logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/04/2018 lúc 09:24:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
“Chúng nó đi mới đó mà đã được một tháng rồi!” Câu nói đượm vẻ ngậm ngùi, thốt ra từ đôi môi thoa son hồng kia khiến lòng người nghe mềm hẳn xuống. Câu nói nghe quen quen, như câu nói thường thốt ra từ miệng người mẹ về đứa con gái theo chồng tới một nơi chốn xa lạ; hay về những đứa con cưng phải xa gia đình, đi học ở một nơi xa lơ lắc.
“One month already!” Tiếng thở dài lê thê sau câu nói. “Hôm nay là 18 tháng Tư 2018. Đúng một tháng trước, ngày 18 tháng Ba.”
Tôi tròn mắt nhìn cái-người-đang-ngồi-trước-mặt-tôi, chờ câu thở than kế tiếp. Bởi 18 tháng ba là ngày gì thì thú thật, tôi không nhớ.
“Ôi, nó là con thú dễ thương nhất trong vương quốc của các loài thú!” Cái-người-đang-ngồi-trước-mặt-tôi nói tiếp.
Tôi vẫn không dám đặt câu hỏi hay gật gù giả bộ như biết rõ. Phải như có bạn ở bên cạnh, bạn sẽ giúp tôi google cái ngày 18 tháng Ba xem đó là ngày gì. Tôi chỉ biết chắc một điều là hôm ấy không phải là ngày lễ Tình Nhân, hơn nữa cái-người-đang-ngồi-trước-mặt-tôi nhắc đến “chúng nó” nên cũng nhất định không phải là ngày gì đó của cái-người-đang-ngồi-trước-mặt-tôi đây mà tôi – nếu biết khôn thì – cần phải nhớ kỹ.
“Ôi, mình chưa kịp nhìn thấy chúng nó thì chúng nó đã đi mất rồi!” Cái-người-đang-ngồi-trước-mặt-tôi lại than van. “They are superstar. Don’t you think so.”
Hai con mắt tôi mở lớn. Chắc nét mặt tôi ngơ ngáo lắm. Bằng chứng là cái-người-đang-ngồi-trước-mặt-tôi nhướng cặp lông mi đen lên hỏi, thêm một lần, “Don’t you think so?”
Tôi ậm ừ. Nửa gật nửa lắc. Cái cổ cứng như có độn thanh sắt bên trong cố gắng gật gù như đồng ý.
“Ai cũng muốn chụp hình với chúng nó. Từ Thủ Tướng Stephen Harper, hồi đón chúng nó về, đến đương kim Thủ Tướng Justin Trudeau, đương kim Thủ Hiến Ontario: Kathleen Wynne đến Thị Trưởng Toronto: John Tory. Người nào cũng cố chụp với chúng nó một tấm hình. Thường thì thiên hạ thích chụp chung với các tài tử điện ảnh, các chính trị gia tên tuổi, các vị chức sắc, đàng này các vị chức sắc lại thích chụp với chúng nó để khoe. Vậy thì chúng nó còn hơn siêu sao một bậc.”
Tôi vẫn chưa nghĩ ra là cái-người-đang-ngồi-trước-mặt-tôi đang nói về “chúng nó” nào. Tôi nghĩ bạn cũng chẳng hơn gì tôi, nhưng nếu bạn theo dõi tin tức thời sự ở Canada mình chắc bạn đã đoán ra. Thấy tôi cau mày suy nghĩ, cái-người-đang-ngồi-trước-mặt-tôi lắc đầu ra vẻ ngán ngẩm. Rồi hai con mắt một mí quăng cho tôi một cái liếc bén như lưỡi lam, “I am talking about Jia Yueyue and Jia Panpan, silly!” (Xin tạm dịch ra là: Tui đang nói về Jia Yueyue và Jia Panpan đó, ông ngố ạ!)
Tôi càng ngẩn người ra. Phim Tàu tôi chỉ xem phim của Trương Nghệ Mưu với Củng Lợi, Trương Tử Di. Tôi không biết bất kỳ ai khác dù siêu sao hay không siêu sao. Và ba cái tên mà tôi biết vừa kể thì không tên nào nghe giống Jia Yueyue và Jia Panpan hết ráo.
“I am talking about the pandas, silly!”
Lại silly nữa. Và lần này cái chữ silly nó được kéo dài lê thê như cái đuôi của mùa đông năm nay ở Ontario, thứ đã đem lại niềm vui đón mừng xuân mới hụt cho thành phố tôi tới hai lần.
Thì ra cái-người-đang-ngồi-trước-mặt-tôi đang “tâm tư” về mấy con gấu trúc. Chúng nó ở đây là mấy con gấu trúc mà Canada thuê của nước Tàu, đem về cung phụng trong sở thú Toronto đấy. Chuyện mấy con gấu trúc chắc có làm bận tâm chăng là làm các bà bận tâm bởi các bà luôn yêu thích những gì dễ thương mà gấu trúc thì dễ thương hơn bất cứ con vật nào.
