logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/04/2018 lúc 09:16:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Trong nền thi ca của thế kỷ 20, Alejandra Pizarnik là một huyền thoại, không phải vì nàng là nhà thơ nữ vắn số tự kết liễu đời mình khi mới 36 tuổi – nhưng vì sức mạnh của ngôn ngữ nàng, tiếng nói của những “người đàn bà cô đơn, trống trải” đi ngược dòng thời đại.

Những người đàn bà cô đơn trong hoang vu ra đời bằng từ ngữ, hình ảnh, từ đó trở thành những chủ đề trong thơ văn của nàng. Sinh, tử, giấc ngủ, nỗi kinh hoàng, đêm tối - nàng kiệt sức kết hợp chúng lại với nhau bằng một sự tín ngưỡng tuyệt đối dành cho ngôn ngữ, cùng lúc vô tình đánh thức một mảng nghi ngờ ngày một lớn dần trong tâm tưởng của chính mình, và có lẽ, tên gọi thích hợp duy nhất cho sự hiện diện của mảng trống này là: sự vắng mặt.

“Alejandra Pizarnik, chỉ nhắc đến tên nàng gợi lên một không gian rung động của thi ca và huyền thoại. Một khúc ca cực đoan và một bi kịch.” (Luis Chitarroni). Nhiều người khác cùng thời thường xuyên nhắc đến nàng với nhiều mẩu chuyện khác nhau, thổi xa những bí tích về nàng, nữ kiệt của thi ca, vượt lên trên tất cả, độc giả yêu thơ nàng nhận ra trong nàng tính chất của Lautréamont và Artaud, nhận ra trong nàng một nhà thơ thường xuyên đi ra đi vào địa ngục.

Giai thoại về nàng đi sâu vào tuổi trẻ vì họ khám phá ra rằng có một thời điểm trong văn học khi những người cầm bút là những nhân vật ẩn hình trong bí tích: lập dị, phức tạp, khó hiểu; họ là những người của một thế giới khác, cầm bút viết không phải như một công việc từ một bàn giấy, ngược lại, nàng viết “để né tránh nỗi sợ hãi”:

UserPostedImage

“...Tôi quen thuộc với mọi loại sợ hãi
Tôi biết thế nào là bắt đầu ca hát
và chắp cánh vượt qua ngọn núi hẹp
xuyên qua những lối đi
để rồi trở lại với bản thân xa lạ,
kẻ tha phương ngay trong chính lòng mình...”
(“Đôi mắt Nguyên Sơ”, A Musical Hell)

Đối với kẻ hâm mộ, nét độc đáo của Pizanik được gói ghém qua con người và đời sống bí ẩn của nàng, nàng viết ban đêm, viết về đêm và vần thơ của nàng là những bài dạ khúc không ngần ngại ngân nga giai điệu của đêm tối và bi kịch, ở sát mé bờ vực, ở ngoài vòng an toàn, ở một nơi nguy hiểm mà những nhà thơ nữ cùng thời với nàng thường tránh né.

Thế giới của Alejandra Pizarnik là hình ảnh của những đêm tối huyễn hoặc; những mặt trái của sự việc; nét bi quan trong tâm tưởng; sự tinh khiết của thơ văn; nghệ thuật kết hợp (một số từ ngữ điển hình giới hạn trong thi ca của nàng đưa nàng trở về im lặng và tự sát); chủ nghĩa siêu thực; những bài thơ tối giản bỏ rơi đột ngột, những bài thơ nàng cho rằng người đọc sẽ tự tìm đoạn kết; Arthur Rimbaud, ý tưởng giết mặt trời để hoàn trả lại ngôi vị của đêm; thuốc kích thích và thuốc chống trầm cảm; Lewis Carroll qua tấm gương soi; những bé gái mở lòng vào cuộc đời rồi đóng chặt tâm hồn; quyền lực đen tối của sự non nớt; nghệ thuật của Janis Joplin người mà nàng so sánh mình trong những dòng thơ:

“người phải khóc la
cho đến khi người quỵ ngã,
để hát lên hay chỉ để bật ra tiếng,
phải khóc la cho đến khi
lắp đầy những lỗ sâu của sự vắng mặt,
đó là điều người và tôi đã làm.”

Xanh xao, non nớt, tối đen, u uẩn, nàng tạo ra một sức quyến rũ không thể cưỡng nỗi, cùng lúc nàng đưa vào nền thi ca đương thời những dạ khúc dị biệt. Thơ nàng như bài nhạc, có những nốt khiến người nghe cảm giác hụt hẫng, lại có lúc khiến người ta ngẩn ngơ chờ đợi một chuyển tiếp không đến, có khi tràn lan, đôi khi mất hút, như con người và thế giới của nàng, trong sáng và tối tăm, ngây thơ và già dặn, tràn ngập và trống vắng, “không hẳn sẽ xảy ra, không hẳn không xảy ra.”

