logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/04/2018 lúc 08:34:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Yêu nhau ác liệt mà bị mẹ cha bắt buộc đôi ta đời chia biệt thì chàng và nàng thường quyết liệt rủ nhau vĩnh biệt cuộc đời! Để chim liền cánh, cây liền cành ở kiếp lai sinh?
Mà chịu chơi chơi tới cùng là Roméo và Juliet trong vở kịch của William Shakespeare. Roméo và Juliet là một chuyện tình yêu nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại, được dựng thành phim rất nhiều lần, mà em Olivia Hussey, rất‘sexy’, (thèm nhiễu nước miếng, năm 1968, chiếu ở rạp chớp bóng Rex, Sài Gòn)! Khi tui mới biết yêu lần đầu mà em đã yêu (mấy) lần sau!
Cốt truyện là hai họ nhà Roméo và Juliet thù nhau bất cộng đái thiên. Giết qua giết lại mà khổ nỗi hai trẻ lại tha thiết yêu nhau. (Dà! Chuyện nầy xảy ra thời Trung Cổ ở Ý nên mới có cái vụ hở ra là đâm như thế; chớ bây giờ ló dao ra là cảnh sát nó còng đầu!)
Cuối cùng Juliet (ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên) bị gia đình buộc phải lấy thằng khác nên uống thuốc độc (giả dược thôi) để chết giả. Roméo xớn xác chạy về tưởng ‘Thúy đã đi rồi’ nên quất cho mầy một vốc thuốc độc chết ngắc. Juliet tỉnh dậy thấy cục cưng của mình nằm sùi bọt mép… đi rồi mà không còn chừa viên nào cho em ‘cắn’ hết; nên nàng lấy dao đâm vô rún chết! Để đôi ta mãi mãi mãi bên nhau!
Việt Nam mình thì hay hơn nhiều! Tình duyên ngang trái như Lan và Điệp thì Lan chỉ đi tu thôi! Ngu sao mà tự vận. Điệp ‘kèo nài’ nối lại tình xưa cứ giựt chuông cổng chùa hoài… kêu mở cửa, um sùm quá! Lan dứt khoát dùng dao, (lại dao nữa), cắt đứt dây chuông để đừng kêu réo mắc công. Xui cái là, dù Lan không có chủ tâm, ‘vì dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng’… Chuông rớt xuống… làm Điệp lỗ đầu! Từ đó về sau dẫu ai có cho một, hai trăm đô, Điệp cũng không dám đến giựt chuông làm phiền Lan nữa. Hết chuyện!
Đó là chuyện thất tình đi tu trong cải lương của ta; tự vận vì tình trong kịch của Tây… Chớ ngoài đời, trong nước bây giờ mấy nàng thất tình giải quyết theo cách khác.
Chắc bà con mình đều nhớ cái cầu Bình Lợi bắc qua sông Sài Gòn mà chính giữa có đường xe lửa, chạy từ chợ Bến Thành tới Biên Hòa. Hồi xưa người viết ở Sài Gòn mà nghe em nào mặt dàu dàu nói đi ra cầu Bình Lợi nghĩa là em sẽ nhảy tùm xuống sông vì lỡ bị thằng khốn nạn nào đó ‘thư’ em bụng bự… rồi đi cưới con quan phủ!
Cây cầu nầy hãng Tây nó xây từ năm 1902 tới giờ hỏng biết có mấy tỉ lượt người qua, nối những bờ vui, mà cũng hỏng biết có bao nhiêu người đến đó mà trốn nợ trần.
Ông coi sóc các trái nổi làm phao tiêu chỉ đường cho tàu bè qua lại dưới cầu Bình Lợi cho biết làm ở đây hơn bốn chục năm, ông cứu biết bao người đa số là thất tình đến đây để nhảy cầu tự vận. Có lúc cứu được lúc không? Mà cứu được; sống cũng quặt quẹo khó nuôi! Vì khi rơi từ trên cao xuống, mặt nước sẽ tạo ra phản lực khiến người rơi bị thương rất nặng. Da người va đập mạnh với mặt nước sẽ bị phồng rộp, hay lột hoàn toàn, đau đớn không kém gì bị phỏng lửa.
“Dám nhẩy cầu không phải là can đảm! Can đảm là phải dám sống, dám đương đầu, chứ tự tử như thế là trốn chạy, là hèn nhát chứ can đảm gì. Tui không cho ai chết hèn vậy. Kiểu gì cũng cố cứu bằng được!”
Phần ông là người có đạo nên ngày cũng như đêm, hễ nghe ‘tùm’ là lao ghe máy ra, vớt ngay. Mỗi năm vớt được bao nhiêu người? Không chừng! Năm ít thì vài người, năm nhiều gần cả chục. Người tự tử rất ghét bị can thiệp nên thường chọn đêm, nhất là đêm mưa gió, không trăng sao, để mò ra cầu. Thấy người ta nhẩy cầu sờ sờ trước mắt, không cứu không chịu được, thì cứu thôi.
