logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 24/04/2018 lúc 10:32:49(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chiều hôm đó, chị tôi dặn dò tỉ mỉ trước khi Thanh Đào và tôi đi vượt biển.
Chúng tôi vội vã đến ngã tư Quốc Lộ 1, gần Ty Thông Tin NhaTrang, đứng chờ xe “Lam” rước hành khách từ Nha Trang, đi Tháp Bà, Ba Làng.
 
Nhớ lời chị tôi căn dặn: "Cậu nợ cẩn thận nhé! Người tài xế xe Lam đội mũ lưỡi trai đen, miệng ngậm điếu thuốc lá.
Khi xe ngừng lại, anh ta sẽ hỏi cậu: "Chú Hai đi về đâu?"
Cậu phải đáp: "Cho chúng tôi về chợ chồm hỗm Ba Làng."
 
Chúng tôi từ giã chị ra đi, đầu tôi ngoảnh lại nhìn ngôi nhà mà ở đó, tôi đã sinh ra và lớn lên với tiếng khóc và lời ru vỗ về của mẹ.
Tay xách túi dết đựng hành trang, mà lòng bịn rin, không nỡ ra đi. Sau vài phút lưu luyến, chúng tôi vội vàng đi xích-lô đến chỗ hẹn. Hồi hộp đứng chờ chiếc xe Lam dẫn dắt chúng tôi vượt biển, lòng vừa lo sợ vừa nôn nao. Nếu chuyến vượt biển này bất thành, lỡ bị bọn công an phát giác, tôi chỉ còn có cách, vào trại tù thêm một lần nữa thôi.
Sáu năm bị cầm tù cũng đủ làm cho tôi hãi hùng, khiếp sợ.
Mất bình tĩnh vì đứng đợi mãi, không thấy chiếc xe Lam nào dừng lại ở góc đường, đúng chỗ hẹn, để đưa chúng tôi vượt biển, bỏ nước ra đi, như kẻ trốn chạy.
Những giây phút đợi chờ dằng dặc rồi cũng trôi qua nhanh!
 
Bỗng chốc, một chiếc xe Lam chở đầy hành khách, dừng lại, tôi nhìn người tài xế, đang đội mũ lưỡi trai đen, nhưng trên môi không có điếu thuốc lá; do đó tôi còn chần chờ vì không biết, có phải chiếc xe Lam này, dẫn dắt tôi đến chỗ tập trung hay không. Đang phân vân, do dự, người tài xế đã giục tôi:
"Lên xe ngay đi keûo treã! Có phải ông Hai về chợ chồm hoåm Ba Làng không? "
Tôi biết chắc chắn chiếc xe Lam này sẽ đưa chúng tôi đến chỗ tập trung, theo kế hoạch. Chúng tôi vội nhảy lên xe ngồi cạnh hai người đàn bà lạ mặt. Xe rồ ga chạy nhanh ra hướng Tháp Bà. Tôi nhìn trong xe, sáu người đàn bà và một em bé khoảng sáu tuổi, đang thiêm thiếp ngủ trong lòng mẹ.
 
Những người này không có vẻ gì là người vượt biển, vì ai ai cũng có mang theo thúng, mủng như phường phe phẩy! ( Danh từ này được bọn công an cộng sản gán ép cho những ai hành nghề buôn bán vào thời điểm sau 30/4/1975 - 1985.)
 
Khi xe chạy gần đến ngã ba rẽ vào chợ chồm hoåm Ba Làng, xe bị hỏng máy. Người tài xế vừa nhảy xuống xe vừa nói:
"Tất cả ngồi im trên xe, tôi giả bộ làm cho xe bị hỏng máy dọc đường, chờ trời tối sầm lại, mình sẽ đến chỗ tập trung. Nếu đến sớm quá, bọn công an biên phòng phát giác thì hỏng bét."
 
Nói xong, anh ta vội vàng mở máy xe, lau chùi lung tung. Có ai đi ngang qua, anh cũng giả vờ cằn nhằn, chửi thề inh ỏi: "Đồ chó chết. Làm ăn như thế thì chết tôi rồi! Mới sửa  sáng nay, bây giờ lại hư nữa. Mẹ kiếp! Thằng thợ máy của lão Ba Gà, làm ăn chẳng ra con mẹ gì hết."
Anh ta giả vờ loay hoay nắm mấy sợi giây điện, lung lay vài lần, rồi lại leo vào buồng lái, tra chià khóa, nổ máy. Chiếc xe vẫn im lìm. "Mẹ kiếp!" Anh ta chửi thề, bực dọc đá vào thùng xe,
mở nắp bình xăng, mặc dù anh ta đã biết xăng vẫn còn đủ, để có thể chạy thêm vài chuyến Nha Trang - Ba Làng.
Mọi người qua lại tưởng đâu chiếc xe hỏng máy, chết dí bên đường.
 
Chúng tôi ngồi trên xe, lòng nôn nao, chỉ muốn đến chỗ hẹn càng sớm càng tốt, vì nếu chúng tôi đến trể, con tàu vượt biển đã ra khỏi, lỡ một cơ hội bằng vàng.
 
Một chập lâu sau, trời tối sầm lại. Người tài xế lên xe, cho máy nổ, chạy về hướng Ba Làng.
Khi xe vừa ngừng, tôi được người đàn ông, áo quần lũn cũn, bảo tôi đi theo ông ta. 
Còn Thanh Đào và sáu người đàn bà kia, được một cô gái khác dẫn đi.
Tôi thắc mắc hỏi người đàn ông hướng dẫn: “Tại sao chúng tôi không được đi chung với nhau. 
Ông ta giải thích:
“Đàn ông đi một hướng.  Đàn bà đi một hướng khác.  Đó là kế hoạch.  Không hỏi lôi thôi.”
Vừa nói ông vừa đẩy tôi vào một khúc quanh co. Đến một căn nhà, người đàn ông này đưa tôi lên gác thượng, chất đầy lưới đánh cá. Ông ta bảo tôi nằm chờ, khi nào xuống ghe, ông ấy sẽ gọi. Trước khi rời khỏi gác xếp, ông ta còn căn dặn tôi:
"Nếu công an khu vực xét hộ khẩu, phát giác có người lạ mặt, anh phải nói anh là người vá lưới."
Ngạc nhiên, tôi hỏi: "Nhưng tôi không biết vá lưới!"
Ông ấy gắt gỏng: "Thì anh cứ nhận đại như vậy đi. Tụi công an có thằng nào biết vá lưới đâu mà anh sợ."
Tôi chưa kịp hỏi thêm một vài chi tiết, để đối phó với công an khi bị xét hỏi, ông ta đã rời khỏi gác lửng.
 
Còn lại một mình với nỗi lo âu, tôi bung lưới đánh cá ra, tìm chỗ rách. Tôi soạn đồ tập tàng, như kim, cước, giây nhợ, các thứ linh tinh lỉnh kỉnh bày ra trước mặt, để lỡ công an khu vực có khám xét, tôi cũng có cách trình bày.
Đang loay hoay quan sát những vết vá cũ và tập cách làm.
Tiếng người đàn ông vội vã gọi tôi: "Xuống ngay đi! Theo tôi nhanh lên!"
Tôi vội vàng tụt xuống đất nhưng không quên mang theo túi hành lý.
 
Tôi theo người đàn ông ra bãi biển, và ngồi trên một chiếc thúng câu, rất nhỏ, chỉ vừa đủ cho hai chỗ ngồi. Người đàn ông chèo chòng chành trong đêm tối. Tôi cố nhìn ra vùng biển nhưng chẳng thấy gì cả.
Tôi hỏi ông ấy về tình trạng của Thanh Đào.  Ông ta gắt gỏng: 
“Người khác phụ trách, đưa đàn bà và trẻ con xuống tàu vượt biển bằng một ghe nhỏ.  Yên trí đi, vợ chồng ông sẽ gặp nhau trên tàu, không sao đâu.
 