UserPostedImage

Alejandra Pizarnik ra đời năm 1936 tại Avellaneda, Argentina, là con gái của đôi vợ chồng di dân người Nga gốc Do Thái, tị nạn cộng sản và phát-xít. Vào năm 1955 tại Buenos Aires, nhà xuất bản Botella al Mar phát hành tập thơ đầu tiên của nàng “The Most Foreign Country”, Pizarnik nổi tiếng ngay từ tập thơ đầu tay này, khi mới 19 tuổi. Những nhà phê bình thời đó cho rằng Pizarnik cũng như các nhà thơ lãng mạn khác như Antonin Artaud lúc bấy giờ đã bước vào một cuộc phiêu lưu kỳ dị sang “phía bên kia”. Một số nhà phê bình gọi nàng là “kẻ mộng du trên bờ vực ”, đến một nơi mà “đêm là sự sống và mặt trời là sự chết”, hay tìm sang “phía bên kia của đêm, nơi tình yêu là khả thể.”

Vào những năm 1960 đến 1964, khi học văn chương Pháp tại Sorbonne, Paris, và làm việc trong bộ biên tập Les Lettres Nouvelles, Pizarnik có dịp trao đổi và quen biết với nhiều tên tuổi lớn trong văn giới Tây Ban Nha như Octavio Paz và Julio Cortázar, cũng như các ngòi bút siêu thực Pháp đương thời như André Pieyre, người đã viết cho nàng sau khi đọc tập thơ “Extracting the Stone of Madness” rằng: “Tôi yêu lắm những bài thơ của bạn: tôi mong bạn viết thật nhiều, thật nhiều bài thơ nữa để chúng tiếp tục gieo rắc tình yêu và nỗi khiếp đảm khắp nơi.”

Như bài “Kẻ hát đêm” tặng cho Olga Orozco với hình ảnh sống của sự chết, Pizarnik viết:

“Nàng người đã chết trong chiếc áo đầm xanh đang cất tiếng hát. Bài ca của nàng cất lên âm hưởng của sự chết. Nàng hát vang dưới ánh mặt trời về cơn say nghiện của chính mình. Bên trong bài ca là chiếc áo đầm xanh, con ngựa trắng, trái tim màu lá cây xâm màu sẫm úa của trái tim từ lâu đã ngừng đập.”

Phải chăng tình yêu và sự khiếp hãi là xu hướng dẫn đến sự im lặng cuối cùng.

UserPostedImage

Pizarnik ra mắt tập thơ Diana’s Tree vào năm 1962. Trở về Buenos Aires năm 1964, nàng tiếp tục viết tập thơ A Musical Hell cùng lúc những bóng ma tâm thần bắt đầu ra đời. Nhiều năm tiếp tục viết lách, chữa trị và nhiều lần cố ý uống thuốc quá liều, cùng với chứng mất ngủ triền miên hằng đêm đưa nàng lạc vào những nơi chốn chỉ có nàng nhìn ra: “một hứa hẹn không mấy xa đoạn kết.”

Khi những lời thơ sau được tìm thấy trên bảng đen ở phòng làm việc của nàng: “tôi muốn đi / không kể nơi nào / xuống tận cùng chiều sâu...”, Pizarnik đã thật sự ra đi. Người lữ hành trẻ cuối cùng đã “đặt thân thể cùng chiều ánh sáng”. Nàng đã đi xa, nhưng những âm điệu dạ khúc của nàng vẫn tiếp tục ngân vang:

“...Cuộc sống, này cuộc sống thân mến,
hãy tự ngã xuống.
Hãy tự thắt mình vào ngọn lửa,
vào sự im lặng khờ khạo, vào những tảng
đá xanh trong căn nhà đêm.
Hãy tự ngã xuống...”
(Diana’s Tree, 1962)


Hòa Bình Lê (tổng hợp và phỏng dịch)

UserPostedImage


Diana’s Tree

1.
Tôi đã bước khỏi bản thân mình đến bình minh
đặt thân thể cùng chiều ánh sáng
cất khúc sầu tẻ của kẻ vào đời

2.
Vài phiên bản khả thi:
một hố sâu, một bức tường run rẩy...

3.
chỉ là cơn khát
sự im lặng
không một giao chạm
hãy để ý đến tôi, này người yêu
để ý đến người đàn bà lặng câm trong sa mạc
kẻ lữ hành với chiếc ly rỗng
bóng của chiếc bóng.

