logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/04/2018 lúc 08:12:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Buổi chiều hôm ấy, đúng rồi, là một buổi chiều muộn. Tôi nhớ rõ như thế. Mẹ tôi quẩy đôi quang gánh trên vai, tay dắt theo một người đàn bà điên. Đúng là người đàn bà từ sáng tới giờ vẫn quẩn quanh ở khu tập thể này, vừa đi vừa nói nhảm. Thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt bất cứ thứ gì chị ta nhìn thấy dưới đất rồi bỏ vào miệng. Đôi quang gánh mẹ tôi quẩy về, còn nằm chỏng gọng ra đấy mấy mớ rau muống ế. Thế là bữa cơm tối nay, lại sẽ ăn rau độn.


Lần nào cũng vậy, hễ thấy mẹ về là mấy chị em tôi đều ngó trân trân vào đôi quang gánh. Và hồi hộp đợi chờ. Rồi cảm xúc vui buồn, lo lắng hay mừng rỡ cứ xuôi theo đôi quang gánh của mẹ. Đôi quang gánh nhẹ bẫng với chiếc sảo (1) trống rỗng có nghĩa là mẹ tôi đã bán hết hàng, cả nhà sẽ không phải ăn khoai hay ăn rau trừ bữa. Gương mặt chị em tôi sẽ sáng bừng lên nếu trông thấy thấp thoáng trong cái sảo là con cá, bìa đậu, vài lạng tép săm hay ít thịt mỡ. Bữa cơm hôm ấy có tí chất tanh, sang phải biết. Nhưng ít khi được thế. Buồn nhất là mỗi ngày tàn, mẹ tôi về nhà vẫn gánh theo vài mớ rau chưa bán hết. Ế hàng, cơm còn thiếu lấy đâu cá với tép săm mà ăn. Bao nhiêu nỗi buồn tênh lẫn khấp khởi vui mừng của những buổi chiều muộn cứ bám lấy tôi suốt tuổi thơ như thế. Tôi thấy thương, thương biết mấy nỗi nhọc nhằn của mẹ. Cho đến bây giờ khi đã qua tuổi 40, tôi vẫn không nguôi đắm đuối về căn gác chật chội trong khu tập thể nghèo, nơi bố mẹ và mấy anh chị em chúng tôi sống chật vật nhưng đầm ấm xiết bao.


Hôm nay, mẹ tôi dắt theo người đàn bà điên. 

Không hiểu tại sao mẹ tôi dắt người đàn bà điên, vừa bẩn thỉu vừa hôi hám ấy về nhà? Chị ta cũng không ngoan ngoãn đi theo mẹ tôi đâu. Thỉnh thoảng, chị ta lại vùng vằng, leo được vài bậc thang lại toan chạy xuống. Mẹ tôi phải nịnh nọt, nắm chặt bàn tay nhớp nhúa ấy kéo lên gác. Nhà tôi tận trên tầng 4, chắc chị ta cũng mỏi chân.


Bố tôi ra mở cửa, gỡ đôi quang gánh khỏi vai mẹ. Ông không hỏi vì sao mẹ tôi “tha” người đàn bà điên ấy về. Làm như điều ấy chẳng có gì lạ. Mẹ tôi, tay vẫn không rời người đàn bà điên. Tôi đứng nép vào tường, vừa hiếu kỳ, vừa sợ sệt quan sát từng cử chỉ của mẹ và của người đàn bà ấy. 


Nhiều người, và cả tôi nữa, đã thấy chị ta lang thang, quanh quẩn ở khu tập thể này từ sáng tới giờ. Người ta biết chị bị điên vì trên người mặc độc một chiếc quần lót cắt bằng vải phin màu trắng. Nhưng cái “màu trắng” ấy đã chuyển sang màu bùn đất. Hai quả vú thỗn thệ, chảy xuống tận bụng. Mái tóc từng được uốn xoăn, ngắn đến ngang cằm bê bết những đất và rối bù. Khắp người chị ta bốc lên mùi hôi hám, khăm khẳm hết sức khó chịu. Thỉnh thoảng, chị ta lại đưa tay tự bấu vào đầu vú mình, rồi nhăn nhó vì đau hoặc lại cười khanh khách. Chị ta điên đến nỗi không gợn một chút gì của cái cảm giác xấu hổ về sự loã lồ của mình.


Đầu tiên, người lớn còn bàn tán, hoặc xúm vào hỏi han chị ta. Nhưng chị ta toàn nói nhảm, nói những câu không ai hiểu được. Rồi ai làm việc người nấy, bỏ mặc người đàn bà lem luốc, bẩn thỉu trở lại với sự quẩn quanh, cười cười nói nói một mình. 