Một chập lâu sau, chúng tôi cập vào chiếc thuyền lớn. Ông ta giúp tôi leo lên ghe. Khi trèo lên được chiếc ghe lớn, tôi nghe lao xao có tiếng nhiều người đang gọi nhau ơi ới. Tiếng đàn bà gọi chồng. Đàn ông gọi vợ, gọi con...
Tôi gọi Thanh Đào nhiều lần  nhưng chẳng nghe thaáy nàng trả lời.
Tôi vịn thành ghe, chập choạng đi tìm Thanh Đào. 
Sau đó không lâu, hai thanh niên leo lên tàu, vừa thở hổn hển vừa nói: “ Có một toán phụ nữ bị du kích chận bắt.
Thất vọng, tôi tìm một góc ghe, ngồi xuống, tim đập mạnh phình phịch, lòng buồn rũ rượi vì không rõ Thanh Đào hiện giờ ra sao!
Mọi người chỉ mong ghe sớm khởi hành. Một chập lâu sau, tôi thấy ánh đèn pin rọi sáng, quất qua quất lại trên mạn thuyền. Sau đó không bao lâu: Có tiếng người la to:
"Anh Ba, đủ người rồi. Năm mươi sáu (56) tất cả. Chỉ còn thiếu 7 người đàn bà và 2 trẻ em, do cô Tám phụ trách,  đã bị du kích bắt rồi.  Dọt lẹ đi!  Chần chờ sẽ bị lộ đó!"
Tôi nghe tiếng động cơ nổ bình bịch, thuyền chòng chành rồi vượt sóng. Mũi thuyền vươn cao, lướt nhanh về hướng trước, để lại phía sau một đường cong vòng vèo màu trắng bạc, trên mặt nước biển đen kìn kịt.
 
Bầu trời tối đen. Màn đêm buông xuống đại dương.
Chiếc ghe có chiều dài khoảng mười lăm thước, chiều rộng độ chừng hai mét rưỡi. Ghe rất nhỏ, có hình dáng như thuyền đánh cá của các ngư phủ, chứ không có dáng dấp của một chiếc tàu to, để có thể vượt đại dương.
 
Cảm giác sợ sệt bỗng chốc tràn lên tim óc, khi tôi nghĩ đến, nếu trong chuyến hải trình chẳng may gặp một cơn bão nhỏ hoặc một ngày biển động, chiếc ghe sẽ vỡ tan ra từng mảnh vụn, làm tôi khiếp sợ!
 
Mọi người hình như đang lo lắng nhìn chiếc ghe nhỏ xíu, trong khi những vì sao khuya lấp lánh thắp sáng bầu trời. Thuyền chạy gần đến sáng, có tiếng người hét to, dõng dạc như truyền lệnh:
"Bà con ơi! Yên trí rồi! Chúng ta đã ra đến Hải Phận Quốc Tế!"
Nhiều tiếng vỗ tay, reo hò, mừng rỡ. Lúc bấy giờ tôi mới hoàn hồn, nhìn quanh, ánh sáng lờ mờ của các vì sao biển, tôi nhận thấy trên thuyền phần đông là đàn bà, một số ít đàn ông và trẻ con. Mọi người đang nằm, ngồi la liệt trên mạn thuyền. Có người tựa vào lưng nhau, ngủ gà ngủ gật. Một vài bà ôm con trong lòng thiêm thiếp ngủ. Bên cạnh tôi, một thiếu nữ, ngồi im lặng, hai tay đang chấp lại, van vái nguyện cầu Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn.
Thấy vậy, tôi cũng chấp hai tay lên ngực, van vái Phật Bà phù hộ.
Tiếng gió thì thầm càng lúc càng mạnh. Trời se lạnh. Tôi vội mở gói hành trang, lấy cái áo ấm, choàng vào người.
 
Cảm thấy khát nuớc. Tôi nhìn quanh, muốn tìm chỗ để uống nước, nhưng không biết nước để nơi nào.
Tôi hỏi người đàn ông bên cạnh:
- Mình uống nước ở đâu ông bạn?
Ông ta đáp:
- Tôi cũng không biết nữa! Ông thử hỏi chủ ghe!
Tôi phân trần:
- Tôi không biết ai là chủ ghe?
Thiếu nữ ngồi bên cạnh tôi, nói:
- Chủ ghe là ông Ba Gà, đang ngồi trên đài chỉ huy đó!
Người đàn ông, hỏi tôi:
- Anh không biết chủ ghe hả! Vậy anh đã giao vàng cho ai?
Tôi giải thích:
- Chị tôi thu xếp nên tôi không biết chủ ghe là ai!
Ông ta bật lửa lên hút thuốc, nhờ ánh sáng tỏa lên trên khuôn mặt, tôi thấy ông ta khoảng 45 - 47 tuổi. Tôi lo lắng, không biết ai là tài công, tôi hỏi:
- Anh có biết ai đang lái ghe này không?
 
- Đại Úy Bình, trước đây làm việc tại Hải Quân Công Xưởng.
Tôi nửa mừng nửa lo, vì nếu Hải Quân Đại Úy Bình, điều khiển chiếc ghe này, mình không sợ máy móc bị trục trặc, nhưng các anh em Hải Quân Công Xưởng, cũng có người không rành về hải trình lắm. Tuy nhiên theo tôi nghĩ, đã có được một Sĩ Quan Hải Quân đảm nhiệm tài công, cũng bảo đảm một phần lớn rồi.
Chúng tôi hàn huyên bâng quơ về chuyến hải trình...vượt biển.
Bỗng chốc mặt trời nhô lên bên trái của chiếc ghe, mặt biển tỏa một vùng ánh sáng chan hòa.
Lúc này tôi bình tỉnh lại và biết chắc chắn Thanh Đào đã bị toán du kích  bắt rồi.  Vì khi xe Lam vừa ngừng, người đàn ông dẫn tôi đi, đã có gọi tên cô gái đã dẫn và sáu người đàn bà kia:  “Ê!  Tám. Mày phụ trách nhóm phụ nữ này!
Tôi ngồi nghĩ mà tiếc cho thân phận Thanh Đào sao mà long đong, lận đận quá?
 
Quang cảnh trên ghe thật ồn ào, náo nhiệt. Kẻ nằm người ngồi.
Mặt mày hốc hác. Có tiếng khóc của trẻ thơ đòi mẹ cho bú, với lời người mẹ dỗ dành con dại. Nhiều tiếng la hét của người lớn gọi tên ông chủ ghe đòi nước uống: "Ông Ba Gà ơi! Cho nước uống! Chúng tôi chết khát đến nơi rồi!"
Nhiều người kêu gào nối tiếp:
"Chị Ba Gà ơi! Chị đã hứa với chúng tôi, chủ ghe sẽ cũng cấp nước uống và thức ăn, đến khi ghe cập đảo Phi-líp-pin mà!"
Chẳng nghe thấy tiếng trả lời của vợ chồng ông Ba Gà.
Có người hỏi: "Có ai thấy vợ chồng ông Ba Gà ở đâu không?"
Tiếng trả lời từ cuối mạn thuyền:
"Ông Bà Ba Gà đang ở trên đài chỉ huy đó! Mình ở dưới này, làm sao kêu cho ông bà ấy nghe được!"
Có người giải thích thêm:
"Ghe đang chạy ngược gió. TIếng kêu của mình bị gió cuốn về phía sau ... làm sao ông bà ấy nghe đuợc. Tôi đề nghị có anh nào khoẻ, leo lên đài chỉ huy, kêu ông bà chủ ghe cho nước uống, chứ anh chị em mình nhịn khát từ sáng sớm hôm qua, đến bây giờ làm sao chịu nổi."
 