Tôi miên man suy nghĩ. Vẫn biết muôn loài khi còn bé, hầu như con nào cũng dễ thương; chắc thiên nhiên tạo nên như thế bới khi còn nhỏ, yếu đuối, vô vọng, lệ thuộc hoàn toàn vào người chủ hay bố mẹ nên các con vật còn bé bao giờ nhìn cũng dễ thương, để gợi tâm lý chở che, bảo bọc. Riêng con gấu trúc thì lúc nào thấy cũng dễ thương, từ thuở sơ sinh cho đến ngày bô lão. Đã nghĩ vẩn vơ thì cũng cho tôi lạc đề luôn một chút, rằng phái nữ khi còn là em bé thì luôn luôn dễ thương, ai nhìn cũng muốn nựng, lớn hơn chút xíu nữa thì ai cũng muốn gọi là angel. Lớn hơn chút nữa thì có dễ thương chăng cũng chỉ dễ thương với những người thân, bố mẹ, anh chị em, bà con thân thuộc, đến một tuổi nào đó nữa thì chỉ còn dễ thương được với một người. Nhiều khi chẳng dễ thương nổi với ai. Chấm hết. Trở về chuyện đang bàn trước mặt. Cái-người-đang-ngồi-trước-mặt-tôi đây thì đang ở thời kỳ dễ thương với nhiều người và đặc biệt rất dễ thương với tôi.
Thì ra vậy. One month already quả là chính xác. Mới hôm nào đây đọc báo thấy đăng lao xao, mở ti vi thấy bàn tán nhộn nhịp. Nhịp tim của thành phố rối loạn vào cái ngày Chủ nhật 18 tháng Ba, đúng một tháng trước. Cái lúc mà hai em gấu trúc nhi đồng rời sở thú Toronto để lên đường đi Calgary.
“Nuôi mấy con đó tốn tiền thấy mồ.” Tôi phát biểu. Bởi tôi có đọc được đâu đó rằng Canada thuê mấy bạn panda này với giá 10 triệu đô la Canada (cho mỗi bạn) trong mười năm.
“Nhưng mà vẫn có lợi bởi nhờ chương trình Bảo Vệ Gấu Trúc Toàn Cầu mà gấu trúc đang từ chủng loại có nguy cơ bị diệt chủng đã được nâng lên một bậc, thành chủng loại dễ bị tổn thương.”
“Hồi nào?” Tôi hỏi với đầy sự nghi ngờ.
Cái-người-đang-ngồi-trước-mặt-tôi trả lời ngay, “Năm 2016.”
Nghĩa là trong cái đầu tròn tròn xinh xắn, bên dưới mái tóc dài màu nâu kia, những con panda có một chỗ đứng thật vững vàng.
Tôi vẫn nhớ vào một ngày tháng Ba 2013, thiên hạ đã xôn xao khi Canada trang trọng đón tiếp mấy chú gấu trúc đến Toronto. Thủ tướng Stephen Harper (hình như) ra tận phi trường đón các đấng gấu. Tháng 10 năm 2015, tiếng suýt soa lại một lần vọng lên trong công chúng (đặc biệt là phụ nữ và trẻ em) khi nghe tin mẹ gấu và bạn trai của mẹ mới cho ra đời hai chú gấu con. Lúc đó tôi cũng có nghe tin nhưng không để ý mấy. Thì ra hai cái tên nghe rất phim tập Hong Kong mà cái-người-đang-ngồi-trước-mặt-tôi vừa đọc lên qua âm hưởng tiếng Phổ Thông – nghe thật dễ thương – là tên của hai chú gấu trúc con.
“Vậy là bây giờ Canada có gấu trúc rồi, khỏi phải đi thuê của Trung Quốc nữa nhé.” Tôi vừa nói vừa thở phào như trút được gánh nặng.
Nhưng cái-người-đang-ngồi-trước-mặt-tôi lắc đầu nguầy nguậy, “Không đâu, con gấu trúc dù sinh ở đâu cũng vẫn mang quốc tịch của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.”
Tôi bật ngửa. Thật là ngược ngạo. Luật lệ ở đâu mà không giống ai. Cái-người-đang-ngồi-trước-mặt-tôi nhắc lại, “Dù sinh ra ở đâu thì con gấu trúc vẫn mang quốc tịch của Trung Hoa.”
“Ngay cả dù sinh ra ở Canada hay ở Mỹ?”
“Vẫn là Trung Quốc.”
“Hoặc sinh ra ở Nga, hay Pháp, hay Nhật?”
“Vẫn là Trung Quốc.”
