logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 12/04/2018 lúc 09:48:11(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Năm nay Cali trở chứng mưa nhiều hơn mọi năm. Mưa xối xả, mưa như trút nước từ trên trời ào ào đổ xuống. Nắng hạn hay mưa nhiều đều được gán vì lý do khí hậu toàn cầu thay đổi thất thường. Đường đi tới phi trường LAX ướt sũng như chuột lột, hàng hàng lớp lớp xe cộ sắp hàng dài nối đuôi nhau nhích lên dừng lại đếm từng tấc đường. Gia đình tôi đang trên đường đến sân bay, lòng nóng như lửa chỉ sợ lỡ chuyến vì kẹt xe. Đã thế, điện thoại cầm tay lại chợt reo vang, Giọng cô thư ký hốt hoảng chi lạ: “Văn phòng bị dột, nước tràn vào bàn giấy, sàn nhà ướt sũng, cho phép cháu gọi người tới sửa…” Tôi chẳng chần chừ được nữa: “Nhờ cô gọi thợ chữa ngay!“.


Không biết vì lẽ gì, các con cháu tôi bắt ông bà nội phải tháp tùng về Việt-Nam, phải về. "Quê hương tôi, quê hương tuyệt vời..." Tôi khe khẽ hát vài câu lời nhạc của Hoàng Thi Thơ một cách sung sướng và hạnh phúc. Nước tôi, quê hương tôi hình chữ S, xa lắm, mẹ đã ví như một cô gái mĩ miều nằm dài bên bờ biển Thái Bình Dương, đầu gác lên ải Nam Quan, chân nhúng nước Cà Mau, lưng dựa vào dẫy Trường Sơn, tay ôm lấy biển Đông, tóc xoã chảy dài tạo ra những dòng sông phù xa thật tuyệt vời. Hình ảnh nước tôi đấy, đẹp lắm ai ơi! Đại gia đình cùng kéo nhau về thăm lại quê hương sao lại không hạnh phúc bạn nhỉ.

Mười mấy giờ bay chỉ là một thoáng ngắn ngủi khi người ta lòng tràn đầy háo hức.

Các cháu ơi, bệnh viện này là chỗ bà sinh ra mẹ cháu, khu phố kia ông dẫn bố cháu đi đến trường hàng ngày. Ngôi nhà xa xưa gia đình mình trú ngụ kia kìa, thấy không, người ta đã xây choáng lên chỉ còn chừa lại biển số nhà đen cáu. Các con cháu tôi mắt tròn xoe tranh nhau dúi vào cửa kính xe để được nhìn cho thật rõ những vết tích còn lại như cố giữ lấy hình ảnh vụt thấy.

Sài Gòn đã đổi tên mấy mươi năm rồi, đã vặn mình cong lên những cầu vượt đan kẽ các cao ốc hoành tráng chọc trời. Hàng đoàn xe cộ ô-tô, gắn máy luồn lách, lúc nhúc chen nhau không cần biết luật giao thông trên những con phố mù đặc hơi khói khen khét đôi khi làm ngừơi không quen sặc xụa thở ra mùi xăng, khạc ra đàm đen Nắng chói chang chan hoà cái nóng ẩm nhiệt đới. Nhưng Sài Gòn vẫn đẹp lắm Sài Gòn ơi…

Khí hậu miền Nam hai mùa mưa nắng, mưa chợt đi, nắng chợt đến khác hẳn các vùng khác. Trong khi miền Trung năm nào cũng bão, cũng ngâp lụt do ẩm thấp, ấp xuất giảm, người ta nói thế, người ta tiên đoán khí hậu, bão tố trước nhiều ngày, nhiều giờ rất chính xác, rất nghiêm chỉnh như thần vì lấy dữ kiện từ vệ tinh. Năm nay cũng thế, biết rõ bão cấp 4 cấp 5 sẽ tới, nhưng lại ỡm ờ chờ cho tới khi bão ùa đến, lũ tràn về, rồi mới mở đập xả nước, khoét đê chống chế là để giảm áp lực, tránh đập bị vỡ. Lũ đã dâng ngập ruộng lại thêm nước xả từ đập cứ thế ào ào phăng phăng để thuỷ thần tha hồ tung hoành khiến hàng ngàn căn hộ cuốn trôi, hàng trăm người tử vong. “Áo lành đùm áo rách“ cả nước ào ào kêu hét cứu trợ lũ lụt, các đại gia vẫn im lìm vì đang ganh đua phô trương siêu xe, siêu chân dài, siêu biệt thự.






