logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/04/2018 lúc 09:26:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ảnh minh họa. AFP

Phòng chống chiến tranh mạng và tác chiến không gian mạng phải do Bộ Quốc phòng chủ trì, đó là nhấn mạnh của ông đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, tại Hội nghị Đại biểu thảo luận về Luật An ninh mạng diễn ra chiều 4/4 tại Hà Nội.
Ông tướng Đỗ Bá Tỵ đề nghị Bộ Công An và Bộ Quốc Phòng thống nhất để làm rõ vấn đề về tác chiến không gian mạng cũng như làm rõ trách nhiệm của từng lực lượng.
Ông này còn nhấn mạnh rằng, Bộ Quốc phòng có đầy đủ chiến lược về tác chiến, khi có tác chiến không gian mạng xảy ra thì tất cả thành phần trong tổ hợp chung phải do Bộ Quốc phòng chủ trì, chứ không phải chỉ có vấn đề liên quan đến quân sự thì Bộ Quốc phòng mới chủ trì, còn đối tượng khác do Bộ Công an đảm nhiệm.
Ông Đỗ Bá Tỵ Phó Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết nếu không làm rõ vấn đề thì khi chiến tranh xảy ra thì càng phức tạp và cuối cùng không ai chịu trách nhiệm.
Cũng tại buổi Hội nghị, thiếu tướng Nguyễn Hồng Ân, Phó Tư lệnh thuộc Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng cho biết Bộ Quốc phòng đã gửi văn bản đề cập đến nội dung này cho Ủy ban Quốc Phòng và An Ninh và trình lên Quốc hội.
Vào tháng 10 năm ngoái, một đại diện Bộ Quốc Phòng Việt Nam chính thức loan báo bộ này có Lực Lượng 47 gồm cả chục ngàn người chuyên trách công tác tác chiến không gian mạng.
Trong khi đó Bộ Công An Việt Nam cũng vừa đưa ra cảnh báo nguy cơ các tin tặc sẽ tấn công quy mô lớn nhằm vào các công trình quan trọng của Việt Nam.
Vấn đề này được Trung tướng Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng Cục An ninh mạng của Bộ Công an thông báo tại Hội thảo Triển lãm quốc gia về An ninh bảo mật 2018, diễn ra hôm 5/4.
Theo Trung tướng Nguyễn Phước Thuận, trong năm 2017 Việt Nam đã phải đối diện ba vấn đề mất an toàn, an ninh thông tin lớn mà trong đó điều đáng chú ý là việc hàng loạt các cuộc tấn công mạng diễn ra với quy mô lớn và cường độ cao nhắm vào các lĩnh vực trọng yếu và công trình quan trọng của Việt Nam.
Người đứng đầu cục an ninh mạng còn cho biết, các cuộc tấn công của tin tặc không còn diễn ra một cách tự phát, đơn lẻ mà nó đã trở thành những chiến dịch có hệ thống và có quy mô lớn.
Các chuyên gia tại buổi Hội thảo đều có chung đánh giá về thực trạng an toàn, an ninh thông tin tại Việt Nam diễn biến rất phức tạp và khó lường trong vài năm gần đây.
Theo RFA
phai  
#2 Đã gửi : 06/04/2018 lúc 06:17:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Có gì khác khi Lực lượng tác chiến không gian mạng về Bộ Quốc phòng?

UserPostedImage
Hội nghị Bàn giao Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng (Bộ Tư lệnh 86) về trực thuộc Bộ Quốc phòng ngày 30/3/2018 tại Hà Nội.
Courtesy mod.gov
Bình mới rượu cũ?

