống cộng sản còn chị Mỹ làm việc cho cộng sản, quan điểm về tư tưởng đối chọi nhau, vấn đề nầy chỉ có người trong cuộc mới tự giải quyết.Tôi cần biết chuyện của chị Mỹ trong thời gian sau khi không còn sống với anh Tân.
 
Trưa hôm đó, tôi không tiết lộ một tin tức nào của anh Tân cho chị Mỹ biết. Chị kể cho tôi nghe chuyện của chị từ sau ngày hai người chia tay nhau:
 
...Chị được cha mẹ đưa về Hà-nội học chính-trị rồi qua Lào phụ giúp người anh thứ ba quản lý hãng sửa chứa xe. Trên nguyên tắc chị làm quản lý, nhưng khi anh Tân về xứ, chị mới biết chị có triệu chứng mang thai. Cha mẹ chị không muốn chị giữ bào thai vì sợ ảnh hưởng về chính trị cho công việc của chị sau nầy. Chị không chịu, vì vậy sau khi học khóa chính-tri xong chị bị kiểm điểm, bị phê-bình đang lưu giữ tàng tích của Ngụy quyền Sài-gòn, nên họ tạm thời cho chị làm phụ tá hãng sửa chứa xe thay vì làm quản-lý theo dự tính của phân bộ đảng. Chị sinh được một bé trai và làm việc tại Lào được ba năm, hãng xe bị thua lỗ vì dân Lào không hợp tác; người Lào lúc đó thân chính quyền VNCH. Biết hãng sửa chứa xe là cơ sở kinh tài của Cộng sản Bắc-Việt nên họ tẩy chay, hãng phảiđóng cửa, chị đem con trở lại Thái-Lan.Chị được chi đáng-bộ cọng-sản tại Thái điều đến làm việc cho một nhà hàng ở Chiengmai, nhà hàng nầy cũng là cơ-sở kinh-tài cho lãnh-sự quán Bắc-Việt. Làm việc ở nhà  hàng được vài năm, đến năm 1975,Việt-nam thống nhất. Lãnh-sự quán Cộng sản bên Pháp thay đổi nhân-sự, thiếu nhân-viên làm việc, chị lại được điều qua Paris, được chỉ định phụ giúp điều hành cơ sở chuyển tiền về Việt-nam như hiện nay chị đang làm. Con trai của chị đang là y-tá trưởng một bệnh viện vùng ngoại-ô Paris. Con trai chị lấy vợ vài tháng trước đây, vợ là một người Pháp.”
 
 Tôi hỏi chị: “Chị có lập gia đình sau khi chị và anh Tân chia tay?”
 
 Chị thở dài, lắc đầu:” Tưởng  là bất đồng tu-tưởng lúc đầu, tạm thời chia tay, rồi tìm cách đoàn tụ, nhưng anh Tân quả quyết quá nên bao nhiêu thư chị viết cho anh ấy đều không được anh ấy trả lời. Vì tin-tức của anh Tân nên chị đành phải tuân theo mọi sự sắp xếp của gia-đình chị. Chị là đàn bà con gái đang mang thai,không có chồng bên cạnh trong khi ở xứ lạ quê người, theo em,em có cách nào lựa chọnkhác không?Trong cuộc sống đưa đẩy,chị cũng gặp nhiều người thương chị, muốn tiến đến hôn nhân nhưng chị từ chối. Lòng chị chỉ có hình ảnh của anh Tân, tình yêu của chị chỉ dành cho anh Tân. Khôngcó tin tức cua anh ấy, nhưng chị cầu mong anh ấy vẫn còn hiện-hữu một nơi nào đó và an bình bên vợ con của anh ấy. Anh ấy là người chân thật, tình cảm, biết yêu thương mọi người. Đức tính ấy chắc sẽ được xã hội và cuộc đời đền đáp.Tôi nghe giọng chị lắng xuống như nghẹn lại, hai mắt chị đầy nước.
 
Khi chia tay, tôi hứa sẽ có dịp thăm chị tại nơi làm việc khi có dịp trở lại Paris
 
**********
 
Những dịp sau nầy tôi lên Paris chơi cuối tuần hay chuyển tiền giúp anh Tân, tôi đều tiếp xúc chuyện trò thân mật với chị Mỹ. Chị một lòng vẫn yêu anh Tân. Một lần chị mời đến nhà chị, phòng khách chị vẫn còn trang -hoàng vài tấm ảnh ngày đám cưới của chị và anh Tân.Tôi có gặp Vũ, con của hai người. Vũ cao lớn như anh Tân, có nụ cười rất giống anh. Vũ nói với tôi:”’Mẹ luôn luôn tìm hỏi thăm tin tức của ba, nhưng không có chút ánh sáng nào cả. Mẹ có về Việt-nam vài lần với mục đích tìm ba, nhưng cũng vô vọng. Nghe Vũ nói, lòng tôi trào dâng nghẹn ngào trong im lặng.Tôi lại nghĩ đến anh Tân, không biết tôi có nên kể lại chuyện nầy cho anh biết không?Tôi cảm thấy tôi quá tàn nhẫn khi giừ mãi sự im-lặng đối với cả hai bên.Tôi suy nghĩ rất nhiều,và tôi đă quyết định.
 