Trung tâm Sài Gòn đang bị đập phá để xây dựng tuyến xe điện ngầm (metro/ subway), nên nhiều đường bị chặn, bị quây lại. Khó khăn lắm xe của chúng tôi mới tới được đường Hồng Bàng, nơi có Trung Tâm Đại Học Y Khoa cũ (Trường ĐHY Dược). Tôi bồi hồi lặng ngắm trường cũ dù bề ngoài có biến đổi. Tôi thầm cám ơn những thầy, những giáo sư hơn nửa thế kỷ xa xưa đã chỉ dẫn, đã chăm chút chỉ bảo hướng dẫn tận tình cho các sinh viên, học trò như chúng tôi bước vào đường y-nghiệp. Những đứa học trò yêu tự do của các người bung ra khắp hoàn cầu, hầu hết đều điều chỉnh tiếp tục hành nghề, một số vượt trội lên hàng danh sư không thua kém ai trên thế giới.

So với thời nay, những người hành nghề y-tế trong nước theo gương chân thật tự coi mình là “thánh“ là “mẹ hiền“. Điều tiếng phong bì, mua bán thuốc giả, không chấp nhận cái yếu kém của mình, gây tử vong rồi sợ hãi ném xác bệnh nhân xuống sông phi tang… đã gây thất thanh, sợ hãi cho những người đang mang bệnh cần chữa. Một số dân, mà tôi có dịp tiếp chuyện, lấy làm cảm phục khi Ông Thứ Trưởng Y-Tế xác nhận là đã ký cho phép nhập hàng ngàn tấn chất tạo nạc cho lợn Salbutamol vì không biết chất này gây những hậu quả tai hại cho người (như run chân tay, tim đập loạn, ung thư ...) dù rằng có thời dùng chữa trị hen suyễn. Các nước Âu Mỹ cấm đoán dùng chất này từ lâu rồi.

Đi thung thăng giữa lòng Sài Gòn, con cháu tôi chưa bao giờ vui đến thế dù rằng mỗi lần sang đường là mỗi lần đánh đu với số mạng. Sang qua được, mới hú hồn cười nói. Xe gắn mấy tràn lên lề dành cho người đi bộ còn bấm còi tò toe tránh ra, thế mới hay chứ! Luật giao thông chỉ là cái bánh vẽ dễ mua lắm. Chiến dịch trả lại vỉa hè cho người bộ hành bộc phát rồi tắt ngấm. Đâu lại vào đấy. Những người bán rong tơi tả gánh hàng chạy từ góc phố này đến góc phố kia dưới cái nắng chói chang chỉ để kiếm đủ miếng cơm qua ngày như tranh đấu từng phút cho miếng cơm manh áo. Một anh bán hàng lam lũ, mặt cháy nắng, dáng thật thà, chở đằng sau xe đạp một rỏ cần xé trái cây nào là na, măng cụt, vú sữa, xoài trông rất bắt mắt vừa rao, vừa năn nỉ cầu mua mở hàng. Trái cây ngon lắm, mới lấy từ sạp ra. Chúng tôi ào ra mua từng gói từng bọc. Âu là vừa thèm ăn trái cây miệt vườn đã lâu rồi vừa muốn giúp chút ít cho người bán. Đến khi về tới khách sạn, hồ hởi bổ ra. Ôi chao, xoài ngoài chín trong xanh, măng cụt da bóng nâu đỏ, trong thối đen, na ngoài tươi trong héo... Chích thuốc, ngâm hoá chất ươm hoa quả có vẻ chín tới, chúng tôi đã nghe, giờ mới thấy tận mắt. Tội nghiệp, cả dân bán rong, dân ngu khu đen vẫn bị lừa cay đắng.