Đám trẻ con lẽo đẽo đi theo chị ta, trêu chọc. Bọn thằng Hoàn “bội”, Toàn “béo” còn lượm gạch đá ném vào người chị ta, rồi nhe răng cười khoái chí với nhau. Đến hồi người đàn bà kia đuổi theo, hai đứa nó co cẳng chạy. Thằng Toàn “béo” chạy về đến nhà, đóng chặt cửa lại, khóc tu tu. Thằng ấy chúa nhát. 


Tôi không biết người đàn bà điên kia bao nhiêu tuổi, ở đâu, vì sao mà điên. Tôi ước chừng chị ta khoảng ngoài hai mươi tuổi. Còn tôi, năm ấy (có lẽ) lên 9, lên 10 tuổi gì đấy.


Mẹ tôi kéo người đàn bà điên vào bếp, ấn chị ta ngồi xuống rồi múc từng gáo nước xối lên đầu, lên người chị ta. Mẹ tôi tắm rửa, kỳ cọ cho người phụ nữ không quen biết, lại bị điên, bằng sự tỉ mỉ, ân cần như chăm sóc cho một đứa trẻ.


Chị Phượng từ trên nhà ngó xuống bếp, mỗi lần thấy mẹ tôi múc một gáo nước dội lên người đàn bà điên, lại một lần rên rỉ vì tiếc. Hàng ngày, chị Oanh, chị Phượng sau khi đi làm về đều phải gánh nước từ dưới gác lên tầng 4 cho cả nhà dùng.


- Oanh lấy cho mẹ bộ quần áo cũ trong hòm ra đây.


Mẹ tôi vừa lau mình cho người đàn bà điên, vừa nói với chị gái tôi.


Chị tôi mở nắp hòm, lấy bộ quần áo cũ (vả lại cũng làm gì có đồ mới) đưa cho mẹ tôi. Nhà nghèo, không có tủ nên chúng tôi phải đựng quần áo vào chiếc hòm sắt. Khoảng 20 năm sau, tôi đi tù (vì chống chế độ) cũng đựng quần áo, đồ dùng, và thức ăn vào cái hòm giống như thế.


Người đàn bà điên đã được tắm rửa sạch sẽ. Nhưng chị ta không chịu mặc bộ quần áo mẹ tôi cho mà nằng nặc đòi mặc lại chiếc quần lót cũ bẩn thỉu và ướt nhẹp kia. Nịnh thế nào cũng không được.


Tôi nhớ rất rõ bữa cơm hôm ấy chỉ có duy nhấy món rau bắp cải xào. Mẹ tôi cho người đàn bà điên ngồi cùng mâm cơm. Bà không quan tâm xem thái độ của mấy bố con tôi thế nào. Nhưng từ bố tôi, đến các anh chị hình như không ai khó chịu. Ai cũng coi việc làm của mẹ là bình thường, và mọi người cần đồng tình với điều ấy. Lên chín tuổi, tôi chưa hiểu thế nào là đạo lý. Tôi chỉ đơn giản hiểu rằng, người đàn bà ấy bị điên, mẹ tôi thương nên dẫn về nhà. Thế thôi. Song thú thực, tôi không thể nuốt nổi miếng cơm nào khi ngồi cùng mâm với chị ta. Phần vì khó chịu cái mùi bốc ra từ cơ thể ấy, phần vì sợ. Tôi nhớ như in cảnh chị ta đuổi thằng Toàn “béo” lên tận cửa nhà nó. Vừa đuổi vừa la hét, giơ cánh tay lên đòi đánh thằng bé.


Mẹ tôi đơm cơm vào bát ô tô, trộn ít rau bắp cải xào đưa cho chị ta. Vừa ăn, người đàn bà điên vừa lẩm bẩm “ăn cơm với thịt gà, ăn cơm với thịt gà, ăn cơm với thịt gà...”. Rồi lại cười một mình. Ăn được vài miếng, chị ta vứt bát ngay tại mâm, cơm văng ra tung toé. Chị ta đứng phắt dậy, lao ra ngoài, đập cửa thình thịch rồi la hét ầm ĩ. Mẹ, rồi các chị tôi nịnh nọt cũng không nghe. Cuối cùng, mẹ tôi phải mở cửa cho chị ta đi. Người đàn bà điên lao như bay xuống các bậc thang. Tôi chạy ra hành lang nhìn xuống đất, thấy chị ta (lúc này đã hơi khang khác vì vừa được tắm gội sạch sẽ) khuất dạng về phía đầu hồi khu tập thể. Chị ta xuất hiện trong nhà tôi vào buổi chiều muộn. Và chạy biến đi khi trời vừa chạng vạng tối.


