logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/04/2018 lúc 09:01:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Anh Lã Việt Dũng, một người dùng Facebook và hoạt động nhân quyền ở Việt Nam cho thấy màn hình có bức thư ngỏ mà anh tham gia ký gửi ông chủ Facebook Mark Zuckerberg, Hà Nội ngày 10/4/2018
Buổi chiều đối diện trước Quốc hội Hoa Kỳ, gương mặt của Mark Zuckerberg không giấu được sự căng thẳng khi bị bao vây giữa trùng trùng các phóng viên và các ánh mắt lạnh lùng của các thành viên thuộc ban điều trần về vụ tiết lộ thông tin người dùng facebook.
Gần cuối buổi, Mark đã nói “Một trong những điều hối tiếc của tôi, là đã chậm chạp xác định các hoạt động thông tin của Nga vào năm 2016”. Mark xin lỗi vì đã tạo ra một công cụ mà theo ông ta là đã bị lợi dụng để đưa các tin tức giả, sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Mỹ và những nội dung kích động. Người đứng đầu công ty phát triển mạng xã hội đã xin lỗi vì đã làm ảnh hưởng đến 87 triệu người dùng Facebook.
Vào thời điểm mà các ván cờ chính trị ở Mỹ đang đến lúc quan trọng nhất, dường như sự thú nhận này còn quan trọng hơn cả việc Thượng Nghị sĩ Ted Cruz đặt câu hỏi rằng Facebook có giữ được trung lập về chính trị hay không. Dĩ nhiên, Mark Zuckerberg nói là hoàn toàn trung lập.
Nhưng những gì ở VN có vẻ không giống như vậy, ít nhất từ bài viết của phóng viên Megha Rajagopalan, tờ BuzzFeed News dưới đây.

Bức thư ngỏ của các nhà hoạt động nhân quyền và các nhóm phương tiện truyền thông độc lập tại Việt Nam chỉ trích Mark Zuckerberg đã đến tay các nghị sĩ, trước các phiên điều trần của Quốc hội và Mỹ, giữa những lời phê phán từ khắp nơi trên thế giới đối với các chính sách kiểm soát nội dung của Facebook.
Hàng chục nhà báo, những người ủng hộ nhân quyền cũng như các nhóm xã hội dân sự ở Việt Nam đã lên tiếng chỉ trích Mark Zuckerberg, chủ nhân của Facebook bằng một bức thư ngỏ trước khi ông ra điều trần trước Quốc hội Mỹ.
Bức thư này nói rằng Facebook đã cho đóng nhiều tài khoản một cách bất hợp lý, và xóa nội dung liên quan đến công việc của các nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo, để phục vụ theo yêu cầu của chính phủ.
Làn sóng chỉ trích này cũng dậy sóng, từ phía các nhóm hoạt động nhân quyền như vậy tại các nước như Myanmar và Sri Lanka về những chính sách kiểm soát nội dung của Facebook. Trong trường hợp này, các lời phê phán nói rằng Facebook lại quá khoan dung với các tài khoản có ý gieo rắc bạo lực và tấn công các nhóm thiểu số.
Facebook cũng bị buộc tội hợp tác với các chính phủ áp bức.   
Tại Campuchia, các quan chức chính phủ tiết lộ với BuzzFeed News rằng họ có đường dây liên lạc trực tiếp tới Facebook, là cách mà chính quyền nước này sử dụng để đưa tên khóa các tài khoản và hạ bài đăng xuống, bao gồm cả tên những người đang phê phán thủ tướng.
Zuckerberg phải ra điều trần trước các thành viên của hai ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ về 'tính riêng tư, an toàn và dân chủ' sau một vụ bê bối về bảo mật dữ liệu lớn ảnh hưởng đến 87 triệu người sử dụng Facebook.

“Chúng tôi đã nhận thấy một sự gia tăng đáng ngại về số lượng các trang Facebook hoạt động bị khóa và nội dung bị xóa đi. Chúng tôi có bằng chứng cho thấy các lực lượng  hoạt động trên mạng do chính phủ tài trợ, đứng đằng sau những báo cáo 'lạm dụng' dẫn đến việc Facebook bị tác động phải gỡ nội dung”, Duy Hoàng, thành viên tổ chức chính trị Việt Tân, nói với BuzzFeed News.
“Thật không may, khi các nhà hoạt động liên lạc với Facebook, họ chỉ nhận được những phản hồi mơ hồ từ công ty này”.