Việt Nam có động thái tập trung đầu mối trong biện pháp được gọi là ‘tác chiến không gian mạng’ về cho quân đội. Động thái này được giới quan tâm đánh giá ra sao?
Tại Hội nghị Đại biểu thảo luận về Luật An ninh mạng diễn ra vào ngày 4 tháng 4 tại Hà Nội, đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tuyên bố “Phòng chống chiến tranh mạng và tác chiến không gian mạng phải do Bộ Quốc phòng chủ trì”.
Giải thích về tuyên bố của mình, Ông Đỗ Bá Tỵ cho rằng, Bộ Quốc phòng có đầy đủ chiến lược về tác chiến, khi có chiến tranh không gian mạng xảy ra thì tất cả thành phần trong tổ hợp chung phải do Bộ Quốc phòng chủ trì, chứ không phải chỉ có vấn đề liên quan đến quân sự thì Bộ Quốc phòng mới chủ trì, còn đối tượng khác do Bộ Công an đảm nhiệm.
Sở dĩ có chồng chéo này là trước đây Việt Nam từng thành lập nhiều bộ phận an ninh mạng công khai lẫn bí mật. Cho đến cuối năm 2017, đầu năm 2018 chính phủ Việt Nam công khai thừa nhận những đơn vị như Cục An ninh Mạng thuộc Bộ Công an, Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng hay Lực Lượng 47 thuộc Bộ Quốc phòng thành lập với quân số tới 10.000 người.
Nhận định về việc Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng chính thức về trực thuộc Bộ Quốc phòng , nhà báo Võ Văn Tạo, một người am hiểu tình hình Việt Nam cho biết:
“Chưa thấy chi tiết nào cho thấy tập trung hết đầu mối về bên quân đội, lâu nay thì bên công an cũng làm từ trước rồi. Tôi cho rằng đây chẳng qua là tăng cường thêm cho phía quân đội thôi, chứ còn  công an người ta vẫn làm chức năng lâu nay của người ta.”
Ngoài việc đàn áp các tiếng nói đối lập trên mạng internet, các cơ quan an ninh mạng này cũng đã phá nhiều vụ án lớn như vụ phát hiện đường dây đánh bạc trên internet với quy mô lên tới hàng ngàn tỷ đồng do hai ông Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương cầm đầu. Vụ án này khiến ông Phan Văn Vĩnh, nguyên Trung tướng Tổng cục trưởng Cảnh sát thuộc Bộ Công an bị khởi tố và bắt tạm giam về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Thiếu tướng Cục trưởng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao C50 cũng bị bắt và khởi tố về tội tổ chức đánh bạc.
Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam cũng thừa nhận gặp nhiều khó khăn trong việc đối phó tội phạm mạng. Theo Bộ Công an Việt Nam, chỉ trong nửa đầu 2017, toàn lãnh thổ Việt Nam có hơn 4.600 trang web bị tin tặc tấn công hoặc chiếm quyền điều khiển. Nếu tính tổng cộng tất cả các cuộc tấn công mạng trong nam 2017, Việt Nam bị tổn thất gần 543 triệu đô la Mỹ.
Cuối tháng 7 năm 2017, hãng Vietnam Airlines bị tấn công tin tặc với màn hình ở các sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất bị mất quyền điều khiển giao diện và hiển thị nội dung đả kích Việt Nam và Phillipines.