Vào lúc đó, một thanh  niên còn trẻ, dõng dạc, nói to: "Để tôi đi cho! Chờ tôi một tí!"
Tôi nhìn về hướng người thanh niên. Anh ta vừa mở gói hành lý vừa lấy ra một bộ quân phục rằn ri nhưng tôi không rõ thuộc binh chủng nào. Anh choàng chiếc áo lính vào người, lẩm bẩm: "Khốn nạn! Ba chục khâu(*1) chứ có ít ỏi gì đâu!
Chính ông Ba Gà đã hứa với tôi, họ sẽ bao luôn thức ăn và nước uống trong suốt chuyến đi kia mà."
Nói xong, anh vịn vai người này, đến vai người khác rồi leo lên khỏi khoang thuyền. Một chập lâu sau, anh mang xuống một “can” nước 20 lít với cái ly nhựa.
Anh vừa hì hà hì hục khiêng can nước, vừa giải thích: "Ráng uống cầm hơi, ưu tiên cho trẻ em, đàn bà và người đau ốm. Một ngày chỉ được phát một “can” nước như thế này mà thôi. Hết thì ráng nhịn. Ổng bả nói sao tôi lập lại với anh chị em như vậy."
Có tiếng chửi thề:
"Để tôi tính ... ổng bả cho. Đồ đê tiện! Bốn năm chục mạng người mà chỉ được một can nước này hay sao?"
Có tiếng đồng tình của một người đàn bà, giọng the thé: "Đúng đó! Chủ ghe phải có trách nhiệm chứ"
 
Dưới ánh trăng lờ mờ, tôi thấy một người lính khác, hăm hở trèo lên mạn thuyền, trên tay cầm theo cây súng Colt 45.
Linh tính báo cho tôi chuyện không lành sẽ xãy ra, vì theo tôi nghĩ, ông Ba Gà nào đó, người đã tổ chức chuyến vượt biên này, không phải là tay tầm thường. Hơn thế nữa ông ta cũng phải có một vài đàn em du đảng, đi theo để yểm trợ chủ ghe khi cần.
 
Tôi đứng dậy chận anh quân nhân này lại và góp ý:
"Mình nên tìm cách thương lượng với chủ ghe, để được việc, không nên ấu đả gây ra những việc không hay."
Vừa dứt lời, người lính nhìn thẳng vào mặt tôi, nói:
"Thiếu Tá, để tôi tính ông bà này cho Thiếu Tá xem. Không trị họ, mình sẽ chết khát, trước khi đến Phi hay Thái Lan đó! Đồ bủn xỉn tính toán từng giọt nước với thuyền nhân."
Tôi giải thích thêm:
"Tuy nhiên, mình sẽ hành động khi cần. Tình trạng cũng chưa đến nổi nào. Hãy chờ xem ra sao!"
Cả mấy chục người đều đồng tình với tôi, khuyên anh quân nhân nên giữ bình tỉnh.
Sau khi nghe nhiều người giải thích với thái độ ôn hòa, người lính cũng dịu giọng và nói:
"Tùy bà con, chú bác, anh chị em thôi. Chứ tôi cũng liều lắm đó!"
 
Anh ta ngồi phịch xuống bên cạnh tôi:
"Thiếu tá Duy Xuyên, anh còn nhớ tôi không?"
Tôi đang lưỡng lự, chưa nhận ra được anh ấy là ai. Anh ta vừa nói vừa giới thiệu: "Trại 53 đây. Lán thợ mộc nè!"
Tôi mừng rỡ, vì dù sao cũng có một bạn tù trong chuyến hành trình nguy hiểm này. Tôi ôm choàng anh ta và hỏi: "Đi một mình hay đi với ai?"
"Một mình? Còn Thiếu Tá?"
Tôi đáp: " Đi hai người, nhưng bà xã tôi đã bị toán du kích chận bắt với  sáu người đàn bà khác rồi. Bây giờ cũng cô đơn, một mình."
 
Chúng tôi nhìn nhau trong ánh mắt thông cảm và thương yêu nhau. Chúng tôi ngồi ôn lại những mẫu chuyện vui buồn khi còn trong quân ngũ.
 
Ai nấy cũng chuyện trò cả đêm không ai ngủ được.
Thời gian chậm chạp trôi qua đến ngày thứ ba, lênh đênh trên mặt biển, mênh mông. Dưới mạn ghe mùi hôi thúi nồng nặc của phân và nước tiểu xông lên làm mọi người khó chịu. Một vài người say sóng. Một người đàn bà há to miệng muốn ói, nhưng ói không được. Bà ta lấy chai dầu xanh, le lưỡi liếm. Bất ngờ bà ọc một cái, ói khan ra nước vàng tanh tưởi, vung vãi lợn cợn một vài hột cơm nhầy nhụa chưa kịp tiêu hóa. Bà ói văng lên trên quần áo của người đàn ông đang tựa lưng vào thành ghe, ngủ thiêm thiếp. Ông ta choàng dậy, chửi thề thô tục.
Bầu trời tĩnh mịch. Thuyền trôi trên sóng. Bỗng nhiên có tiếng hét to, từ trên phòng Chỉ Huy của ông bà Ba Gà vang vọng, nghe rõ từng tiếng một:
"Có tàu vớt rồi! Bà con ơi!"
Tôi vịn thành ghe, ngước mắt nhìn quanh. Một chấm đen nhỏ xíu xuất hiện trên mặt biển mênh mông về phía phải của con thuyền vuợt biển.
Chấm đen càng lúc càng rõ dần.
 
Mọi nguời dường như đang đứng dậy, chồm người nhìn về phía chấm đen. Hy vọng đã vươn lên trong lòng người với nhịp tim đập phình phịch.
phai  
#2 Đã gửi : 24/04/2018 lúc 10:37:12(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tàu buôn đến gần, thuyền vượt biển chòng chành trong giây lát. Chiếc tàu dừng lại, quan sát
rồi tiếp tục di chuyển. Tôi dùng hai cái mũ lưỡi trai màu trắng, đánh tín hiệu, cầu cứu: "SOS!"
Tàu bên kia cũng đáp lại bằng cờ:
"Chúng tôi đang trên đường đến Bắc Hàn! Không thể giúp các bạn được. Cố gắng chờ tàu khác!"
Tàu buôn vội vã chạy nhanh, để lại bao nhiêu lời chửi thề inh ỏi. Tôi thấy trên thành tàu chữ France, nên biết đó là tàu buôn của nguời Pháp. Tôi giải thích với mọi người trên thuyền vượt biển.

Nhiều tiếng thở dài ngán ngẫm chen lẫn tiếng chửi thề với nỗi buồn thất vọng! Trong tiếng tức tưởi bỗng vang lên âm thanh nho nhỏ của thiếu nữ ngồi bên cạnh tôi, tiếng cầu kinh Phật Bà Quan Âm từ bi cứu khổ cứu nạn. Có người còn muốn chồm dậy, ngước nhìn về phía sau, chiếc tàu buôn của người Pháp. Họ hy vọng vì lòng nhân đạo, tàu buôn sẽ quay đầu lại, để cứu vớt
thuyền vượt biển không!!! Nhưng thêm một tiếng thở dài, ánh đèn rực rỡ trên chiếc tàu buôn mờ dần trong sương đêm, phút chốc cũng tan biến vào màn đêm che phủ. Tàu buôn thật sự cúi mặt bỏ đi!

Vừa lúc ấy, có tiếng người đàn bà, giận dữ hét to, xé tan bầu không khí u buồn trên khoang thuyền chật hẹp, tanh tưởi, ngột ngạt mùi nước tiểu:
"Cái con đĩ lăng loàn trắc nết kia! Mày là cán bộ Việt Cộng! Dụ dỗ chồng tao, mang mày vượt biển, để qua Mỹ, chúng mày làm tình báo, lấy tin tức cho bọn cộng sản phải không?"
Tiếng người đàn bà, giọng Bắc, the thé đáp lại:
"Ê! Con mụ kia! Mày nói ai? Chính mày mới đích thật là con đi lăng loàn trắc nết!