4.
Rồi đây ai sẽ ngưng tay đào bới vết tích người
con gái đã chìm vào lãng quên?
Gió sẽ trả giá. Mưa sẽ trả giá.
Cả cơn buốt lạnh. Và sấm chớp nữa.

5.
chỉ vì một khắc sống ngắn ngủi
một lần duy nhất mở mắt
một phút nhận ra bông hoa trí tuệ
vũ điệu của chữ nghĩa trong miệng người câm

6.
nàng thoát y trong thiên đường ký ức
không mảy may biết gì về định mệnh tàn bạo
của viễn cảnh trước mắt
làm sao nhận diện được tên gọi của những gì
không hiện hữu.

7.
Lướt nhẹ nhàng như mây, áo xiêm nàng bốc cháy,
từ ngôi sao đến ngôi sao,
bóng nhập vào bóng.
Nàng ra đi
xa xôi vào cái chết,
thủy chung cùng cơn gió.

8.
Một ký ức bật sáng, một tàng viện ám bởi
chiếc bóng của sự chờ đợi.
Không hẳn sẽ xảy ra. Không hẳn không xảy ra.

9.
Các di thạch tỏa sáng trong đêm
những từ ngữ như những viên ngọc
trong cổ họng sống của loài chim hóa đá
xanh màu ngọc bích
bạc màu tím nhạt
trái tim này có là gì ngoài
ẩn khúc

10.
một cơn gió thoảng
chở đầy những khuôn mặt đã gấp lại
được cắt xén thành hình dạng để yêu

11.
lúc này
vào giờ phút vô tội này
tôi ngày trước đang ngồi với tôi ở đây
cùng hướng về phía ngoài tầm

12.
không còn nữa những biến chuyển dịu ngọt của
người con gái mộng du trên lằn ranh giữa
bến bờ và sương mù,
tỉnh dậy vươn mình hít thở
như bông hoa mở nhụy hứng gió.

13.
giải thích bằng từ ngữ của thế giới này
con thuyền đã giương buồm bỏ tôi ra đi
mang hồn tôi theo đó

14.
Bài thơ tôi không viết,
con người tôi không xứng đáng.
Nỗi sợ hãi khi cả hai cùng lộ diện
ai đó trong gương
ăn ở trong tôi
đang hút tỉa tôi.

15.
Tôi thèm được quên
ngày giờ mình sinh ra đời.
Tôi thèm không còn phải chơi trò
đóng vai người mới đến.

16.
ngươi đã xây xong căn nhà
đã chắp lông gắn cánh
đánh bại giông tố
bằng xương cốt của chính ngươi
tự ngươi đã hoàn tất
thứ mà chưa ai từng khởi sự

17.
Những ngày khi một từ ngữ xa lạ xâm chiếm.
Tôi trôi qua những ngày này,
mộng du và trong suốt.
Con búp bê lên dây cót tự hát cho chính mình,
tự quyến rũ mình, kể cho mình chuyện này
chuyện nọ: một cái tổ chằng chịt nơi tôi
nhảy múa và than khóc tại vô số đám tang của
bản thân (cô nàng là tấm gương sắt bén của chính mình, là hình tượng giữa đám lửa trại lạnh ngắt, là yếu tố huyền bí, là cuộc ngoại tình với những danh xưng thai nghén dưới vòm đêm.)

18.
như bài thơ nhận ra
trạng thái im lặng của sự vật
người cất tiếng như thể không trông thấy ta

19.
khi người nhìn thấy cặp mắt này
ta đã xâm vẽ nó

20.
tặng Laure Bataillon
nàng nói nàng không biết nỗi sợ hãi của cái chết của tình yêu
nàng nói nàng sợ cái chết của tình yêu
nàng nói tình yêu là cái chết là sợ hãi
nàng nói chết là sợ là yêu
nàng nói nàng không chắc

21.
tôi được sinh ra quá nhiều lần
và chịu đựng gấp đôi
trong ký ức nơi này nơi kia

UserPostedImage
22.
giữa đêm
có tấm gương cho đứa con gái đã lìa đời
tấm gương dựng lên từ tro tàn

23.
quang cảnh từ những khe vách hẹp
có khi là tầm nhìn thế giới
nổi loạn có nghĩa nhìn chăm chăm vào
một bông hồngcho đến khi
cặp mắt trở thành cát bụi