Thế là tôi suy nghĩ vẩn vơ. Quả thật, đối với nước Tàu, con gấu trúc có giá hơn con người gấp ngàn lần. Phụ nữ Tàu (và rất nhiều phụ nữ từ các quốc gia khác) thường hay tìm cách sinh con ngay trên xứ sở mà mình muốn chọn để ở lại, như Canada và Mỹ, bởi đứa bé chào đời ở Canada hay Mỹ thì đương nhiên sẽ được mang quốc tịch ở hai xứ sở ấy. Nhà nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa chẳng hề cấm đoán mà hình như còn khuyến khích chuyện chui qua lỗ hổng luật pháp này của dân mình. Tôi nghĩ giống dân mang khát vọng rải đều sắc tộc mình khắp thế giới là người Hoa. Bạn có quyền không tin điều đó nhưng bạn sẽ không thể phủ nhận được sự kiện không ở đâu là không có mặt nguời Hoa, và có vô số phụ nữ Tàu mang bầu, tìm cách nấn ná để sinh con ở Mỹ hoặc Canada. Có rất nhiều cơ sở dưỡng thai cho phụ nữ Tàu mai phục, chờ sinh con ở quốc gia mà nhà nước Tàu luôn miệng chê trách và bôi bác.
Tóm lại, nếu bạn là người Hoa, sinh ra ở đâu, ngay lập tức bạn được làm công dân ở đó; còn nếu bạn là con gấu trúc thì dù có sinh ra ở thiên đàng bạn vẫn phải mang quốc tịch Trung Hoa.
“Đang suy nghĩ gì thế?” Cái-người-đang-ngồi-trước-mặt-tôi hỏi.
Tôi không biết trả lời sao. Chúng tôi đang ngồi trong một quán cà phê rất nhà quê. Chúng tôi đang ở một ngôi làng cách nơi mình ở ba trăm cây số. Chúng tôi đang hẹn hò. Sau ba ngày ẩn cư trong căn apartment nhỏ bé, ngồi trước màn hình ti vi nhìn xe thiên hạ trượt trên đường phố đóng băng, chuyện trò toàn qua email và tin nhắn điện thoại, hôm nay nắng le lói trên bầu trời u ám kéo chúng tôi ra ngoài. Chúng tôi đang (nói theo kiểu Canadian là) dating, cứ tạm coi là như thế.
“Đang nghĩ cái chuyện khôi hài.”
“Khôi hài gì?”
“Hồi Thủ Tướng Harper của Đảng Bảo Thủ nghinh đón hai bạn gấu trúc, đảng Tự Do đối lập đã chế diễu, moi móc hết lời.”
“Thì sao? Đối lập thì phải vậy.” Cái-người-đang-ngồi-trước-mặt-tôi nói, thật dõng dạc. Đúng là dân học môn Chính Trị và Bang Giao Quốc Tế.
“Nhưng bây giờ từ Thủ Tướng Trudeau đến Thủ Hiến Wynne và ngay cả Thị Trưởng Tory cũng tìm mọi cách để selfie chung với mấy đứa panda.”
“That’s politics!” Chính trị nó thế. Cái-người-đang-ngồi-trước-mặt-tôi phán, lần này không chấm câu bằng chữ “silly.”
Tôi ngồi đó, nhìn đôi con mắt một mí của cái-người-đang-ngồi-trước-mặt-tôi. Đôi môi mỏng vừa mới vẽ một nụ cười. Đôi môi tô son điểm phấn cho buổi hẹn hò đầy hứa hẹn (nháy mắt một cái; bạn hiểu tôi muốn nói gì rồi) ở một nơi cách xa thành phố chúng tôi tới ba trăm cây số. Nhưng sao trong đầu tôi lại ngổn ngang hình ảnh những cái tít lớn trong bản tin bắt gặp cách đây không lâu trên mạng xã hội về một vụ bố ráp của bộ di trú Hoa Kỳ, tại một khu dưỡng thai cho các phụ nữ người Tàu mai phục chờ sinh con ở California. Quả thật không ở đâu mà không có người Tàu. Tôi nghĩ người Mỹ có thể lên Hỏa Tinh trước mọi người nhưng kiến trúc xã hội đầu tiên thành hình trên Hỏa Tinh sẽ vẫn là một China Town.
Rồi tôi chợt nhớ ra nhà nước Việt Cộng cũng vừa mở cửa biên giới cho người Tàu thoải mái ra, vào. Riết rồi nhìn đâu cũng thấy người Tàu, chữ Tàu, tiếng Tàu, mùi Tàu, kiểu Tàu, lối sống Tàu.
Và tôi giật mình nhớ ra rằng cái-người-đang-ngồi-trước-mặt-tôi thật mỏng mềm và thật dễ thương kia là sinh viên du học từ Bắc Kinh. Hèn gì cái-người-đang-ngồi-trước-mặt-tôi ấy theo dõi bước chân mấy con panda thật sát.
Chỉ có điều panda đi đâu cũng vẫn là dân Tàu còn cái-người-đang-ngồi-trước-mặt-tôi thì không. Và khi không, hình ảnh tội nghiệp của những người đàn bà Trung Quốc bị nhân viên di trú Mỹ áp giải ra khỏi trung tâm dưỡng thai lậu ở Mỹ cứ nhập nhằng chập lên khuôn mặt khả ái của cái-người-đang-ngồi-trước-mặt-tôi.
“Ơi, Tiểu thơ!” Tôi lẩm bẩm một mình.
Khúc An
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.078 giây.