Chồng mày vừa mới đi tù chưa đầy một năm... mày ở nhà, đã đú đa đú đởn, dững mỡ với thằng cán bộ địa phương! Ép buộc chồng mày phải ký giấy ly hôn, mày còn oan ức, ghen tức nỗi gì! Ai giựt chồng mày! Đây nè! Mày muốn tao trình làng, trình xóm Giấy Thuận Tình Ly Hôn mà mày đã mang vào trại tù, ép buộc chồng mày ký tên vào, để mày dễ đú đởn. Mày có muốn tao trình cho bá quan thiên hạ, rõ bộ mặt dâm đảng của mày không? Cái con đĩ chó!"
Vừa nói bà ta vừa kéo cái xách tay, để moi giấy tờ...
Người đàn bà nói giọng Huế cũng chẳng vừa, đốp chát lại ngay. Bà vừa nói vừa xắn tay áo, định xông tới nhưng hai chân bủn rủn không bước được.
Bà buông miệng ra là nói tục:
"Đồ ngựa rượt! Tao không để mày yên đâu! Tao sẽ tố cáo với Ủy Ban Thanh Lọc
Liên Hiệp Quốc, mày là cán bộ quản giáo của trại tù Đá Bàn, đã dụ dỗ chồng tao đi vượt biển!"
Người đàn bà nói giọng Bắc, cũng chẳng phải là tay vừa. Giọng bà the thé, đanh đá cất cao, bà vỗ ngực đành đạch, át hẳn cả tiếng động cơ nổ bình bịch.
"Biết ai tố cáo ai? Cái thằng đĩ đực đang ngồi bên cạnh mày đó! Chính nó mới là cán bộ tình báo, dụ dỗ mày vượt biển. Qua Mỹ nó sẽ quậy phá Cộng Đồng tỵ nạn. Còn như tao, chẳng qua tao phải vào công an để có được tiêu chuẩn mà sống qua ngày, chứ tao có thương yêu, tin tưởng gì cái bọn cộng sản đó đâu.
Chín năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Bắc đói queo râu. Bà không vào công an để bị chết đói hả? Bố mẹ mày cũng chẳng dám tố cáo bà đâu! Mày mà còn lãi nhãi, bà sẽ đấm vào mồm mày bây giờ!"

Nghe qua câu chuyện hai người đàn bà đánh ghen...
Chúng tôi mới biết: Anh chàng sĩ quan nào đó, vừa đi tù, vợ ở nhà lấy chàng cán bộ Cộng Sản địa phương. Trong tù chị cán bộ quản giáo lại mê anh tù, mà đảng gán ghép anh ta là kẻ có nợ
máu với nhân dân. Chị cán bộ quản giáo, hồ hởi phấn khởi, thắt lưng buộc bụng, bí mật tranh thủ cung cấp lương khô Trung
Quốc, đường đen cho anh tù. Khi được ra trại, anh dẫn chị cán bộ quản giáo vượt biển.
Chẳng may trong chuyến đi này, người vợ cũ của anh tù chính trị cũng lại dẫn ông chồng mới của bà là cán bộ địa phương cùng đi vượt biển với bà. Tội nghiệp cho hai ông chồng cúi mặt lầm lì, thở dài, cho thân phận. Một cảnh đời, nhưng hai oan nghiệt.
Cuối khoang thuyền, có tiếng người đàn ông nào đó, bực mình buông xỗng một câu: "Im mồm đi! Đẹp mặt cái nổi gì mà huênh hoang!"
Câu chuyện về hai người đàn bà đánh ghen giữa mạn thuyền, khơi dậy nhiều lời phê bình chỉ trích, rộn ràng giữa đêm khuya trên biển cả bao la, dưới những chồm sao khuya thắp sáng một vùng trời lồng lộng.
Mọi nguời trên thuyền đang bàng hoàng về câu chuyện vợ trước ghen tuông vợ sau. Thình lình có tiếng hét thất thanh:
"Hải Tặc!" Hải Tặc!"
Tiếng hét hốt hoảng từ trên phòng chỉ huy của con thuyền vang vọng, nghe rõ từng tiếng một. Tin hải tặc làm choáng váng mọi người. Quang cảnh nhốn nháo.

Trong đêm đen và bóng tối, tiếng tim đập phình phịch tưởng chừng như con tim sắp vỡ tan, thoát ra khỏi lồng ngực. Tôi cũng không biết phải làm gì trong lúc này.
Mọi nguời dường như tự động xích lại gần nhau hơn, nên khoang thuyền rộng thêm ra. Nhiều tiếng khóc rút rít, run sợ. Các bà mẹ bế xốc trẻ thơ, ghì chặt vào lòng ngực. Chỉ có các em bé ngủ ngon lành trên tay các bà mẹ vì không biết chuyện gì đang xảy ra. Các thiếu nữ tháo vòng vàng, nữ trang, nhét vội vào thắt lưng, nịt ngực, quần áo lót, rồi vội vã trét lọ nghẹ, lọ nồi vào môi, miệng. Vài thiếu nữ còn bôi thêm vào ngực, vào tay chân những chất nhờn gì mà tôi cũng không được rõ.
Tôi nghe một tràng súng nổ. Mọi người hãi hùng nhìn nhau lo sợ, không biết chuyện gì sẽ xảy đến cho bản thân mình. Nhưng không ai nói với ai điều gì.
Thiếu nữ ngồi bên cạnh tôi, đang ngủ gà ngủ gật, nàng thức choàng dậy, mở mắt nhớn nhác nhìn quanh. Nàng ôm chặt vai tôi, rồi sau đó cả thân người ngã vào lòng tôi, mặt tái xanh, khiếp sợ, dường như muốn nhờ tôi che chở. Nàng vừa khóc vừa năn nĩ tôi: "Nói với bọn chúng, em là vợ của anh và em đang mang thai."
Nàng sợ bủn rủn cả chân tay! Tôi cũng không biết phải hành động như thế nào để nàng bớt hoảng hốt. Tôi chỉ an ủi: "Đừng sợ!"
Lại thêm một tràng đạn bắn xối xả trước mũi thuyền. Mặc cho sóng biển gào thét, con thuyền vượt biển phóng nhanh về hướng trước mặt, tăng tốc dần dần.
Tiếng khóc, tiếng la, tiếng gào thét, tiếng sóng vỗ mạnh vào mạn thuyền, chen lẫn với tiếng súng bắn đe dọa. Mặc kệ! Con thuyền cứ vươn mũi lên cao, lướt sóng bỏ chạy.
Bên kia, tàu hải tặc hung hãn bao quanh. Một loạt đạn bắn chỉ thiên uy hiếp! Tàu vượt biển phóng nhanh bỏ chạy không sợ mất mạng!
Một tràng súng liên thanh bắn xối xả vào phòng lái. Người tài công chết lặng thinh trong phòng chỉ huy nhưng hai tay ông vẫn còn ôm chặt cần lái. Thuyền vượt biển thở dài, nghẹn ngào dừng lại, trôi bồng bềnh trên mặt biển. Tàu hải tặc Thái Lan đậu cặp kè một bên ghe vượt biển. Sáu tên Hải tặc Thái Lan nhảy qua ghe chúng tôi. Hai tên tóc hung, mặt mày hung hãn, tay cầm súng.
Tám tên kia cầm dao phay, cán dài. Loại dao này tôi đã thấy nhiều lần khi còn phục vụ tại Sư Đoàn 5, Bộ Binh.
Anh em quân nhân Nùng thường dùng dao này để phát hoang, dọn rừng, khi phải vượt qua những bụi rậm, trong các chiến dịch hành quân, tảo thanh phiến cộng ở “Chiến Khu Đ”, vùng Túc Trung, Long Khánh.