24.
sau khi xem tranh Wols
những sợi chỉ chắn giữ những chiếc bóng
buộc chúng vào hiện thân của im lặng
những sợi chỉ trói tầm nhìn vào tiếng nấc

25.
sau buổi triển lãm của Goya
một lỗ trống trong đêm
thiên thần đột nhiên xâm nhập vào

26.
sau khi xem tranh của Klee
khi lâu đài của đêm
bừng sáng rạng ngời
chúng ta sẽ xoay vần những mảnh gương
cho đến khi đầu ta ngân vang khúc tụng niệm

27.
bình minh lướt qua những khóm bông
để lại tôi say trong không cùng và trong
vầng sáng nhạt --
say trong bất động và chân lý

28.
người dấu mình trong những danh xưng
len qua sự im lặng của sự vật

29.
Tặng André Pleyre de Mandiargues
Ở đây bạn sống với một tay đè lên cổ mình.
Sự thật rành rành không có thứ gì là khả dĩ -- đấng tạo giông tố biết rõ điều này, cũng như kẻ nhào nặn ngôn ngữ từ nỗi đau của sự vắng mặt.
Bởi lẽ lời cầu nguyện của họ nghe tựa những bàn tay
say hứng sương rơi.

UserPostedImage
30.
giữa trời đông huyền bí
vẳng điếu khúc của đôi cánh trong mưa
những ngón tay sương nhớ nước

31.
Điều này có nghĩa nhắm mắt lại
và thề không mở ra,
khi bên ngoài người ta sống nhờ
thời gian và hoa trái
ươm từ trí tuệ của bạn.
Nhưng với cặp mắt khép kín, và
sức chịu đựng ngoại hạn,
chúng ta vỗ về những tấm gương
cho đến khi
từ ngữ chôn sâu bật dậy
như đám thần chú.

32.
Chốn của sự lây nhiễm
nơi người đàn bà trong giấc ngủ
dần dà ăn sống
trái tim đêm
của mình.

33.
Tặng Ester Singer
một ngày nào đó
một ngày một lúc nào đó
tôi sẽ bỏ đi không nán lại
đi như một kẻ phải ra đi

34.
người lữ hành trẻ
chết khi giải thích về cái chết của mình
các loài vật nuối tiếc
ghé thăm thân thể nàng còn ấm

35.
Cuộc sống, này cuộc sống thân mến,
hãy tự ngã xuống,
hãy để mình tổn thương,
hỡi tình yêu, hãy tự thắt mình vào ngọn lửa,
vào sự im lặng khờ khạo,
vào những tảng đá xanh trong căn nhà đêm,
tình yêu của ta,
hãy tự ngã xuống,
tự biết đau thương.


36.
For Alain Glass
trong chiếc lồng thời gian
người đàn bà ngủ mê trở cặp mắt cô đơn của mình
gió gởi cho nàng
lời an ủi mơ hồ của đám lá

37.
vượt ngoài phạm vi mỗi vùng cấm
là tấm gương soi thấu sầu muộn

38.
Bài ca sám hối trở dậy
canh gác từng lời thơ tôi
chống đối lại tôi
trả tôi về
lặng thinh.

Diana’s Tree- Alejandra Pizarnik. 1962

Hòa Bình Lê phỏng dịch
Theo Việt Báo

UserPostedImage

Diana’s Tree: Pizarrnik xuất bản tập Diana’s Tree năm 1962. là tập thơ thứ tư, Diana’s Tree đã thay đổi và tạo ra một vị trí mới cho tên tuổi của nhà thơ, với những lời thơ chín mùi chưa từng có. Tập thơ được xuất bản với bài giới thiệu của Octavio Paz., ông viết: “Diana’s Tree là một giống loài trong suốt và không tỏa bóng. Loài này tự tỏa sáng bằng ánh sáng của chính mình, thứ ánh sáng chập chờn, ngắn ngủi... Và khi được đặt dưới ánh nắng, Diana’s Tree tự chiếu sáng và phản chiếu ánh sáng rực rỡ của chính mình vào một tâm điểm gọi là thi ca, nơi hơi nóng sáng của nó có sức mạnh đốt cháy, tỏa mùi, thậm chí làm bốc hơi những tấm lòng hoài nghi.”


Sau khi tập thơ này ra đời, Alejandra Pizarnik sống thêm 10 năm. Khi bà tự tử vào tuổi ba mươi sáu, các nhà phê bình thời đó đã bắt đầu so sánh bà với Sylvia Plath, và đặt quan hệ từ sự ảnh hưởng thơ văn của bà với Arthur Rimbaud và Paul Celan.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.328 giây.