Đâu đây có những cô gái đẹp lắm, trẻ lắm cặp tay, ôm ấp những “cụ“ người Trung Đông, người da trắng, da đen, người Tầu lí-ô... nhoẻn miệng cười ngoặt nghẹo, cũng chỉ vì chữ “nghèo“. Những trung tâm hoành tráng bán hàng hiệu vẫn nờm nợp khách đến mua. Những nhà hàng lộng lẫy vẫn tràn ngập thực khách. Một bữa ăn bao bụng với giá 60 USD một phần vẫn đông đúc như đi trẩy hội. Đừng hỏi tôi tại sao? Tôi cũng có câu hỏi như bạn đấy.






Ra đến Hà Nội việc trước tiên chúng tôi dẫn nhau tới Văn Miếu Quốc Tử Giám. Vào năm 1484 vua Lê Thánh Tông xuống chiếu cho dựng bia tiến sĩ để tôn vinh các vị khoa bảng, khuyến khích giáo dục đào tạo nhân tài. Khi nhà Nguyễn trị vì, muốn xoá bỏ di tích lớn lao này cũng như phá bình địa cung Lê phủ Chúa, sĩ phu Bắc Hà đã phải thụ động phản đối bằng cách dựng đền thờ Khổng Tử và Chu văn An bên trong. Dừng chân ở nơi có 82 bia tiến sĩ đặt trên lưng rùa xếp thành hàng dài, có những sinh viên áo thụng, mũ vuông theo kiểu Mỹ đang trang trọng làm lễ mãn khoá, con tôi chợt hỏi: “Bố đọc thử xem có tên ông tiến sĩ nào thuộc giòng tộc mình không?“ Đau quá, mình lặng thinh không trả lời được!

Tương tự như khi đi viếng chùa Trấn Quốc ở Hồ Tây: “Tại sao người ta lại viết tiếng Tầu trên các bảng nhà chùa…” Không, đấy là chữ Nôm của người Việt xưa, gần giống chữ Hán đấy thôi. Vua Quang Trung thời trước đã mạnh dạn phát động dùng chữ Nôm, chữ của nước ta. Thời Pháp thuộc, muốn giảng đạo, muốn xâm chiếm, giáo sĩ Alexander Rhodes đã hoá phép thành chữ Việt bây giờ. Chữ Việt dễ giao lưu và tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Sai bét! Các nước Đại Hàn, Nhật, Ấn, Thái... họ giữ vững chữ viết riêng biệt của họ, nào có thua kém ai trên thế giới về văn hoá văn minh đâu. Muốn biết người ta viết gì trên câu đối, trên tấm bia kia bố phải nhờ người phiên dịch may ra mới hiểu được. Trời ơi ! Gần đây còn có ông Phó TS Bùi Hiền, chẳng rõ thông ngôn ngữ học không, mà phồng mang trợn mắt hô hào canh tân chữ Việt (Tiếng Việt = Tiếg Việt/ Ngôn ngữ = Qôn qữ / Chữ viết = Cữ viết...), xướng lên âm thanh đơn độc chối tai như tiếng Trung Quốc. May thay, thiên hạ gạt phăng. Nhìn những đứa cháu ngồi xem đài truyền hình trong khách sạn có vẻ thích thú khi thấy ca sĩ, kịch sĩ danh xưng nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân nói tiếng Việt pha tiếng Mỹ, giống Mỹ, oai lắm, lại còn phát ngôn hạ cấp dễ hoà vào đời sống bình dân, tự dưng ta thở dài.