Bọn hải tặc khệnh khạng, khấp kha khấp khểnh, kéo lê đàn bà và bé gái về một
phía. Đàn ông và bé trai cũng bị lùa về một góc.
Thiếu nữ đang khép nép, nằm trong lòng tôi, giả bộ bịnh, cũng bị chúng lôi xềnh xệch ra khỏi tầm tay níu lại của tôi. Tên hải tặc đứng bên cạnh, thấy tôi cố dùng sức níu thiếu nữ này lại, hắn dùng chân, đạp mạnh vào cánh tay, bị đau quá, tôi buông thiếu nữ này ra, sau đó hắn dùng chân đá vào bụng tôi như trời giáng. Tôi ngã chúi xuống, giả vờ bất tỉnh nhưng mắt vẫn hé mở, để quan sát tình hình.
Bất thình lình, người bạn tù ngồi bên cạnh tôi gần bốn ngày qua, thấy tôi bị tên hải tặc đá và một tên khác đang lôi xềnh xệch người thiếu nữ trên mạn thuyền, với tiếng thét cầu cứu
của nhiều người đàn bà khác. Anh Hải rút súng bắn thẳng vào hai tên cướp biển đang lơ là vì tranh nhau lôi kéo người thiếu nữ. Hai phát đạn hai thằng hải tặc ngã chúi xuống máu tung tóe rồi cả hai thân hình ngã nhào, nằm bên cạnh người thiếu nữ. xông tới cướp súng, nhưng không kịp nữa rồi. Nhanh như chớp anh quay người lại nhắm vào hai tên khác nhả đạn. Một tên bị thương ở vai, hắn ngồi xổm,mặt mày cú rụ, lưng tựa vào thành ghe, miệng kêu la choang choác và tên kia trúng ngực, máu tuông xối xả, ngã quỵ trên sàn ghe.
Còn lại một viên đạn cuối cùng, Anh nhắm bắn một tên giặc biển nữa, nhưng viên đạn không trúng đích, Anh ném khẩu súng thẳng vào mặt hắn. tên cướp biển né sang một bên, Haûi bị hải tặc dương súng thẳng vào anh nhả đạn. Anh ngã quỵ trên boong ghe. Tên cướp biển nhắm thẳng vào anh, bắn bồi thêm một phát đạn nữa, tôi thấy cả thân người anh như vùng lên rồi sau đó nằm im bất động.
Tôi nhắm mắt thả hồn cầu nguyện cho thân phận một người bạn thật can đãm trước những tên vô nhân đạo, mặt người lòng thú.
Quần áo bị lột bỏ. Bọn cướp biển Thái Lan tìm kiếm từng túi áo, túi quần. Chúng nắn tìm từng gấu quần, viền áo. Chúng lục tung toé các ví da, xách tay, không còn sót một chỗ nào.
Trước tiên chúng lục soát, tịch thu vàng, tiền bạc, đồng hồ, ngay cả những chiếc nhẩn cưới dính chặt trong các ngón tay, cũng bị chúng kéo ra, khỏi những ngón tay ruớm máu. Bọn hải tặc nhét vòng vàng vào túi quần.

Đàn bà, kể cả những cháu bé gái 12, 13 tuổi, cũng bị chúng dùng dao đe dọa, lôi kéo, từ những bàn tay yếu đuối của các bà mẹ, với tiếng la khóc, vùng vẫy của các cháu bé, rồi sau đó cũng bị lùa vào một góc dưới mạn thuyền. Nhiều tiếng khóc nhếu nháo, tức tưởi trước cái nhìn bằng đôi mắt dửng dưng của bọn cướp biển.
Khoảng hai chục đàn bà và bé gái bị trói ké hai tay trước bụng, nằm trần truồng, trên sàn ghe để chờ đến lượt bị hãm hiếp. Làm sao tôi có thể diễn tả được nỗi kinh hoàng, khiếp đảm của các ông chồng bị trói ké, mắt mở trừng trừng nhìn vợ con mình, bị những tên cướp biển thay phiên nhau hãm hiếp.
Có một gia đình mà người mẹ khoảng 52 - 53 tuổi, mang theo một cô con gái có 2 con là cháu ngoại của bà. Cả nhà 4 người, mẹ, con gái, hai đứa cháu ngoại, đều bị bọn hải tặc cưỡng dâm. Không còn cảnh oan trái nào mà tôi có thể tưởng tượng được. Sau khi bọn hải tặc như chó quặp đuôi tháo chạy; gia đình này chỉ còn biết xoắn xuýt ôm nhau, khóc tức tưởi, nghẹn ngào...
Chúng chờ chực, đứa này vừa xong, đứa khác lại tranh giành, đến nỗi những người đàn bà bị mệt quá ngất xỉu, nằm im quằn quại như chết, để cho chúng tự do giày vò thân xác họ, trước mặt những ông chồng, chỉ biết nhìn vợ tuyệt vọng. vì hai tay bị trói ké, chung vào nhau, từng toán một, nên không thể nào nhúc nhích được.
Nếu có ai trong các ông chồng này, vẫy vùng, chửi bới thì bị chúng dùng báng súng đánh vào đầu ngất xỉu, rồi sau đó bị quăng thây xuống biển.
Làm sao tôi có thể diễn tả được tâm trạng của một ông chồng, có người vợ đang mang thai. Người chồng bị trói chặt, nằm co ro, nhìn vợ đang cố gắng vẫy vùng; trong khi một tên hãi tặc, dồn hết sức lực, cưỡng hiếp bà ta không được, nên hắn phải xí xô xí xào, nhờ đến hai tên hãi tặc khác, mỗi đứa giữ chặt một chân, để tên cướp biển Thái Lan khốn nạn, ti tiện kia, ngất nga ngất ngưỡng, hãm hiếp người phụ nữ Việt Nam yếu đuối này.

Làm sao tôi có thể thu lại được âm thanh gào thét của một bé gái, khoảng 14 - 15 tuổi, la khóc, kêu gào thê thảm, khi em bị chúng cưỡng hiếp. Tên hải tặc quát tháo inh ỏi làm em khiếp sợ, chết lịm, dưới thân thể vạm vỡ của hắn. Bé gái này vì đau đớn quá, nên cắn vào vai tên hãi tặc. Sau khi bị cưỡng dâm xong, hắn quăng em xuống biển, dưới những cặp mắt kinh hoàng của thuyền nhân.
Ai vẫy vùng, giãy giụa hoặc chửi bới bị chúng đâm vào cổ, hoặc bị đâm vào bụng, máu chảy ròng rã và sau đó cũng bị chúng ném xuống biển.
Bây giờ ngồi đây, tôi không thể nào kể lại cảnh hãi hùng, mà bọn “Cướp Biển Thái Lan”, đã gieo rắc tang thương cho chuyến tàu vượt biển đó!
Cảnh tượng thật khủng khiếp. Đàn bà và trẻ em đều bị chúng hãm hiếp, tiếng khóc van xin, cầu cứu, vang dội cả một góc trời. Chúng hãm hiếp đàn bà và bé gái không chừa bất cứ một ai. Dã man và bất hạnh nhất là chúng cưỡng hiếp, ngay trước mắt các ông chồng, cha, mẹ của nạn nhân. Sao những người này làm ngơ cho được, mà không phản ứng; do đó phần đông thân nhân của người bị hãm hiếp đều bị quăng thây xuống biển.
Nhiều phụ nữ đẹp, ngoại hình xinh xinh, duyên dáng, đẫy đà, đã bị chúng hiếp dâm tập thể, hoặc bị hãm hiếp đến hai ba lần. Hết đứa này đến đứa khác, thay phiên làm trò dã man như loài cầm thú, trước mắt thân nhân của người bị cưỡng bức...
Bỗng nhiên tôi thấy thật may mắn cho Thanh Đào, tuy nàng bị bắt, sẽ bị tù tội song Thanh Đào đã thoát qua được cảnh bọn cướp biển Thái Lan hãm hiếp. Nếu có nàng cùng đi với tôi trong hoàn cảnh khốn nạn như thế này, tôi cũng không biết phải đối phó ra sao đây.