"Chúng tôi lo lắng về chuyện Facebook đang vô tình giúp đỡ chính quyền Hà Nội kiểm duyệt tự do ngôn luận", ông Hoàng nói thêm.
"Chúng tôi có một quy trình rõ ràng và kiên định đối với các yêu cầu từ chính phủ, không riêng gì ở Việt Nam mà chung cho cả thế giới, và chúng tôi báo cáo số lượng nội dung mà chúng tôi hạn chế vì vi phạm luật pháp địa phương trong Báo cáo minh bạch của chúng tôi", một người phát ngôn của Facebook nói khi được hỏi về bức thư ngỏ từ Việt Nam.

Công ty Facebook nói rằng cách đối đãi việc hoạt động với các nhóm xã hội dân sự cũng như chính phủ đều như nhau và công ty bị đối diện với những thách thức lớn ở mọi nơi. Facebook nói công ty có quyền hạn chế quyền truy cập ở các quốc gia khi nội dung hiển thị trên Facebook bị chính phủ nói là bất hợp pháp.

Ông Hoàng nói các nhóm xã hội dân sự như ông cảm thấy họ có mối quan hệ hợp tác tốt với Facebook cho đến khi các đại diện của công ty, bao gồm trưởng bộ phận quản lý chính sách toàn cầu, đã gặp Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông của Việt Nam hồi tháng Tư vừa rồi.
Cuộc họp này diễn ra sau khi chính quyền làm áp lực với văn phòng địa phương cúa công ty Facebook, đối với việc lấy quảng cáo, cho đến khi nào giải quyết các vấn đề gọi là 'nội dung độc hại', hãng tin Reuters đã tường thuật về chuyện này. Vào lúc đó, Việt Nam nói rằng Facebook đã đồng ý thiết lập một kênh trực tiếp cho bộ thông tin và truyền thông của Việt Nam, để nghe báo cáo về các nội dung bất đồng với chính phủ.Ông Hoàng nói các nhóm xã hội dân sự như ông cảm thấy họ có mối quan hệ hợp tác tốt với Facebook cho đến khi các đại diện của công ty, bao gồm trưởng bộ phận quản lý chính sách toàn cầu, đã gặp Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông của Việt Nam hồi tháng Tư vừa rồi.
Nhưng phía Facebook cho biết cuộc họp chỉ đơn giản là thảo luận các chính sách, sản phẩm và chương trình của họ, và rằng không có chính sách nào của họ thay đổi sau cuộc họp, bao gồm cả quá trình để các chính phủ yêu cầu xóa bỏ nội dung. Các đại diện hai bên cũng thảo luận về sự hỗ trợ của Facebook đối với các doanh nghiệp nhỏ cũng như các vấn đề về kỹ thuật số.
Facebook nói rằng công ty tuân theo các điều khoản dịch vụ cũng như luật pháp, và công ty đã công bố minh bạch các yêu cầu từ các chính phủ trong một báo cáo hàng năm được gọi là Báo cáo yêu cầu của Chính phủ toàn cầu.

Việt Nam hiện có khoảng 55 triệu người dùng Facebook, vào khoảng một nửa dân số. Khoảng 70 phần trăm người dân Việt Nam thường xuyên lên mạng internet.

Bức thư ngỏ từ Việt Nam, được ký bởi 16 nhóm hoạt động và các tổ chức truyền thông cũng như 34 nhân vật sử dụng Facebook nổi tiếng trong nước. Thư nói rằng các nhà báo công dân được nhiều người biết đến đã không thể đăng tải gì được trước hay trong cuộc xét xử các nhà hoạt động thuộc Hội Anh em Dân chủ vào ngày 5 tháng 4 vừa rồi.
“Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực của Facebook chống lại hiện tượng thông tin sai lệch trong một xã hội tự do, nhưng cách làm của quý vị quá bao quát khiến gây nguy hại đến những nơi đang bị độc tài cai trị như Việt Nam. Việc này lại gây cản trở và khó khăn cho chính đối tượng mà quý công ty đang muốn phục vụ. Chúng tôi khẩn khoản kêu gọi quý vị mở cuộc đối thoại trực tiếp và thẳng thắn với các thành phần bị bị ảnh hưởng tại Việt Nam. Khi cách giải quyết của quý vị thiếu tinh tế, Facebook có nguy cơ trở thành đồng lõa với kiểm duyệt của nhà nước”, trích thư ngỏ.

Theo Blog Tuấn Khanh (RFA)
Nguồn: https://www.buzzfeed.com...ark-zuckerberg?utm_te...
______________
Tham khảo:
Phản ứng với Facebook từ quốc gia khác, ngoài Việt Nam
https://www.buzzfeed.com...democracy?utm_term=.i...
Báo cáo minh bạch của Facebook
https://transparency.facebook.com/
Nhà nước Việt Nam đã yêu cầu Facebook truy tìm dữ liệu ra sao?https://transparency.facebook.com/country/Vietnam/2017-H1/
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.