logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/03/2018 lúc 10:49:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
April’s Fools. Cá tháng Tư. Năm nay không biết fake news nào khiến thế giới giật mình? Điều chắc chắn: Sẽ có những chuyện bất ngờ như câu chuyện Đồng Bạc Bất Hạnh hẳn nhiều bạn còn nhớ đã đọc đâu đó trong quá khứ.
Chuyện kể vắn tắt như sau: Một ông chủ cho vay nặng lãi có văn phòng ngoài thị trấn. Mỗi sáng ông đi làm chiều về nhà. Một ngày bình thường (như bao ngày bình thường khác) một con nợ đến đóng lãi bị ông thúc trả dứt khoản nợ cho sớm nhưng con nợ nhăn nhó than vãn không có tiền. Kỳ thực hôm đó con nợ có tiền nhưng bác ta đánh rớt đồng tiền đó khi nói chuyện với gã chủ nợ. Thừa lúc con nợ không chú ý, gã chủ nợ giẫm chân lên đồng tiền. Khi con nợ hối hả đi, gã nhặt đồng bạc lên, cười khẩy: Thế mà bảo không có tiền, lũ mạt rệp này chẳng ai tin cậy được. Lát sau con nợ mặt tái mét trở lại hỏi gã mình có đánh rớt một đồng bạc ở đó. Gã chủ nợ quát: Độc nói điêu, ban nãy bác thề sống thề chết không có tiền, giờ lại bảo đánh rơi một đồng bạc ở đây, ai tin. Rồi gã xua đuổi con nợ thay vì hỏi cặn kẽ lai lịch của đồng bạc bị đánh rơi.
Chiều đến, một cơn bão tuyết lớn thổi qua. Giao thông tắc nghẽn, gã chủ nợ phải ngủ lại thị trấn, ở nhà chỉ có người vợ và cậu con trai nhỏ bị sốt hồi sáng lúc gã đi làm. Đúng là định mệnh, ba ngày liền bão to. Khi bão ngớt gã vội về nhà vì nóng ruột. Từ xa gã thấy nhà mình xôn xao đông người. Bước vội đến cửa gã thấy vợ bưng mặt khóc: Con chúng ta đã chết. Hôm mình vắng nhà, con lên cơn sốt cao nên tôi lấy đồng bạc duy nhất giấu kỹ đưa bác hàng xóm mua thuốc cho con lúc bác ra thị trấn đóng tiền lãi cho mình. Nhưng bác ấy đãng trí đánh rơi đồng bạc, về nhà tay không. Con trở ốm nặng hơn, bão to không ai ra thị trấn được, không có thuốc nên con đã chết đêm qua. Bác con nợ hàng xóm khấu đầu lia lịa, khóc lóc: Xin ông chủ tha thứ, món nợ tiền bạc tôi còn trả được, nhưng món nợ con ông chủ chết do tôi hậu đậu gây ra vĩnh viễn không thể nào trả được. Không nói gì, gã chủ nợ gạt mọi người, nhào đến chiếc giường nơi xác con trai đã lạnh ngắt nằm bất động. Gã gào lên: Con ơi. Chính bố đã giết chết con, giết bằng một đồng bạc khốn nạn!
Vâng. Một câu chuyện thật trớ trêu, đáng buồn, oái ăm, rất đáng suy gẫm.