Bầu trời đang quang đãng, bỗng nhiên tối sầm lại. Mây đen ùn ùn kéo tới. Gió thổi mạnh từng cơn. Sấm sét vang rền một góc trời.
Bọn hải tặc đứng nhìn mây đen bao phủ. Sau một hồi bàn cải với nhau inh ỏi, bọn giặc biển hấp ha hấp tấp, xáo xác nhảy vọt qua tàu của chúng, nhổ neo, vội vàng cong đuôi tháo chạy, với sự kinh hoàng của thuyền nhân vượt biển.
Tàu cướp biển Thái Lan lạnh lùng bỏ đi, để lại thuyền vượt biển một mình bấp bênh trơ trọi trên mặt nước bí hiểm của biển Đông. Tình thế rất hiểm nghèo, nhưng chủ ghe không có một biện pháp kiên quyết nào để may ra còn cứu vãn được hiểm họa.
Trước đó không lâu, đài khí tượng của Việt Nam, đã dự báo thời tiết tốt, không mây, gió nhẹ; do đó việc phòng bão, đã xảy ra không đúng với dự kiến. Sự kiện này làm tôi nhớ lại, sau 1975, Đài Khí Tượng của Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ta, đôi khi cũng thông báo có bão, từ cấp 6 tăng dần lên cấp 7, cấp 8 nhưng sau đó trời lại quang đãng, không mưa, không bão.

Do đó dân chúng mỗi khi nghe đài khí tượng ta, báo bão, ngư dân ta ngồi tréo chân chữ ngũ, uống rượu khề khà, cười chế giễu, chê bai: "Khi nào Đài Khí Tượng của Nhà Nuớc ta dự báo có bão, đồng bào ta, nhân dân ta, đảng ta, nhà nước ta, chị em ta, cứ yên tâm không có bão, nhưng nếu Đài ta báo trời im, biển lặng, thì đồng bào ta phải cẩn thận đề phòng, tranh thủ chống bão!"
Đó là ngày thứ năm, thuyền vượt biển hăm hỡ lội nước, khát khao đi tìm bến bờ tự do. Sáng sớm hôm đó, sau khi bọn cướp biển Thái Lan tháo chạy, thuyền hỏng máy, lênh đênh trên mặt biển. Bầu trời vần vũ những cụm mây đen.


Trời sắp bão! Mây tím vây kín khung trời! Mưa bắt đầu rơi nước mắt, khóc thương giọt buồn! Trên trời sấm sét ngoằn ngoèo! Dưới biển, sóng nưóc dâng cao! Phủ chụp con thuyền! Biển rộng nhuộm màu đen kịt. Gió rít mạnh từng cơn.
Bầu trời lành lạnh, báo hiệu cho một con “bão biển” kéo về đây với gió bấc từng cơn thổi lạnh buốt thấu xương. Mây đen vần vũ, giăng tỏa bầu trời, mà niềm thương nỗi nhớ trỗi dậy, chen lẫn hãi hùng, kinh sợ ngập tràn thân xác.
Những đám mây đen bỗng nhiên từ đâu ào ào kéo đến. Chiếc ghe nghiêng nghiêng, oằn mình trong mưa gió. Mưa càng lúc càng nặng hạt. Mưa tầm tả, dai dẵng không dứt. Loài quạ biển, lông đen xuất hiện, bay thật thấp, réo gọi đàn ơi ới, cho ta cảm giác chết chóc lan tràn khắp xương tủy. Mình thấy mình nhỏ bé giữa đại dương vô tận, rồi chợt lo toan với cảnh đắm tàu sắp xảy ra trong giây phút.
Khi quyết định ra khơi, tôi đã từng nghe nói đến cảnh vượt biển với những tai nạn đắm tàu thật hãi hùng và chuyện hải tặc cướp bóc, hãm hiếp đàn bà, bé gái thật dã man, rùng rợn, khủng khiếp, đến nổi ai nghe cũng dựng cả tóc gáy. Tuy nhiên tôi cũng không thể nào mường tượng được sự kinh hoàng đến mức độ như thế nào đâu!
Mãi cho đến khi ngồi trên mạn ghe mỏng manh, tôi nhìn những đợt sóng cao vời vợi, hình thù như con quái vật, to như kình ngư, kỳ dị như kỳ lân, đầu tóc bạc phơ, miệng há rộng toét loét, nhô răng hàm nhọn quắt, từ xa phóng nhanh, lướt sóng phăng phăng đến chiếc ghe nhỏ xíu, mỏng manh được đóng bằng những tấm ván mỏng mẻo là miếng mồi ngon, dễ dàng cho những đợt sóng dữ tợn, muốn nuốt trửng lòng ghe vào đại dương sâu thăm thẳm.

Chiếc ghe lênh đênh, bềnh bồng trên mặt biển như chiếc lá khô trôi trên bờ đại dương. Biển đổi thành màu đen sậm. Những con sóng to, thẳng đứng như dốc đá, phủ cao, đổ ập vào, đưa con thuyền lên đỉnh của ngọn sóng, rồi đột nhiên tuột nhanh xuống vực sâu thăm thẳm.
Chiếc ghe trôi bềnh bồng trên biển cả, như chiếc lá vàng, chưa đúng tuổi rơi rụng, đang cuồn cuộn trên dòng nước lũ, mà hồi còn nhỏ, mỗi khi lụt lội đổ ập về thôn làng, bọn trẻ, đứng dọc theo hai bên bờ của dòng nước. Chúng tôi ngắt lá xoài, lá bưởi, hình thù trông giống như chiếc ghe, để thả trôi theo dòng nước đang chảy xiết. Bọn trẻ vỗ tay reo hò, khi có một chiếc lá bị lật úp, xoáy tròn, trôi cuồn cuộn, quay tít theo dòng nước lũ.
Mọi người đang cầu nguyện, càng lúc càng to như đàn ong vỡ tổ. Nhưng đến lúc này sự hãi hùng đã lên đến cực điểm, lời cầu nguyện cũng ngưng hẳn, chỉ còn thấy những vành môi khô, khép kín, tái xanh. Không ai nói được một lời nào vì ai cũng mệt nhoài, nghĩ đến cảnh mình sắp chết đuối trong giây phút. Mọi người trên ghe chỉ còn âm thầm chờ chết. Một vài cặp tình nhân xoắn xuýt, ôm chặt bên nhau, miệng đang cầu nguyện.
Những ngọn sóng lớn, cao nghều nghệu, tiếp nối nhau, đánh vào thành ghe, đưa chiếc ghe trồi lên, tụt xuống liên tục, tưởng chừng như lần nào ghe cũng sẽ bị vùi trong lòng đại dương. Mưa càng lúc càng to. Mưa dai dẳng không dứt, kéo theo những luồng gió lạnh buốt, rét tê tay. Mưa từ giờ này qua giờ khác. Khung trời ảm đạm, sóng vỗ ngập tràn mặt biển.
Tôi ghì chặt hai tay vào thành ghe, ngồi hàng giờ, nhìn những ngọn sóng dữ.
Những giây phút mong chờ, gió im, biển lặng; bao giờ cũng có bóng dáng của tử thần! Hy vọng mong manh. Chết chóc chực chờ! Sống hay Chết! Tồn tại hay hủy diệt!

Đột nhiên một luồng sóng lớn nổi lên, làm cho ghe bị tròng trành rồi lật úp. Bị sóng đánh ra khỏi ghe từ hồi nào tôi cũng không biết. Cố bơi đi trên mặt biển mênh mông, chừng mười phút, tôi vớ được một can dầu đang nổi bềnh bồng trên mặt biển đen kịt. Tôi ép can dầu vào giữa lòng ngực. Hai tay kẹp chặt để khỏi bị sóng đánh văng ra khỏi can dầu.
Lênh đênh trên mặt nước, tôi nhìn thấy một người đàn bà cũng đang bám vào can dầu như tôi. Tôi cố nhoi lên, một hồi lâu mới ngóc đầu lên được. Tôi chồm người để ngực mình nằm trọn trên can dầu, dùng tay phải dơ cao lên, tay trái tôi vẫn bám chặt can dầu, tôi hét to, vẫy gọi:
"Cố gắng lên, may ra còn sống, để thuyền bè qua lại cứu vớt mình!"
Người đàn bà nghe tiếng tôi gọi, ngước mặt lên và hét lớn: "Anh Hải, cứu em với!"