Trong tôi chợt dấy lên sự lo lắng. Rồi chị ta sẽ đi đâu? Có ai nắm lấy đôi bàn tay nhớp nhúa, bẩn thỉu của chị ta như mẹ tôi đã ân cần thế không? Rồi lỡ có kẻ xấu làm hại chị ta thì sao? Liệu người đàn bà điên ấy có gặp lũ trẻ nào nghịch ngợm tai quái, cầm que, cầm gạch doạ nạt như bọn thằng Hoàn “bội”, thằng Toàn “béo” không?


Tôi thôi nhìn xuống gác, trở vào nhà, lại đứng nép vào tường. Một cảm giác buồn tê dại chiếm lấy tâm hồn bé nhỏ của tôi. Bố mẹ và các chị tôi đang đứng ở cửa nói chuyện với cô chú hàng xóm. Cô Loan nhà kế bên nói với mẹ tôi:


- Hình như nhà con này ở gần Ngã Năm (2) thì phải. Nghe đâu bị người yêu ruồng bỏ nên phát điên. 


- Thế gia đình còn ai không? Lang thang như thế, gặp bọn xấu thì khổ. Mẹ tôi hỏi cô Loan, vẻ ái ngại.


- Nào em có biết đâu. Thấy người ta đồn như thế. Mà chị cũng bạo thật đấy, hết đưa ăn xin rồi lại dẫn người điên về nhà. Nó điên, biết cái gì, lỡ nó vung tay đánh mình một cái thì sao. Cô Loan trách mẹ tôi.


- Chị đi chợ về, thấy nó đang nằm ở đầu hồi ấy. Trông tội quá. Mình cũng chỉ tắm rửa, cho ăn bữa cơm thôi. Định hỏi xem nhà nó ở đâu rồi kiếm cách giúp nó tìm lại gia đình. Mà nó chẳng hiểu gì, cứ nói luyên thuyên. Con trai nhà nào mà tệ thế, phải tội chết. Làm hỏng một đời người ta.


Mẹ tôi thở dài.


- Xã hội bây giờ nó thế chị ạ. Hy vọng là con bé đó tìm được về nhà. Từ đây lên Ngã Năm cũng gần ấy mà.


- Ừ, hy vọng thế. 


- Hôm nay ế rau hả chị? Vậy bán cho em một mớ rau muống, mai thằng Tuấn ở nhà nấu. Trưa mai em về ăn cơm.


Mẹ tôi mang cho cô mớ rau vẫn còn tươi nguyên.


- Cô cầm lấy mà ăn, chị em với nhau mua bán gì.


Mọi người lại lục tục kéo nhau vào nhà, ngồi xuống mâm cơm còn đang ăn dở. Mẹ tôi cứ xuýt xoa về người đàn bà điên ấy mãi. Bố tôi, lúc này mới trách:


- Bà làm thế con Liên (3) nó sợ. Lần sao bà có đem người điên nào về, thì cho ngồi ăn riêng. Mà nhà mình cơm ăn còn thiếu, bà cứ rộng rãi quá, con mình khổ. 


- Cũng chỉ cho người ta một bát cơm chứ có gì đâu mà ông cằn nhằn. Năm thì mười hoạ mới gặp một lần. Thấy những cảnh ấy tôi không nỡ. Để người ta ngồi riêng trong khi cả nhà mình quây quần thì thà không cho người ta ăn lại còn hơn. 


Mải lo cho người đàn bà điên, đến lúc nghe bố tôi nhắc “con Liên nó sợ”, mẹ tôi mới sực nhớ ra. 


Bà bước đến bên tôi lúc này vẫn đang đứng mút tay, lưng dựa sát vào tường, hai mắt đỏ hoe chực khóc. Tôi có tật xấu là hay mút tay, nhất là những lúc xấu hổ hay cảm thấy tủi thân. Thói quen mút tay, mãi đến khi học cấp hai tôi mới bỏ được.


Mẹ tôi cười, nửa vỗ về, nửa như chọc quê tôi:


- Trông kìa, có thế mà cũng sợ. Chị ấy bị điên, khổ thân lắm con.