Chúng tôi được mời đi thăm viếng ăn cơm tối tại nhà người quen. Xe ô-tô bóng loáng có tài xế đến đón từ khách sạn. Căn nhà lộng lẫy, hoành tráng, lắp kính trong suốt, đứng trên sân thượng sàn kính có thể nhìn thấy tới hồ Hoàn Kiếm, gió mát lồng lộng như đứng trên cung trăng. Chủ nhân khoe giấy phép chỉ cho xây 5 tầng, nhưng nhà em xây thêm 4 tầng nữa chồng lên, rồi điều chỉnh sau anh ạ. Chỉ tốn thêm mấy chục tỷ nữa. Anh thấy đấy, người ta cướp đất xây biệt phủ hoành tráng ở Phú Thọ rồi chỉ bị phạt hành chính chút ít có sao đâu. Hàng năm đóng có vài trăm USD thuế thổ trạch, rẻ lắm anh ạ ! Điều đó tôi lại liên tưởng tới vào thập niên 90, hàng dẫy nhà dọc theo đê Yên Phụ, lấn đất, xâm chiếm đê, xây ngạo nghễ khinh mạn, rồi bị phạt, bị cắt lùi về nguyên khởi, tôi cho rằng chỉ có bàn tay sắt của người Cộng Sản mới làm được vào thời bấy giờ.

Chúng tôi lên đường đi tham quan vùng Tây Bắc của vùng biên giới xa xôi, xa lắm, vùng được mang danh rừng thiêng nước độc, hổ Sơn La, ma Cao Bằng mà người xưa từng nói tới. Nhưng giờ đây thật ra chỉ mất 6-7 tiếng lái xe với vận tốc trung bình vượt đèo lên lên xuống xuống để thấy những dòng suối nhỏ ngoằn ngoèo dưới vực, những thảm cây rừng đan nhau, những cung ruộng bậc thang trơ gốc rạ, những căn nhà sàn lửng lơ trên sườn núi hay như bay bổng trên đám mây bạc gác qua cửa xe ô tô. Phong cảnh hữu tình thấp thoáng ẩn hiện làm say mê tầm mắt giữa những triền núi bạt ngàn nhấp nhô huyền ảo.

Người ta nói vào những năm bị Tầu cai trị, nhất là thời kỳ Minh thuộc (1414-1428), quân Tầu bị Lê Lợi đánh bật ra khỏi nước ta, một số ở lại vùng biên giới hoà nhập với người dân tộc trờ thành người thiều số Tầy hay Thổ. Họ nói tiếng Tầu cổ lơ lớ, trang phục mầu đen, ở nhiều nhất là vùng Tuyên Quang, Cao Bằng. Họ thương bán cá nướng, nấm hương bên hồ Ba Bể. Người H-mông gọi cho văn vẻ, thật ra là người Mèo, sống trên triền núi cao. Nổi tiếng đình đám nhất là cộng đồng Mèo Vạc, Hà Giang, cũng như nhóm Vang Pao tại bang Minesota, Mỹ. Họ rất kiêu hãnh nói tới Trình N. Đức ở Mỹ, kế vị Vang Pao, rất giầu, có máy bay riêng để di chuyển. “Em hơ mông bên bếp lửa, anh mường tè dưới gốc cây“. Người Mường chia thành nhiều chi, sống rải rác miền thượng du. Chúng tôi chợt liên tưởng tới một đoạn trên you tube. Thằng bé mường cởi truồng tồng ngồng ngồi xúc cơm nguội chan nước muối ăn ngon lành. Anh bố trả lời ngừời hỏi: Chương trình xóa đói giảm nghèo trải qua nhiều "tay", nhiều khâu, có giúp làng một con bò để cầy ruộng. Tội nghiệp đó là một con bò già khập khiễng, mắt thì mù... làng xẻ thịt xơi rồi “.