Không bàn ai là kẻ có lỗi trong câu chuyện. Gã chủ nợ, nếu là gã, liệu chúng ta sẽ làm khác đi. Hay chúng ta sẽ hành xử giống gã. Bởi, làm sao ai biết được chữ ngờ. Nếu biết bác con nợ trên đường mua thuốc cho con trai, không những gã không đạp chân lên đồng bạc mà còn móc hầu bao đưa thêm, bảo: Nhanh lên, phiền bác chịu khó mua thuốc thật tốt cho con trai ta…
Còn bác con nợ, bác nghèo, lẩn thẩn, chậm chạp; bác chỉ là một nhân vật đáng thương trong câu chuyện. Còn người vợ, chị thật thà hiền lành, trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy chị đâu thể làm gì khác hơn. Có trách là trách cơn bão to. Hay trách sự tham lam cố hữu của con người? Hay mỗi bi kịch bản thân chúng luôn thế, luôn trái khuấy, luôn trớ trêu, xô con người vào ngõ cụt không lối thoát, bắt họ ân hận, đau khổ ray rứt đến phút cuối cuộc đời…
Nếu tiếp tục đổ lỗi những căn bệnh hiểm nghèo, những nghịch cảnh oan khiên, những điều xúi quẩy… cho số phận, kiểu “trời kêu ai nấy dạ”; vậy, người may mắn thành đạt, ai dám bảo “cái búng tay của thần tài” không có tác động ảnh hưởng ? (Nên chăng) chuyện Thánh đãi, chuyện Trời cho, chuyện ân oán trầm luân, kiếp trước, kiếp sau (nói tâm linh một chút) cần đem ra giải thích các trường hợp tốt số, đẹp vận và các trường hợp hẩm hiu, bất hạnh?
Rượu bia bán đầy chợ nhưng đâu phải ai cũng trở nên nghiện ngập bê tha. Bài bạc đầy cả tại sao nhiều người không rơi vào cảnh bác thằng bần. Cũng là đàn ông (bệnh tham lam hảo ngọt) đâu phải anh nào cũng rơi vào cảnh gái mú tan nhà nát cửa. Thức ăn cũng vậy, ê hề nhưng xã hội kẻ béo người gầy. Cùng sống chung trong một xã hội như nhau, có người đầu óc thảnh thơi, lạc quan, nước đến chân mới nhảy; có người thì cả lo, nghèo cũng lo, giàu cũng lo… Tại sao?
Cuối cùng người ta quy cho số phận. Trời có cho mới được. Chẳng phải ta nghèo vì sức hèn, vì tài mọn. Cũng chẳng phải thiên hạ giàu vì giỏi, vì thông minh hoạt bát. Nói khác đi, nếu chịu khó tìm hiểu quan sát, bạn sẽ thấy thiên hạ tài giỏi hơn mình, hay hơn mình, dũng khí hơn mình, can đảm hơn mình. Tiếc là mãi tới lúc “kinh qua” nhiều va vấp chúng ta mới thấm thía được bài học kinh điển đó.
Không ít người giật mình sau một thời gian xa quê về thăm nhà. Họ nhớ người nghèo hồi đó (tưởng giờ lụn bại luôn rồi) cuối cùng xây nhà to, mua xe đẹp, trong nhà rổn rảng tiếng cười nói vui nhộn. Còn người hồi đó tưởng giàu nứt đố đổ vách (nay sẽ càng giàu hơn) nhưng không phải vậy. Ai giàu ba họ? Ai khó ba đời? Lên voi xuống chó. Lẽ đời nó vậy…
Nước Mỹ gần đây (sau vụ nổ súng tại Trường học ở Parkland, Florida) đề tài “khống chế súng” được nói đến rất nhiều. Bên thì đổ tội cho súng. Bên thì bảo đầu óc “có vấn đề” mới là nguyên nhân quốc nạn súng ống. Có người đổ tội cho luật kiểm soát súng ống lỏng lẻo. Có người đổ lỗi cho NRA. Có người nhún vai: Súng đạn ở Mỹ tới nước này, Trời cứu!
Tiếp tục kéo căng ra, chẳng phải phổi bò hay ba phải, lập trường của chúng ta dễ chao đảo khi ngồi nghe tài hùng biện (của hai phe) phân tích. Thành ra chuyện con gà, quả trứng; đêm có trước ngày hay ngày có trước, ly nước đầy một nửa hay vơi một nửa… (cứ thế), nếu khỏe lý sự, ai khỏe phổi hơn sẽ… thắng (vì dai sức)!
Hay là tạm thời cứ quy cho nạn súng đạn của Mỹ hiện nay do “đầu óc bất thường” là đúng đi, như thế cho nhẹ óc. Nhưng lấn cấn lắm.