Được mẹ hỏi han, miệng tôi méo xệch, mếu máo. Nhưng tôi không khóc vì sợ mẹ buồn. Với lại mẹ tôi đã nói “có thế mà cũng sợ”, thì tôi phải cố nén. Tôi mà khóc, các anh chị tôi sẽ hùa nhau mà trêu chọc. Thực tình thì lúc ấy, tôi đã bớt sợ hơn, nhưng tủi thân quá. Tôi biết là không nên ganh tị với người điên kia, nhưng tôi đã quá quen với việc hàng ngày được mẹ ôm ấp, nựng nịu mỗi khi bà tan chợ. Hôm nay tôi bị ra rìa. 


Mẹ kéo tôi ngồi cạnh bà bên mâm cơm. Tôi đã quá quen với những bữa cơm chỉ có rau, hoặc khoai độn. Nhưng hôm nay, tôi không nuốt nổi vì cảm giác người đàn bà điên vẫn đang ngồi ăn cùng, dơ dáy và bẩn thỉu.


Mẹ tôi bưng bát cơm thừa của người đàn bà điên lên, định ăn. Bố tôi gàn:


- Bà bỏ đi. Người ta bẩn thỉu, bệnh tật thế, bà còn tiếc.


Mẹ tôi bỏ bát cơm ấy đi, nhưng vẫn tiếc. 


Từ lần đấy, tôi không bao giờ trông thấy người đàn bà điên ấy nữa. Khoảng một năm sau, cũng vào buổi chiều muộn, mẹ tôi (lúc này không còn đi bán rau nữa, mà chuyển sang bán than) vừa về tới nhà, đã khoe:


- Lúc sáng kéo xe than đi qua Cửa Hàng Gạo (3) thấy con bé điên ngày xưa bế một đứa trẻ, đang ngồi cho nó bú.


Sáng hôm sau tôi đi học, thấy người đàn bà điên năm nào đang ngồi trên bậc thềm ở Cửa Hàng Gạo. Trên tay là đứa trẻ sơ sinh. Chị ta đang cho nó bú. Người đàn bà điên ấy không còn mặc độc một chiếc quần lót cắt bằng vải phin nữa. Trên người chị ta là bộ quần áo bảo hộ lao động, cũ kỹ và rách bươm. Bộ quần áo không biết chị ta nhặt ở đâu, hay có người cho. Vẫn là mái tóc xoăn ngang cằm bê bết, bẩn thỉu. Bên cạnh chị ta, đùm túm nào chiếu, nào túi vải với lỉnh kỉnh những đồ dùng chắc chỉ có người điên mới cần đến. Có cả mấy thứ cho đứa bé. 


Tôi ôm chặt chiếc cặp sách, đứng lặng người. Từ xa, tôi cố rướn mắt để nhìn cho rõ đứa bé chị ta đang ẵm. Chợt có mấy người phụ nữ từ đâu đi tới, người thì đá chân chị ta, người khác thò tay vào giằng đứa trẻ. Người mẹ điên gào thét, những âm thanh thống thiết, ghê sợ. Tiếng gào thét không hẳn của một con người. Đứng ở góc này, tôi kinh hãi và bất lực. Chị ta ôm chặt lấy con, ánh mắt trừng lên giận dữ, lẫn vẻ hoảng sợ. 


Tôi run lên cầm cập. Tôi thương người đàn bà điên và căm ghét hai kẻ bắt cóc trẻ con kia. Tôi cũng không biết là mình đã khóc tự bao giờ. Tuổi tôi, tâm hồn bé nhỏ của tôi ngày ấy còn biết làm gì ngoài việc khóc lóc. Nhưng tôi không phải khóc lâu. Hai người phụ nữ kia không phải bọn bắt cóc trẻ con như tôi nghĩ lúc ban đầu. Họ kiếm sống ở khu Cửa Hàng Gạo này, họ quen thuộc với người đàn bà điên. Thỉnh thoảng, họ lại kiếm chuyện trêu chị ta rồi cả bọn phá lên cười với nhau. Họ khoái nhất là chơi trò “cướp con” để được xem cảnh người mẹ điên bảo vệ con mình. Mỗi lần chơi trò “cướp con” xong, họ đều trầm trồ khen “con điên này khôn thật. Đố ai động được vào con nó”. 


Tôi thở phào. Người đàn bà điên ngồi nép vào tường, đôi bàn tay đen đúa ôm con chặt hơn. Đứa bé không khóc, vẫn ngủ ngon lành trên tay mẹ.