Tôi nhìn kỷ, thiếu nữ còn rất trẻ, đã ngồi bên cạnh tôi suốt ba bốn ngày đêm, dưới mạn thuyền, trong chuyến vượt biển hãi hùng này.
Tôi vội hỏi: "Cố gắng lên! Sao biết tên tôi?"
Nàng đáp: "Em nghe các bạn trên ghe, gọi tên anh, nên em biết."
Tôi hỏi tiếp: "Tên cô là gì?
"Oanh! Tên em là Thùy Oanh!"
Nàng hỏi tôi: "Mình nằm dưới nước khá lâu rồi. Em lạnh quá chắc không thể nào còn sức để ôm chặt cái can dầu được nữa, anh Hải ơi!"
Tôi nói: "Nếu Oanh buông tay khỏi can dầu thì sẽ chết ngay thôi! Hãy bám chặt can dầu thì còn có hy vọng sống sót. Hãy cố dùng hai tay và hai chân đạp mạnh dưới nước như mình đang bơi để chống lạnh. Nào làm thử như anh đây nè."
Tôi vừa nói vừa đạp mạnh đôi chân và dùng tay bơi trên mặt nước. Oanh cũng bắt chước làm theo tôi. Một lúc sau tôi hỏi Oanh: "Có thấy bớt lạnh không?"
Nàng thở mệt nhọc và đáp: "Bớt lạnh hơn nhưng em thấy mệt quá. Em sắp đuối sức rồi!"
Tôi giải thích: "Đừng làm như thế liên tục sẽ bị thấm mệt, nhưng khi thấy lạnh phải cử động mạnh, để chống lạnh!"
Chúng tôi lênh đênh trên mặt nước khoảng một giờ. Bỗng nhiên tôi nhìn thấy một rừng cây, tôi biết đó là một hải đảo, nên chúng tôi cố hết sức mình dùng tay và chân để cố bơi vào bờ. Oanh gần như đuối sức, muốn buông tay ra khỏi can dầu. Cuối cùng cả hai chúng tôi thấy chân mình chạm cát. Tôi hét lên và hỏi Oanh: "Đã vào được bờ rồi, có thấy chân Oanh chạm cát chưa?"
"Có."
Tôi đứng dậy và kéo can dầu vào bờ, trong khi đó Oanh vẫn còn nằm bẹp trên can dầu, cô ta thở phì phèo như muốn đuối sức. Tôi trở ra dìu nàng đứng dậy và cũng không quên kéo can dầu của nàng vào bờ.
Tôi dìu cô ta nằm trên bãi cát. Chừng mười lăm phút sau, nàng tỉnh lại và hỏi tôi:
"Đây là đâu?"
Tôi đáp: "Tôi cũng không rõ, nhưng biết chắc đây là một hải đảo gần một quốc gia nào đó ... thuộc Thái Lan, Phi Luật Tân hay Mã Lai!"

Nàng gục mặt vào đầu gối, òa khóc nức nở, trong khi tôi mới hoàn hồn vì đã được Trời Phật ban ơn cho mình trôi daït vào đây, dù là một hải đảo hoang vắng song vẫn còn có cơ may sống sót và hy vọng được tàu thuyền qua lại cứu vớt.
Tôi an ủi nàng: "Can đảm lên Thùy Oanh! Chúng ta còn nhiều hy vọng được tàu thuyền qua lại cứu vớt!"
Hải đảo cách bờ không bao xa. Tôi chạy vội vào mé rừng, dùng hai tay che lại để làm loa và hét lớn:
"Có ai trên đảo không?"
Tôi kêu nhiều lần nhưng chẳng có tiếng đáp. Chỉ có tiếng dội lại của rừng cây ngút ngàn, bao la: "Có ... có ... không... không ... không."
Sực nhớ ra mình đang kêu gào bằng tiếng Việt, lỡ may ra trên đảo là người Thái, Phi hay Mã Lai thì làm sao họ hiểu mình nói gì. Do đó, tôi hét to:
" Anybody here? Anybody here?"
Tôi chờ một chập lâu sau, vẫn không nghe tiếng đáp. Tôi vội quay lại chỗ Oanh đang ngồi.
Khi còn ở trong quân đội tôi đã được học cách thoát hiểm và mưu sinh, nên tôi đề nghị với Oanh:
"Chúng mình không biết còn phải ở trên đảo này bao lâu nữa, nên ngay bây giờ chúng ta phải tìm mọi cách để mưu sinh. Vậy Oanh ngồi lại đây. Tôi sẽ đi dọc theo bờ biển này, để xem có vật gì trôi dạt vào, tôi sẽ mang về đây."
Nàng không đáp, cũng không tỏ một cử chỉ nào gọi là đồng tình. Tôi kéo nàng đứng dậy, tránh xa bờ biển để khỏi bị sóng lớn kéo ra đại dương. Đi dọc theo bờ biển, cứ độ vài chục bước, tôi nhìn lại, để biết chắc Thùy Oanh vẫn còn ngồi yên tại chỗ. Vừa đi vừa suy nghĩ lung tung, bỗng nhiên tôi thấy một bao ny-lông to, màu đen, đang nằm chênh vênh phía trước mặt. Bao ny-lông này không bị nước thấm ướt, vì đã được cột chặt.
Tôi vội mở ra xem thử coi gồm có những thứ gì. Vật đầu tiên, tôi thấy là một cái bật lửa hiệu Trung Quốc. Tôi lấy ra bật thử, thấy có ánh lửa. Mừng quá, tôi lôi cái bao về lại chỗ cũ, nơi Oanh đang ngồi chờ...
Về đến nơi, tôi mở bao ra xem. Tôi không thể nào tưởng tượng được, trong bao ny-lông này có những thứ linh tinh như nhợ, lưỡi câu, cước dùng để câu cá.

Trong bao cũng có một con dao nhỏ, bảy lưỡi, loại đi rừng mà các anh em trong binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Lực Lượng Đặc Biệt vẫn thường dùng, mỗi khi đi hành quân.
Thùy Oanh hỏi lại tôi:
"Mình nhặt những vật này để làm gì?" Nàng vừa hỏi vừa run rẫy.
Tôi đáp: "Chúng mình rất cần những vật ấy để mưu sinh. Chẳng hạn như cái bật lửa sẽ giúp mình nhen lửa để suỡi ấm và nấu thức ăn khi cần."

Trong sương mù, bãi biển mịt mùng, Oanh ngồi trầm lặng, mình trần truồng như nhọng. Da mặt nàng trắng trợt vì ngâm dưới nước quá lâu. Tuy nhiên đôi chân nàng lộ lên một vùng da dẻ trắng trẻo, nõn nà. Tôi chợt nghĩ mình không nên nhìn như thế, nên an ủi nàng:
"Can đảm lên Oanh!"
Tôi đưa bao ny-lông cho nàng che thân và kéo Oanh vào mé rừng. Tôi nhen nhanh một cụm lửa để sưỡi ấm cho cả hai đứa. Chúng tôi đi sâu vào hải đảo độ một trăm thước, tôi thấy
một con “ba-ba” đang đào cát đẻ trứng. Tôi đứng lại để cho con “ba-ba” đẻ xong và lấp trứng lại, tôi đến bên cạnh nó và dùng cả sức mạnh của mình, lật ngữa con ba-ba đưa bốn chân lên trời. Chàng ba-ba vùng vẫy một hồi lâu rồi cũng nằm im, mắt liêng liếc nhìn quanh.
Tôi hỏi Oanh có ăn được thịt ba-ba không?
Nàng đáp: "Thỉnh thoảng em có ăn trứng, chứ chưa bao giờ ăn thịt ba-ba."