Có lần tui thấy một đứa con gái đứng buồn ủ rũ ở lan can cầu, mặt nhìn đăm đăm xuống dòng nước bạc, rồi vái tứ phương chắc xin lỗi má đã chín tháng mang nặng đẻ đau, rồi xin lỗi ba một đời lam lũ nuôi con khôn lớn mà giờ con ‘ngu’ hết biết như vậy?! Rồi tui nghe ‘tùm’ một cái; bèn giựt máy Kohler, chạy vội ra, kịp nắm cái đầu tóc kéo lên. Xốc nước, chờ cổ tỉnh lại, tui mới phân giải như vầy: “Đời nhiều thứ phù phiếm, bọt bèo lắm rồi! Nhưng như con kiến nó bò tới bò lui ở mép ghe kia còn ham sống; mà cháu lại bất hiếu! Vì tình, mà toan tìm cái chết thiệt là bậy bạ quá! Chết đâu có hết mà còn tía má, còn em út nữa! Khổ cho người ở lại! Kiều bị Sở Khanh, nếu Kiều tự tử chết… thằng Sở Khanh nó còn cười cho. Nó phụ mình thì mình kiếm thằng khác. Thiếu cha gì! Cổ nghe coi bộ lọt lỗ tai thôi khóc hu hu mà nói: “Ừ hé!”
Ngoài cầu Bình Lợi ra bây giờ rồi tới cầu Cần Thơ nữa chớ. Hoàng hôn loang loáng trên sông Hậu, cầu Cần Thơ – chiếc cầu dây văng dài nhất Đông Nam Á cũng lộng lẫy cong vút trong ráng chiều. Đẹp đẽ và thơ! Vậy mà khánh thành được 4 năm, mà tới 26 vụ tự vận, chỉ có 8 người được cứu thôi. Đa phần chết vì tình!
Người viết nghe anh bạn văn ‘bình loạn’ về chuyện thất tình đi nhẩy cầu tự vận như vậy sợ bữa nhậu cháo vịt cuối tuần u ám quá mất vui nên góp vô câu chuyện tiếu lâm như vầy:
Một người con gái bị tình phụ. Tuyệt vọng em ra một chiếc cầu cao định gieo mình xuống dòng sông đang lạnh lùng chảy xiết mà tự vận. Bỗng em thấy phía dạ cầu có một anh chàng bị cụt hết hai tay mà vẫn vui vẻ nhảy múa. Bỏ ý định tự tử đi! Em đi xuống dạ cầu, nói: “Xin cám ơn anh! Em tính nhẩy cầu tự sát nhưng khi thấy anh vui vẻ khiêu vũ dù đã bị cụt mất hai tay nên em thay đổi quyết định! Anh đã cứu đời em đó!”
“Khiêu vũ, nhảy múa ư? Làm gì có! Ngứa lưng quá trời mà tui không biết làm sao để gãi. Thành thử nhảy qua nhảy lại cho đỡ vậy mà! Thôi có em đây; xin em gãi dùm lưng tôi một chút nha! Cám ơn! Cha! Đã quá! Đã quá!”
Và kết cục có hậu như một truyện thần tiên là em không gãi dùm anh một chút… mà gãi suốt đời! Hai người lấy nhau, rồi con đàn cháu đống đề huề! Sống tới răng long đầu bạc! Hết chuyện!
Anh bạn văn ‘rầy’ người viết rằng: Câu chuyện của anh ‘vô cảm’ quá! Tình duyên của anh suông sẻ bởi tía má đi cưới vợ cho anh; biểu ưng cô nào là anh ưng cô nấy vì như anh nói đứa nào cũng như đứa nấy mà thôi! Đâu có ‘cái gì’ khác nhau đâu? (Hi hi!)
Anh chưa từng bị tình phụ; anh chưa biết được ‘thú đau thương” đến nỗi người ta phải nhẩy cầu Bình Lợi?!
Tình yêu nó mãnh liệt lắm à! ‘Thương em không tính bạc tiền! Hun em một cái chết liền cũng vui!’ (Đúng vậy!)
Tui, nói thiệt, đã có lần tính nhẩy cầu Bình Lợi đó nha!
Chẳng qua hồi trước 75, tui làm thầy cò cho mấy tờ nhựt báo ở Sài Gòn mà kiếm sống! Tui có máu cờ bạc chút đỉnh nên có chơi số đề. Đánh một đồng trúng ăn bảy chục. Chơi cho đỡ buồn vậy thôi. Nhưng tuần nào không đánh thì lại nhớ con Ba đi ghi số đề trong xóm! Chu choa nó ngộ gái lắm nha anh! Nó kêu tui là thầy Hai và xưng em ngọt sớt. Lòng tui cũng xiêu xiêu rồi. Một bữa trúng được vài ngàn, tui rủ nó qua Gia Định ăn cháo vịt. Em Ba có vẻ cũng chịu đèn tui… nhưng nói: “Thầy Hai ráng chờ em ít năm nữa! Nhà đông em quá mà; chờ cho tụi nó lớn, ăn học thêm chút đỉnh! Chừng hai năm nữa thôi, thầy Hai nói tía má ở quê lên đem trầu cau qua nhà nói với tía má em một tiếng rồi em ưng cái rụp!”