Tôi biết về cuộc đời người đàn bà điên qua những câu chuyện người ta bàn tán với nhau. Chị ta bị điên tình. Chị từng yêu say đắm một anh chàng cũng từng yêu chị say đắm như thế. Họ đã định ngày cưới nhưng đùng một cái, anh chàng phản bội người yêu để đi lấy người khác. Đám cưới bị huỷ bỏ. Chị ta phát điên. Từ đó, chị cứ bỏ nhà đi lang thang. Bố mẹ, rồi anh chị em bao phen phải cất công đi tìm. Họ nhốt người đàn bà điên trong phòng. Nhưng chị ta vẫn trốn được ra ngoài để đi lang thang, sống kiếp người điên. Lúc mới phát bệnh, gia đình cũng chạy chữa. Hết đi bệnh viện rồi lại gõ cửa hết ông thầy lang này đến ông thầy cúng kia, vẫn không mang lại kết quả gì. Nghe người ta xúi, bệnh điên là do “ma làm”, ma sợ roi dâu tẩm nước tiểu. Thế là bố và anh trai chị ta trói người đàn bà tội nghiệp ấy vào gốc cây, rồi cứ roi dâu tẩm nước tiểu mà quất. Không thấy con ma nào chạy ra khỏi cơ thể người phụ nữ ấy người. Chỉ thấy mỗi lần bị đánh, người đàn bà tội nghiệp kia lại thống thiết kêu gào đau đớn, người ngợm bầm tím và rỉ máu. Đánh mãi, không hết điên. Rồi cũng chán.


Khoảng một năm trước, gã đàn ông khốn nạn nào đó đã hại chị ta. Người ta điên dại, bẩn thỉu như thế nó cũng không tha. Cái bụng người đàn bà điên cứ lớn dần lên.


Từ ngày có con, chị ta không lang thang xa nữa. Cứ quẩn quanh ở mấy khu chợ, Cửa Hàng Gạo hoặc Ngã Năm. Tức là gần ngôi nhà ruột thịt của chị. Người dân ở đấy kẻ thì cho đồ ăn, người khác cho tã lót hay manh quần tấm áo. Không ai cho tiền vì chị ta toàn xé rách hoặc ném đi. Có con, người đàn bà điên bớt bị người đời đùa ác ý, đánh đập hay ném đá vào người. Tất nhiên ngoại trừ trò đùa “cướp con” của mấy người phụ nữ kiếm ăn gần đấy. Người ta không giải thích nổi vì sao một người đàn bà điên loạn như thế lại có thể yêu con tột cùng như vậy. Nó trong sáng, hồn nhiên và vô cùng vĩ đại. Người mẹ điên ấy, yêu con hơn bất cứ người mẹ bình thường nào. Dường như chị ta dùng toàn bộ sức mạnh và cả sự điên loạn của mình để bảo vệ con, để yêu con.


Thỉnh thoảng, trên đường đi học, tôi vẫn trông thấy chị ta bế con ngồi ở Cửa Hàng Gạo. Mỗi lần như thế tôi lại thấy an tâm hơn. Tôi sợ chị ta đi mất. Tôi sợ không còn trông thấy đứa trẻ. Và mẹ tôi, thỉnh thoảng vẫn mang cho chị ta bộ quần áo cũ, đồ ăn, chai nước hoặc thứ gì đó cho em bé.


Rồi một hôm, trên đường đi học, tôi không còn trông thấy hai mẹ con người đàn bà điên ấy đâu nữa. Người thì nói chị ta được gia đình đón về, nhốt trong nhà. Có người lại bảo chị ta tha con đi lang thang ở một nơi khác. 


Tôi bần thần bao nhiêu ngày. Hình ảnh người đàn bà điên bế đứa trẻ sơ sinh, non nớt trên tay làm tôi bị ám ảnh. Tôi như người mất trí, có lúc lại như người tương tư. Tôi nhớ thương họ. Giá như tôi là người lớn và thật giàu có. Nếu tôi giàu có, và là người lớn thì… 


Ơi người Mẹ Điên ơi! Ơi đứa con khốn khổ ơi!


Xoáy vào tâm can tôi đến giờ.



Phạm Thanh Nghiên
_______________
Chú thích:

(1) Sảo: Vật dụng được đan bằng nan tre, to khoảng bằng chiếc mâm ăn cơm, nông lòng.

(2) Ngã Năm: Từ Ngã Năm đi ra nhiều con đường. Nhà tôi ở đường Đà Nẵng, cách Ngã Năm chừng hơn một cây số.

(3): Liên: Tên thường gọi của tôi ở nhà.

(4) Cửa Hàng Gạo: Nơi cung cấp gạo, lương thực cho người dân địa phương thời bao cấp.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.209 giây.