Người Dao mà xưa kia các cụ ta gọi là Mán xá, con gái thường cạo lông mày và tóc trên trán, ăn mặïc loè loẹt rất bắt mắt. Chúng tôi gặp một cô bé Dao rất ngây thơ, với vẻ đẹp lai Tây. Chốn rừng núi mà có đứa bé lai là một chuyện lạ. Người Dao rất hiếu khách. Khách đến nhà thì coi như người của gia đình, gia chủ có thể để vợ ngủ với khách tự nhiên dù không theo mẫu hệ như dân tộc Ê-đê miền Tây Nguyên. Họ giản dị "ao nhà, ai thả cá thì là cá của mình". Cũng vì thế, dân Tây ba-lô, dân phượt thủ tràn lên miền thượng du thực hiện trò ấu dâm. Luật ấu dâm tại Việt Nam rất lỏng lẻo, bâng quơ, có khi chỉ bị phạt hành chánh (?). Ở Mỹ, lên net, thấy tên nào có tiền án ấu dâm, ta có thể báo cảnh sát đuổi thẳng nó ra khỏi khu phố, cộng đồng.

Rồi chúng tôi cũng tới được thác Bản Giốc hay Đức Thiện-Bản Ước (tên Tầu), thuộc xã Đạm Thuỷ huyện Trùng Khánh. Chỗ này một thời náo loạn vì chia cắt biên giới không sòng phẳng. Bây giờ thì lấy vạch giữa giòng sông Quây Sơn làm chuẩn. 2/3 thác thuộc nước ta, 1/3 phía ngoài là thuộc Trung Quốc cũng như thác Niagara có một phần của Canada, còn lại của Mỹ. Phần thác Móng Ngựa (Horse Shoe) của Canada hùng vĩ hơn, phần thác Bản Giốc của Trung Quốc đẹp và nhiều nước đổ hơn. Chúng tôi xuống bè đi vào lòng thác. Nước ầm ầm đổ, bọt trắng xoá, toả ra bụi nước phạt vào mặt như mơn trớn như vỗ về người viễn xứ. Bên bờ kia lố nhố người Trung Quốc, hò hét, chen lấn, ồn ào hích nhau xuống bè.

Ngôi chùa Phật Tích cổ đã được trùng tu, nằm gác lưng trên triền núi cao hùng vĩ. Cứ từ từ miệng niệm Phật leo lên tới sân chùa, bạn sẽ được ở giữa vùng trời bao la mở rộng. Những núi non xanh nhấp nhô, trùng trùng điệp điệp, trải dài theo tầm mắt bạn như một bức tranh sơn thuỷ vẽ trên mộc bản. Kìa là sông Quây Sơn ngoằn ngoèo, nước trong xanh chảy qua những tầng đá vôi tạo ra thác Bản Giốc với những mái tóc trinh nguyên trắng xoá,
"Nàng về nuôi cái cùng con. Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng." Hãy nhìn phía chân núi bên kia, một ngôi chùa mới được người Trung Quốc xây đối mặt với chùa Phật Tích. Dân địa phương hà hà cười ví như lưỡng hổ đối đầu.

Xe trườn lên Đèo Gió, độ cao 1,083 m so với măt biển. Gió lồng lộng, len lèn vào cổ vào ngực lùa tới da thịt khiến mọi người co ro với cái lạnh miền núi. Xe đổ vào làng Phúc Sen của người Nùng. Làng này có 158 lò rèn nổi tiếng, có 1,000 năm kỷ năng vui xới làng nghề, tạo ra đủ loại dao sắc bén nhất nước. Tiếng búa đập chan chát vang ra xa, ánh lửa bập bùng tôi luyện sao cho thép không non mà cũng không già, phải đủ độ chín tới. Dao khi khua lên phải hất tung đất đá, chạm vào tay phải lạnh buốt thấu da. Huyền thoại Giặc Cờ Đen đã chém bay đầu Francis Garnier tại Cầu Giấy vẫn còn lởn vởn đâu đây như một nét chấm phá của một làng nghề truyền thống về đao thép. Những con dao to nhỏ sáng choé ấy treo lủng lẳng trên giá được rèn từ nhíp xe ô tô. Tôi tò mò vừa đưa ngón tay thử độ sắc bén, một mảng da mỏng ở đầu ngón tay đã bay đi từ lúc nào mà tôi không hay biết.