Mãi cho đến khi anh Tân qua Mỹ theo chương trình HO, tôi có qua Mỹ thăm anh. Anh đã già đi nhiều, có lẽ những năm tháng ở tù cải-tạo đã làm thay đổi thân xác anh, nhưng sự chân thật của tâm hồn anh vẫn còn nguyên sơ. Anh ôm tôi, tôi yên lặng đón nhận sự thân ái của anh từ xưa kia trở về. Hai anh em cùng nghẹn ngào, hai anh em cùng xúc động.Tôi lưu lại Mỹ với anh một tuần rồi trở về Pháp.
 
Anh và tôi không thể bỏ công việc đang làm.
 
Một ngày, trước khi lên máy bay, đang ăn cơm tối với anh, tôi chợt hỏi: “Anh Tân, từ ngày anh và chị Mỹ xa nhau đến nay anh có tin tức gì của chị ấy không?” Anh lắc đầu thở dài:
 
 - Thôi đi Ti, chuyện đã qua rồi nhắc lại làm chi nữa. Chắc bây giờ chị ấy cũng chồng con rồi dầu có gặp lại nhau cũng chẳng ích gì.
 
Anh lại thở dài.Tôi hỏi tiếp:”Lúc anh xa chị ấy, chị ấy đã có thai với anh chưa ? Anh lại lắc đầu và thở dài: “Anh không biết và cũng không nghe chị ấy nói.”
 
Tôi lại hỏi: “Chẳng hạn như lúc đó anh biết chị ấy có thai với anh, thì anh giải quyết làm sao, đi về hay ở lại?”
 
Anh đứng lên đưa tay đập vai tôi:”Câu hỏi của Ti cũng khó trả lời, nhưng anh nghĩ lúc đó cũng có cách giải  quyết. Biết anh không trả lời thẳng câu hỏi, sợ làm mất vui trước ngày chia tay nên tôi bắt qua chuyện khác; “Anh không lấy vợ nữa sao?Tìm một người nào đó chung sống với nhau,để nâng đỡ nhau những lúc khó khăn trong cuộc sống. Anh cười lớn tiếng:
 
- Anh già rồi, đâu có bà nào để mắt tới đâu mà có vợ, gần sáu mươi rồi...thôi đành sống cô độc cho yên thân”.
 
Anh lại thở dài,hớp một phần  ly rượu, ngồi yên đưa mắt nhìn trần nhà. Nhìn nét mặt đăm chiêu của anh, nghe những hơi thở dài của anh từ khi bắt đầu câu chuyện, tôi nghe được lòng anh, thấy được chị Mỹ vẫn còn ẩn náu một chỗ khuất nào đó trong anh.Tối hôm đó hai anh em tâm tình với nhau đến khuya, tôi ngủ lúc nào không hay. Buổi sáng hôm sau, tỉnh dậy, chai rượu còn lại hai phần ba của đêm hôm trước trống rỗng nằm lăn trên bàn.
 
                                                                                              
 *******
 
Khi rời nước Mỹ, tôi không quên mời anh Tân qua Pháp chơi với gia đình tôi nhân dịp lễ phục-sinh năm kế tiếp, anh nhận lời.
 
Tôi cũng mời chị Mỹ và vợ chồng cháu Vũ xuống nhà tôi chơi vào cuối tuần của lễ phục sinh năm đó. Anh Tân đã đến với gia-đình tôi được vài hôm thì đến ngày chị Mỹ và vợ chồng cháu Vũ đến.
 
Chiều hôm đó, tôi nói với anh Tân: Em bận đưa mấy con và vợ đi lễ nhà thờ.Em có mời gia đình một người bạn từ Paris xuống chơi, nếu anh ở nhà, người ta đến em chưa về kịp, nhờ anh đón tiếp họ dùm em.”
 
Tôi lại điện thoại cho chị Mỹ: “Nếu chị và vợ chồng cháu Vũ đến mà
 
em không về kịp vì cả gia-đình em bận đi lễ nhà thờ, chị cứ bấm chuông, có người nhà em đón.”
 
Buổi chiều giữa tháng tư, đã là mùa xuân, nhưng vẫn còn tuyết rơi muộn, nên trời vẫn vắng bóng mặt trời.
 
Vợ con tôi còn đang ở trong nhà thờ, tôi lái xe chạy ngang trước nhà, nhìn thấy chiếc xe của chị Mỹ đã đậu ở đó từ lúc nào rồi, ánh điện trong phòng khách cũng đã được thắp sáng.
 
Tôi lái xe trở lại nhà thờ, tự dưng thở một hơi mạnh và dài, tuởng tuợng ra cảnh vợ chồng, cha con ngỡ ngàng nhìn nhau, gặp nhau, rồi tôi tự hỏi chuyện làm nầy của mình có đúng không?
 
Tôi chợt nhận ra mình đang mỉm cười.
Nguyễn-đại-Thuật
 
                        
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.309 giây.