Đi một khoảng nữa, tôi lại thấy một chú ba-ba đang đào cát đẻ trứng. Tôi cũng lật ngược chú ba-ba thứ hai như tôi đã làm lần trước. Thịt của hai con ba-ba và vài trăm trứng của chúng, Thùy Oanh và tôi có thể sống được vài tuần lễ, nếu tìm được mạch nước ngọt.
Một chập lâu sau, tôi tìm được một hang đá trống rỗng, rộng như một cái lều tranh vừa đủ kê hai cái giường. Tuy nhiên hang đá trống rỗng, lại sợ ác thú và rắn rừng, nên tôi đi lôi về một số củi khô, nhen lửa lên để tránh ác thú. Sau khi đốt được hai đống lửa cháy hừng hực, tôi trở lại nơi con ba ba để lấy vài chục trứng về nướng lên ăn. Nướng trứng ba-ba bằng cách:
Tôi đào cát làm thành một cái lỗ, bỏ trứng ba-ba xuống, rồi lấp cát lại. Tôi sắp củi khô bên trên và đốt lửa để sức nóng của lửa sẽ làm chín trứng đang để ở phía dưới. Đây là kinh nghiệm của anh em tù nhân chính trị khi nướng mì, khoai lang hay bắp, chúng tôi đều làm như vậy để khỏi bị bọn quản giáo phát giác.
Độ chừng nửa giờ sau, tôi đào trứng lên và chia cho Oanh ăn đỡ đói. Chúng tôi nhai ngấu nghiến, ăn rất ngon lành vì gần cả ngày chưa ăn uống gì nên bụng trống rỗng, cồn cào. Tôi bảo Oanh ngồi lại tại hang để châm củi vào hai đống lửa, còn tôi đi chung quanh hải đảo để quan sát và tìm cách mưu sinh.
Tôi hết sức ngạc nhiên vì thấy những lon đồ hộp của quân đội đã mở ra dùng rồi, bỏ rãi rác trên một sân bắn linh tinh. Do đó tôi biết nơi đây là một bãi tập quân sự nhưng tôi không rõ bãi tập này của quốc gia nào.
Tôi nhặt một vài cái lon, một thùng đạn đại liên 30, mang về chỗ Oanh đang ngồi chờ. Đêm hôm đó, tôi đốt lửa lên cho ấm, và cũng để tránh thú rừng. Tuy đang ở trên một hoang đảo, song tôi cũng cố kéo gỗ rừng, mang về hang, để làm hai cái sạp nhỏ như hai cái giường ngủ, không nằm trực tiếp dưới cát, để tránh rắn rết, bò cạp rừng rất nguy hiểm.
Đêm đầu tiên trên hải đảo, không thể nào ngủ được, tôi nằm lắng tai nghe những âm thanh dị kỳ của núi rừng về đêm, tiếng gió reo, thổi động vào cành cây nghe xào xạc, tiếng côn trùng rỉ rả, tiếng chim cú rúc, tiếng sóng vỗ rì rầm và thỉnh thoảng tiếng vạc đi ăn đêm gọi nhau rờn rợn.

Tôi lẩm bẩm đưa mắt nhìn ra biển khơi. Vài giọt mưa gõ xuống từ vách đá. Gió vẫn ì ầm như tiếng lòng tôi rạo rực. Tôi ngủ thiếp đi lúc nào cũng chẳng biết. Rồi cũng qua một đêm ngủ im vắng với nhiều mộng đẹp.
Tôi choàng thức dậy, bên cạnh tôi Oanh đang trở mình tìm giấc ngủ. Da thịt nàng trắng ngần dưới ánh sao. Tâm tư bớt trống vắng, tôi biết sáng chiều mình còn có Oanh.

Ngoài hang động, núi rừng bao la làm tôi khiếp sợ...
Ngày hôm sau, hải đảo mưa nhiều. Những hàng cây chết lặng. Lá bắt đầu đổi màu. Trời vào Thu. Mưa giăng bốn hướng. Mưa cứ mưa. Tôi cố lôi những khúc gỗ tròn, về rào hai bên trống rỗng của cái hang để tránh dã thú.
Ban ngày lẫn ban đêm, tôi đốt một cụm lửa to, cháy sáng rực. Tôi đốt thêm lá tươi tỏa khói bay cao, để cho tàu bè ngoài khơi dễ trông thấy.
Ngoài những công việc thường xuyên, tôi cũng luôn luôn săn sóc hai chú ba-ba bằng cách lấy nước biển cho chúng uống. Khi còn ở trong trại tù, tôi được nghe anh em tù nhân chính trị kể những kinh nghiệm sống, thực tiển về loại rùa và baba.
Loài này sống rất lâu nếu chúng được uống nước, nhất là uống sương, chúng có thể sống cả tháng. Hàng ngày tôi theo dõi và săn sóc hai chú ba-ba, khi chúng sắp chết, tôi xẻ thịt và nhúng nước biển phơi khô, để đề phòng khi thiếu lương thực.
Chừng một tháng sau, tôi phát hiện ra, ở hải đảo này thuờng xuyên có ba-ba vào đây đẻ trứng, do đó tôi đặt tên hải đảo này là : “Đảo Ba-Ba.”

Về nước ngọt để uống, tôi lấy nước biển, rồi cất lên như ở thôn quê người ta cất rượu. Tôi dùng cách cất rượu theo kiểu này, trong một ngày cũng có được hai lon nước Tôi bớt hoảng hốt vì tìm ra được thức ăn và nước uống.
Tuy nhiên vì không rành về loài ba-ba sinh đẻ vào tháng nào, mùa nào. Nên tôi đã phải tìm cách lật thêm một con ba-ba nữa để làm lương thực dự phòng. Mỗi khi lật được chú ba-ba thứ ba, tôi lại giải phóng chú ba-ba đã bị lật lần thứ nhất.
Tôi làm như vậy nên lúc nào cũng có 3 chàng ba-ba để làm lương thực dự phòng.
Chúng tôi sống ở đây thấm thoát đã sắp ba tuần lễ rồi, nhưng không thấy thuyền bè nào qua lại. Thỉnh thoảng cũng có một vài phản lực cơ bay quanh vùng này, trên bầu trời thật xa. Chúng tôi chỉ thấy một làn khói trắng thoát ra, từ đuôi phản lực cơ, để lại phía sau đường bay, một vệt dài thẳng tắp và mờ dần trong ánh mắt Thùy Oanh, vương vấn sợi buồn.
Chúng tôi cũng không thấy một chiếc trực thăng nào bay quanh vùng biển này.
Tôi nhặt những khúc gỗ, sắp thành chữ S.O.S (Save Our Soul) hy vọng phi cơ bay qua vùng này nhận được tín hiểu, may ra mình được cứu thoát.

Ngày tháng cũng dần dần trôi qua!
Hơn một tháng sau, ngoài khơi nơi chúng tôi đang sinh sống, có một chiếc tàu bị hỏa hoạn, khói đen bay cao ngút trời.
Sau đó tôi thấy nhiều máy bay trực thăng và 2, 3 chiếc L.19 loại quan sát bay trên biển cả. Tôi và Oanh vừa đốt lửa, vừa nhen khói, vừa đánh tín hiệu SOS suốt cả nửa giờ. Một chiếc L.19 bay xà ngang qua trên đầu của chúng tôi, lượn qua lượn lại nhiều vòng.

Đột nhiên, một chiếc ca-nô từ ngoài khơi chạy thẳng vào bờ... Thùy Oanh và tôi được cứu thoát khỏi hoang đảo.

Trước khi leo lên chiếc ca-nô, tôi cũng không quên, giải phóng 3 chú ba-ba đang nằm đưa bốn chân lên trời.

Rủi ro thay! Chúng tôi được đưa lên một chiếc tàu chở dầu của Liên Sô.
Một ngày sau đó, chúng tôi bị chuyển sang một chiếc giang thuyền của công an biên phòng
tỉnh Khánh
Hòa và bị giải giao về trại giam Trần Phú Nha Trang, để chờ ngày xét xử.
Tại đây tôi gặp lại Thanh Đào. Sau đó, Thanh Đào được tha bổng vì chỉ can tội toan vượt biển. Còn tôi bị kêu án tù 2 năm, nhưng tôi chỉ bị lao động hơn 1 năm và được thả \về cũng trong một dịp Lễ Độc Lập của chúng.
Duy Xuyên/Tacoma
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.521 giây.