Trở lại Hà Nội. Lại những chung cư lớp lớp chọc trời ngạo nghễ, những luồng xe cộ phun khói nồng nặc, người đâu mà đông đến thế đổ ra đầy đường. Đi một cuốc taxi từ bờ hồ góc hàng Đào ra Long Biên, chẳng ai thèm cãi cọ, nhưng cũng tớ cảnh báo cho cậu biết cậu tính tiền " đểu "Người dân cho biết các "ông bà" đang quây quần phác hoạ những "dự án trong buồng lạnh". Càng nhiều dự án, càng nhiều lót tay…

Các con cháu tôi đang đào câu trả lời: "Sao các bệnh viện lại treo các ảnh bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật, ngay cổng ra vào và ở cả hành lang? Sao các phòng nha sĩ lại làm cửa sổ trong suốt để phía ngoài ai cũng nhìn thấy họ đang nạo lợi, bẻ răng ? Thật không kính trọng người bệnh một chút nào!"

Các con cháu tôi sống bên Mỹ đã quen, nào chúng ta đi thăm một Trung Tâm trẻ Khiếm thị ở ngay lòng thành phố Sài Gòn nhé.

Lần nào tôi cũng khổ tâm tìm kiếm trung tâm này, vì số nhà cứ trên, lại sur, lại a, b, c. Chen nhau lố nhố, bì bõm qua những hố nước sũng nước, lách qua các con hẻm, quẹo trái, rẽ phải, rồi chúng tôi cũng lọt được vào trung tâm. Các sơ (sisters) tươi như hoa, hoà nhã như thiên thần chào đón chúng tôi rồi dẫn chúng tôi lên gác xép xem chỗ học buồng ngủ của các em khiếm thị. Các con cháu tôi mắt cứ trố ra, nhìn các em mò mẫm tết xỏ các đồ chơi bằng hạt thuỷ tinh đẹp lộng lẫy, một số em đang học qua máy vi tính bằng cách nghe âm thanh rồi đoán hình bằng thị giác mờ nhạt. Các sơ cho biết các em đang học trung học, có em đã lên đại học, tốt nghiệp đi làm lại bù đắp cho những em tới sau.

"Bác ơi, Bác có nhớ con không? Nghe thấy tiếng nói là con biết bác đã về. Con là Hạnh đây, con bé mà bác gửi tiền về để con được mổ mắt đấy! Mắt con đã nhìn lại được dù vẫn còn mờ bác ạ..."

Con bé cao chỉ bằng cháu tôi, một hốc mắt sâu hoắm, thăm thẳm, một mắt nhấp nháy, miệng vui mừng cười, răng hô ra, lộ lợi đỏ ửng nhưng với chúng tôi với các sắc mặt vô tư hoan hỉ con bé thật đẹp tuyệt vời. Con cháu tôi quây quanh cô bé: "Nhờ bác, chị đã là sinh viên năm thứ hai sư phạm, mấy năm nữa ra trường chị sẽ đi dậy học ở các trung tâm khiếm thị ...". Tôi nhớ là đã bảo trợ cho các em khiếm thị đi mổ mắt nhiều lần, giúp các em có thể nhìn lại, Hạnh là một trong những em đã được giải phẫu tương đối thành công và giúp em có nghị lực vươn sống. Tôi thầm cám ơn Trời Phật đã cho tôi cái duyên gặp lại các em.

Đến giờ ăn cơm tối, mấy chục em quây quần quanh những chiếc bàn nhôm tròn. "Mời các bác, các anh chị dùng cơm ạ!" Những gói mì tôm là bữa tối của các em.

Tôi trở lại văn phòng làm việc ngay ngày hôm sau. Trời Cali nắng ráo không mưa. Cô thư ký báo cáo: "Cháu đã gọi thợ sửa chữa chỗ dột ngay ngày hôm đó, khe hở trên mái nhà được bít rồi. Năm ngoái, anh thợ kia phát minh dùng cái chậu nhựa đặt ở trần nhà, hứng nước mưa từ lỗ thủng, có chữa gì đâu. Năm này, mưa to, nước ở chậu bốc hơi không kịp, tràn ra tung toé, nên mình mới bị ngập đấy!".

Đặng Đức
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.133 giây.