UserPostedImage
Ảnh minh họa tin tặc. AFP PHOTO

Hiện có rất ít thông tin về, nhiệm vụ, phương thức hoạt động… của Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng. Nhận xét về cơ quan này, ông Hoàng Ngọc Diêu, một chuyên gia công nghệ thông tin sống tại Úc, từng làm việc tại Việt Nam cho biết:
“Theo mình quan sát thì mình thấy đây là một cái cách tạm gọi là bình mới rượu cũ thôi, cái chuyện họ đưa lực lượng tác chiến không gian mạng do bộ công an quản lý hay bộ quốc phòng quản lý cũng như nhau thôi. Bởi vì mục tiêu họ đưa ra rất là rõ là họ chuẩn bị tác chiến với những kẻ chống lại đảng và nhà nước, thì nó mang tính chất chính  trị của nội bộ của nước Việt Nam, chứ nó không cùng tính chất tác chiến trên mạng để chống tin tặc như những quốc gia khác như Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Canada hay Tân Tây Lan… Cho nên mình thấy cái đó mang tính hình thức hơn là thực chất.”
Hiệu quả hoạt động?
Ông Hoàng Ngọc Diêu cũng cho biết độ bền vững của cơ sở hạ tầng của không gian mạng hiện nay của Việt Nam rất là yếu kém, vì vậy theo ông, nếu chuyển cho quân đội hay công an nắm giữ thì cũng không khác biệt gì.
Nhà báo Võ Văn Tạo cũng cho rằng Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng chưa chắc sẽ hoạt động hiệu quả, ông nói thêm:
“Việc thành lập lực lượng tác chiến trên không gian mạng của Bộ Quốc phòng thì nó sẽ chẳng hiệu quả bao nhiêu đâu. Vì thường anh em bộ đội, dư luận viên nhiều khi không có trình độ, phát biểu ba lăng nhăng, tôi cho rằng nhiều khi còn phản tác dụng. Nhưng mà ở Việt Nam, có một cái khá phổ biến là các ngành, các cấp lâu lâu vẽ ra cái này cái khác để chủ yếu moi tiền ngân sách, tiền dân nộp thuế.”
Tuy nhiên blogger Trương Duy Nhất lại có suy nghĩ khác về việc này:
“Bộ Quốc phòng thành lập Bộ tư lệnh, một binh chủng đàng hoàng. Cái đó cho thấy một cuộc huy động bắt đầu tổng lực. Chính quyền đang lo lắng có sự bất an nào đó trong không gian mạng và huy động tổng lực không chỉ trên mặt trận tư tưởng trước đây mà kể cả Bộ Quốc phòng và Bộ Công an cũng vào cuộc để tấn công.”
Ông Hoàng Ngọc Diêu cho biết thêm:
“Nếu xét về mặt kỹ thuật thì bên quân đội họ được huấn luyện có vẻ kỹ lưỡng hơn bên công an. Nhưng mà nếu xét về mục tiêu họ đối phó đúng theo tin thần của những bài báo là họ đối phó với những lực lượng chống đảng và nhà nước, thì phần lớn những người tạm gọi là “chống phá” lại là những người bên phía dân sự, những người bất đồng chính kiến cũng là phía dân sự. Thí dụ như họ bắt giữ một người “chống phá” đảng nhà nước thì làm sao đem quân đội để bắt một cá nhân dân sự được, họ chỉ có thể dùng công an để bắt người bên dân sự.”
Chính quyền Việt Nam tăng cường kiểm soát internet, kêu gọi kiểm soát chặt chẽ hơn các mạng xã hội và xóa bỏ nội dung mang tính công kích. Trước lo ngại về việc ngăn cản các tiếng nói phản biện trên mạng internet khi lực lượng tác chiến an ninh mạng về bộ quốc phòng, ông Võ Văn Tạo nói:
“Tôi nghĩ rằng sẽ có ảnh hưởng chứ, họ sẽ sử dụng các biện pháp kỹ thuật có thể gây khó khăn cho các nhà hoạt động, các cây bút phản biện. Ví dụ như họ dùng các kỹ thuật như ‘report’, làm giả những người phản đối và họ rất đông, trong khi mạng xã hội phổ biến hiện nay như facebook thì rất máy móc, cứ nhiều người báo cáo thì họ ngắt cái trang của người bị báo cáo. Thế thì bây giờ họ tăng cường lực lượng thì nó cũng sẽ có tác dụng chút đỉnh.”
Ông Hoàng Ngọc Diêu thì cho rằng việc này chỉ mang tính răn đe:
“Thay vì để cho Bộ công an quản lý thì chuyển cho Bộ quốc phòng quản lý để làm cho ra vẻ to lớn, nghiêm trọng và thật sự mang tính răn đe cho người dân trong nước đặt biệt là những người dân không biết được cái tính chất ở bên trong như thế nào? Họ có thể sẽ nghĩ nâng tầm lên Bộ quốc phòng chắc là ghê gớm lắm.”
Một bạn trẻ không muốn nêu tên cũng nói lên suy nghĩ của mình về việc này:
“Theo tôi nghĩ nếu từ công an qua quân đội thì nó sẽ lên một cấp bậc mới cao hơn, thì chắc chắn nó sẽ khó hơn nữa, nó sẽ làm khó mình hơn nữa. Với người thân của tôi ở Việt Nam thì họ im lặng để cho qua chuyện, không ai muốn phiền phức.”
Theo ông Hoàng Ngọc Diêu, những tiểu xảo của chính phủ Việt Nam để kiểm soát người dân sử dụng mạng xã hội, hoặc ngăn cản những tiếng nói phản biện, thì sẽ không thật sự làm thay đổi mà chỉ mang tính răng đe, làm cho những người không nắm rõ thông tin cảm thấy e dè mà thôi.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.