Nên chăng nan đề súng đạn ở Mỹ cần được quan sát kỹ từ mọi góc độ, thay vì cứ đổ lỗi cái nọ, cái kia? Lấy nạn béo phì làm ví dụ; đổ thừa cho người béo kỷ luật bản thân kém, hay đổ lỗi cho thức ăn có quá nhiều calories, soda, kẹo bánh, rồi đổ thừa lười vận động, đổ thừa stress, đổ thừa TV, đổ thừa giáo dục thiếu hiệu quả, đổ thừa cho người lớn, đổ thừa cho trẻ em, đổ thừa cho tại bị…
Thực ra nạn béo phì rộng và phức tạp lắm. Muốn ăn uống dinh dưỡng lành mạnh phải có tiền mua rau xanh, hoa quả, thịt cá tươi; nhưng đa phần dân nghèo chỉ mua đồ hộp cho rẻ, món nào cũng đầy chất bảo quản hóa học (ảnh hưởng đến phản ứng tiêu hóa thức ăn) khiến nguy cơ béo phì càng tăng cao. Rồi phải có thời gian nấu nướng nữa, mà người nghèo thì làm gì có thời gian, cày mửa mật, lương còm, về đến nhà là bã người, nấu nướng healthy gì nổi mà nấu… Còn người giàu béo phì thì sao? Đã bảo rồi, nếu cứ cù nhày lý sự, chuyện nào cũng ngôn bất tận cùng…
Trở lại chuyện “cái đầu” của công dân Mỹ “có vấn đề”, 40 triệu trên 18 tuổi mắc hội chứng lo lắng (anxiety) – chiếm 18% dân số. Trong số này chỉ 36% được điều trị. Người bị rối loạn căng thẳng chuyển sang rối loạn thần kinh tỷ lệ 6 lần cao hơn người thường. Đi tìm nguyên nhân của lo lắng và trầm cảm, các nhà nghiên cứu liệt kê bốn yếu tố quan trọng như (a) di truyền, (b) hoạt chất hóa học trong não khác nhau nơi mỗi người, (c) nhân cách bản thân, và (d) tác động của biến cố mang tính cột mốc trong cuộc sống.
Trạng thái lo lâu kéo dài chuyển sang trầm cảm. Rồi trầm cảm không được chữa trị dẫn đến bệnh chán sống. Cái chết (vì thế) không đáng sợ nữa. Rồi nghĩ đến cái chết, họ nghĩ đến chết một mình hoặc chết chung với ai đó. Hậu quả: Nhiều vụ tự tử và nhiều vụ bắn người xa lạ, bắn người vô tội, vô can đã xảy ra… Rõ rệt “bản tánh ác” không phải mấu chốt ở đây, đáng buồn thay nó là chuyện xác suất, là tình cờ ngẫu nhiên, “xui tận mạng” mới bị bắn…
Vận vào câu chuyện Đồng Bạc Bất Hạnh ở trên, vâng, tuyến nhân vật trong truyện không hề ác độc. Họ chỉ là nạn nhân (nhìn từ góc độ khác nhau). Số phận đã đối xử quá tay với họ. Một đứa trẻ chết oan. Mẹ em đau khổ vì mất con. Bác hàng xóm tự dằn vặt vì tưởng mình là người hậu đậu. Còn ông bố chủ nợ, tại sao đồng bạc bất hạnh ấy không rơi ở đâu mà rơi trong văn phòng của ông?
Có lẽ số phận thích chơi trò “cá tháng tư” với con người, thế mới có chuyện ê hề nghịch cảnh đau lòng xảy ra. Như cái chết của nam tài tử Hong Kong Trương Quốc Vinh ngày 01 tháng 04 năm 2003. Tiền tài danh vọng, đỉnh cao thành công, không thiếu thốn gì (nhìn từ bên ngoài) nhưng số phận đã bắt anh gánh chịu căn bệnh trầm cảm để rồi (quyết định cuối cùng khi giọt nước tràn ly) anh lấy cái chết của mình “cột chặt” vào ngày April’s Fools như nhắc nhở mọi người: Cuộc đời này, đứng trước số phận, tất cả đều là một trò đùa (đôi khi oái oăm bất ngờ) đến nỗi không tin được… y như chuyện đùa cá tháng tư vậy.
Nguyễn Thơ Sinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.056 giây.