Nhưng đâu ngờ tháng 4 năm 75, Việt Cộng tràn vô Sài Gòn anh ơi. Đói! Báo chí tư nhân nó đóng cửa, nhà văn, nhà báo bị nhốt hết ráo! Còn ai viết nữa đâu mà ‘cò’! May còn có chiếc Honda cà tàng để chạy xe ôm! Em Ba cũng ngưng ghi số đề vì tụi nó nói xổ số là cờ bạc, là văn hóa đồi trụy của bọn tư sản mại bản! Nó chửi lúc đầu nhưng sau đó công ty xổ số nhiều như nấm mối gặp mưa. Dễ kiếm tiền quá mà! Tỉnh nào cũng có: Thứ Hai, đài Cửu Long, Thứ Ba, đài Minh Hải …vân vân và vân vân! Suốt tuần, chỉ nghỉ ngày Chúa nhựt! Em Ba lại trở về nghề cũ.
Tui nhớ đêm cuối của tình ta; tui dắt em đi ăn cháo vịt. Tô cháo có màu vàng sánh rất hấp dẫn dù là thịt vịt hãng. Mới đút muỗng cháo vô họng, nghe em Ba nói thiếu điều tui muốn sặc. Em nói là chắc em không về nâng khăn sửa túi cho tui như thề hứa được đâu?
“Cái thằng ‘chó đẻ’ công an khu vực nó muốn em mà nếu em không ưng… nó sẽ bắt ba má em tội ghi số đề, đưa đi cải tạo mút mùa lệ thủy, mút chỉ cà tha luôn! Còn ưng nó, em sẽ tiếp tục ghi ‘đề’ thoải mái; chỉ cần nộp cho thằng Trưởng Công An Phường một mớ hụi chết… là êm! Tía má em có nghe phong phanh em với thầy Hai nhưng giờ thầy phải chạy xe ôm, nuôi thân còn không nổi, nói chi tới nuôi em! Nên tía má em khuyên thôi hi sinh tình ta phứt cho rồi!”
Tui nghe mà buồn biết bao trong tấc dạ! Anh à! Mình có nước mà còn không giữ được thì sá gì cái tình vắt trên vai của tui với em Ba ghi số đề trong xóm hả anh?
Tui bị khủng hoảng tinh thần, làm ăn gì nổi nữa; nên bán chiếc Honda đi! Chiều chiều tui ra quán cháo vịt nơi hẹn hò năm cũ với em Ba số đề, đầy dấu chân kỷ niệm, mà ăn cháo trừ cơm.
Em Tư bán cháo thấy tui tới ăn hoài nên cũng quen ‘hơi’. Em tế nhị, kín đáo cho thêm vài miếng thịt vịt chìm dưới đáy tô cho má em đừng có thấy. (Ngọc trầm thủy thượng anh ơi!)
Thất tình, ngồi không, ăn hoài núi cũng lở. Đêm cuối cùng, trời lắc rắc mưa, tui đến quán, mặt buồn như đưa đám. Kêu tô cháu vịt đặc biệt có xắt thêm một cặp giò chá quẩy và một xị rượu trắng! Tui vừa húp cháo vừa suy ngẫm về cuộc đời khốn nạn nầy. Em Tư cháo vịt thấy cái mòi hơi lạ hỏi tui sao buồn quá vậy. Tui nói: “Cám ơn em! Ngon quá! Tô cháo cuối cùng của đời tôi! Hết tô cháo vịt; tôi sẽ nhẩy cầu Bình Lợi!”
Em hỏi: “Bộ tự vận hả? Đừng làm vậy thầy Hai ơi! Đừng có chết! Nó bỏ thầy để đi lấy thằng công an khu vực. Thiệt là cái đồ 30 tháng 4 mà! Còn em, em không bỏ thầy đâu! Hu hu! Thầy Hai là người mình mà! Em sẽ đi bán cháo vịt nuôi thầy Hai suốt đời nhen!”
“Rồi sao nữa? Thì tui ưng nó! Bữa nhậu nầy là kỷ niệm 35 năm ngày em Tư cháo vịt về nấu cháo cho tui ăn đó!”
Kết luận tự vận vì tình là bậy bạ lắm! Nếu bữa đó anh Hai làm thiệt thì bữa nay làm sao có cháo vịt tui ăn!
Đoàn xuân Thu.

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.076 giây.